Thông minh và trí huệ là hai việc hoàn toàn khác nhau, tại sao lại như vậy? Suy ngẫm
Thông minh và trí huệ, chúng khác nhau như thế nào? Thông minh là năng lực của con người, còn trí huệ là cảnh giới của của tâm hồn. Kỳ thực đó là hai phạm trù hoàn toàn khác nhau. Trên thế giới người thông minh không nhiều, mười người thì có một, người có trí huệ thì lại càng hiếm, có khi đi cả trăm dặm cũng không thấy một ai. Trong cuộc sống sinh hoạt thường ngày, người thông minh thường không dễ chịu thiệt, nhưng đối với người trí huệ điều đó lại là bình thường. Người thông minh luôn cố gắng bảo vệ lợi ích bản thân. Ví như trong kinh doanh, người thông minh sẽ đem hết lợi nhuận bỏ túi, nhưng người có trí huệ thì ngược lại, để kinh doanh được tốt, họ chấp nhận bỏ tiền túi của bản thân để thực hiện công việc. Người thông...
Tiếng cười phản ánh nhân cách con người Suy ngẫm
Tiếng cười phản ảnh rõ nét tâm tính. Nhân cách con người trong cuộc sống hằng ngày. Chúng ta nhận thấy có biết bao nhiêu cách cười thì có bấy nhiêu cá tính. Nụ cười thường điểm cho vẻ mặt thêm rạng rỡ, đẹp xinh. Nụ cười để diễn tả nỗi vui mừng trong ta trước một sự việc . Nhưng có một điều khác biệt đó là cách dáng diễn tả nụ cười tuỳ mỗi cá tính con người cũng như sự việc diễn ra trước mắt chúng ta. Có người luôn giữ trên mội nụ cười tươi tắn hồn nhiên, có người dù có vui đến mấy cũng chỉ nhếch mép cười gượng, có người cười cởi mở, có kẻ lại ngượng ngùn e ấp. Mỗi cách cười, mỗi nụ cười phát ra nói lên con người thật bên trong của chủ nhân nó. Mỗi cách cười, nụ cười ,...
Tại sao con người cần phải học? Suy ngẫm
Không học, tức thiếu cái “đầu” (tri thức và văn hóa), thì con người sẽ quay trở lại thành con vật, chỉ biết đi kiếm cái ăn. Trong một quốc gia văn minh, người “công dân” học là để biết cách “làm chủ”; còn người “công chức” học là để biết cách “làm thuê”… Mỗi quốc gia đều có những con người; tức có nhiều người mới có quốc gia. Mỗi quốc gia đều có nhà nước và xã hội. Trong các quốc gia thời phong kiến, người nào làm trong bộ máy nhà nước gọi là “quan”, quan đứng đầu gọi là “vua”; còn những người khác trong xã hội gọi là “dân” (thần dân). Vua là loại quan có “quyền hành” cao, tức quan có quyền lực cao nhất, làm suốt đời; do vậy mà có câu châm ngôn: “con vua thì lại làm vua, con sãi ở chùa...
Những sai lầm về tiền bạc mắc phải ở mọi lứa tuổi Suy ngẫm
Dù là một thanh niên 20 tuổi hay một người trung niên, ở lứa tuổi nào bạn cũng có thể mắc những sai lầm đáng tiếc trong việc quản lý tiền bạc. Tuổi 20: Tiêu nhiều hơn số tiền kiếm được và không có kế hoạch tiết kiệm cho việc nghỉ hưu Jeff Reeves, tác giả cuốn sách The Frugal investor’s Guide to Finding Great Stocks cho rằng: “Ở tuổi 20, người ta nghĩ phải được đi du lịch khắp thế giới, hoặc mua một chiếc ô tô thật xịn mới chứng tỏ mình trưởng thành. Tuy nhiên, thực tế tuổi 20 của hầu hết mọi người đều không thể kiếm đủ tiền để chi trả cho việc học, chưa kể đến chi phí cho những mong muốn kể trên. Đây là nguyên nhân dẫn đến rất nhiều khoản nợ khổng lồ phải gánh sau này do những phút chi tiêu nông nổi”. Thay...
Hãy luôn suy nghĩ kĩ trước khi bắt đầu một mối quan hệ! Suy ngẫm
Chúng ta sẽ luôn có một con đường riêng để cho mỗi người bước đi, dù ngắn hay dài, chông gai hay bằng phẳng thì mỗi người đều phải đi con đường đó. Khi con người ta bắt đầu một mối quan hệ nào đó... Mỗi người chúng ta đều trân trọng nó, đều cố gắng ngày qua ngày để nó được duy trì và tồn tại. Mọi thứ đều đẹp. Lựa chọn là điều không dễ dàng, và lại càng khó khăn hơn khi phải chọn giữa tiếp tục và từ bỏ. Mỗi người ai cũng đều muốn tiếp tục những thứ mà ta đã bắt đầu, những mối quan hệ mà ta đã gầy dựng bao năm, những tình cảm mà ta đã vun đắp. Bởi vì bản chất của con người là yêu thương, con người chúng ta luôn luôn cần tình cảm, cần tìm những người để gắn...
Nói cho tôi những người xung quanh bạn là ai, tôi sẽ cho bạn biết sẽ thành công Suy ngẫm
Doanh nhân nổi tiếng Jim Rohn từng nói rằng: “Bạn là trung bình của 5 người bạn dành nhiều thời gian ở cùng với họ nhất”. Có một vài nghiên cứu thú vị về tâm lý xã hội lý giải cách mọi người tạo nên nhóm bạn bè của họ. Không chỉ trẻ con hay thanh niên, ngay cả khi trưởng thành, mọi người có xu hướng chọn bạn bè của họ dựa trên tính “lân cận” thay vì những đặc điểm khác. Ví dụ nhé, trong lớp đại học, bạn sẽ kết bạn với ai? Dĩ nhiên không phải người có tính cách hoặc sở thích giống với bạn. Đó là người ngồi cùng bàn, ngay sát với bạn, theo đúng nghĩa đen! Theo kinh tế học xã hội, có hàng loạt nghiên cứu cho thấy tình trạng tài chính của một người được xác định nhiều bởi nơi mà họ sống....
Thư của một thầy giáo gửi học trò nhân ngày 20-11 Suy ngẫm
Tý thân yêu! Thầy biết rằng giờ này em đang băn khoăn ghê gớm là sẽ làm gì vào ngày 20 - 11. Em muốn tới thăm nhà thầy nhưng không biết nói thế nào... Em muốn tặng thầy một món quà nhưng em có ít tiền... Bao nhiêu là cân nhắc ngổn ngang. Sở dĩ thầy hiểu điều đó vì thầy cũng đã trải qua tất cả những tâm trạng ấy khi còn đi học. Suốt ngày 19 và 20, từng tốp trẻ em lùng sục ngoài phố, mò vào các cửa hàng lưu niệm, mua không biết bao nhiêu những bưu thiếp, những đồ vật xinh xắn, nho nhỏ giống hệt nhau nhưng ai cũng tưởng rằng mình đặc biệt. Tuy vẫn tôn trọng những thứ đó, nhưng Tý ơi, thầy nói thật với em nếu mấy chục năm dạy học, thầy chất tất cả các món quà ấy trong phòng...
Nghề thầy Suy ngẫm
Được cắp sách đến trường đã là hạnh phúc. Nhưng sẽ còn hạnh phúc bội phần khi có được những người thầy sẻ chia, nâng đỡ trên mỗi bước đường đời. Dù là cậu bé trường làng hay cô sinh viên trên giảng đường đại học, người thầy vẫn có một ảnh hưởng lớn lao không ai thay thế được. Dễ hiểu vì sao những đứa trẻ vào lớp 1, vốn non nớt và thơ ngây, đã có thể tự tin và hiên ngang nói với bố mẹ rằng: "Thầy (cô) con bảo thế!" Nhất nhất những điều thầy cô dạy là đúng đắn, nói không giống thầy cô là nói sai. Dễ hiểu vì sao những đứa trẻ ở nhà vốn được yêu chiều, đôi lúc nhiễm thói ích kỉ độc tôn, chỉ đi học vài buổi đã biết quan tâm đến người khác, hỏi han ông bà, làm xúc...
Tha thứ không bao giờ là đủ, nhưng thù hằn, oán hận dù chỉ một chút cũng là quá thừa Suy ngẫm
Tôi đã từng biết rằng, quan tâm đến người khác là điều tưởng chừng như dễ nhưng lại khó thể hiện nhất. Tôi đã từng học rằng, mỗi lần được chia sẻ nỗi đau của người đang trong tuyệt vọng, cũng là lúc tôi cảm nhận được mình là người có ý nghĩa trong cuộc sống này. Tôi đã từng hiểu rằng, khi biết yêu thương và gieo hy vọng cho người khác, bản thân tôi cũng sẽ cảm thấy yêu cuộc sống này hơn. Tha thứ không bao giờ là đủ, nhưng thù hằn, oán hận dù chỉ một chút cũng là quá thừa. Tôi đã từng nhận ra rằng, chữa lành những nỗi đau về tâm hồn cũng quan trọng chẳng kém gì chữa trị bệnh tật của cơ thể. Tôi đã từng nghiệm ra rằng, nếu không biết cách quan tâm đến bản thân mình, thì cũng sẽ không cách nào quan tâm...
Những câu ngụy biện điển hình của người Việt Suy ngẫm
Có một thói quen rất nguy hiểm mà người Việt thường xuyên sử dụng trong giao tiếp, đó là thói quen ngụy biện. Thói quen này đã lây nhiễm một cách vô hình từ giao tiếp thường nhật, từ tâm lý thắng thua khi tranh cãi, và nhất là trong cộng đồng cư dân mạng… Ngụy biện hay Fallacy là khái niệm để chỉ những cách lập luận tưởng chừng là đúng, nhưng thực chất lại là sai lầm và phi logic trong tranh luận. Ngụy biện có thể biến một vấn đề từ sai thành đúng, và từ đúng trở thành sai. Ngụy biện có thể dẫn đến những cái nhìn sai lệch và tư duy sai lầm mà chính bản thân người nói cũng không nhận ra được. Những ai đã có kiến thức về ngụy biện đều hiểu một điều đáng buồn rằng: Người Việt rất hay ngụy biện...
Thầy tha hóa, làm sao trò có thể 'tôn sư'? Suy ngẫm
Những thầy cô đang ngày đêm lăn lộn nơi giảng đường hết lòng hết sức vì học sinh thân yêu không thể không cảm thấy bị làm nhục khi có những đồng nghiệp tha hóa, biến chất. Một “con sâu” đang làm ô danh một nghề cao quý và những tâm hồn cao quý. Dạy học là một nghề cao quý không phải chỉ bởi là công lao dìu dắt, dạy bảo mà quan trọng hơn, người thầy chính là tấm gương sáng cho học trò noi theo. Khi là nghề cao quý, được cả xã hội tôn vinh thì kèm với đó cũng là một trách nhiệm vô cùng nặng nề. Người thầy luôn luôn phải là tấm gương sáng. Muốn trò “tôn sư” thì trước hết và trên hết, người thầy phải biết “trọng đạo”. Việc giữ gìn sự trong sạch môi trường giáo dục cũng chính là bảo vệ...
Nhân phẩm tại tòa Suy ngẫm
Mỗi người đều phải trả giá cho hành vi của mình, bằng cách này hay cách khác. Song, nhân phẩm của mỗi con người, hay cụ thể hơn, quyền nhân thân của mỗi người được đảm bảo bằng luật pháp. Một vụ án tình-tiền được đưa ra xét xử. Chưa có phán quyết của tòa án nhưng hai bên nguyên-bị đều đã được phán xét một cách ầm ĩ trên mọi phương tiện truyền thông. Những hình ảnh trong trạng thái không có khả năng tự vệ được phơi bày cùng với các câu chuyện ngõ ngách trong đời sống riêng tư của họ. Nếu sau đó, một trong hai con người ấy hoàn toàn vô tội thì thế nào? Nếu có tội, sau khi chấp hành bản án, họ sẽ trở về với cuộc sống ra sao? Có thể rất nhiều người trong chúng ta không quan tâm đến câu hỏi...
Dù bạn nghèo thì cũng nên dùng tiền vào 5 việc này! Suy ngẫm
Bạn biết đó, bề ngoài nghèo không đáng xấu hổ nhưng tâm hồn nghèo nàn mới là việc đáng buồn. Dù bạn nghèo đến mức nào thì cũng không nên quên điều này! Tiền, tiêu đi là sẽ hết! Bất luận bạn là ai, hay bạn thuộc thân phận nào, tuy kinh tế bạn không dư giả nhưng năm việc dưới đây bạn đều nên cần làm. 1. Dùng tiền cho việc học tập của bản thân Người xưa thường dạy: Chúng ta sống tới già thì cũng phải học tới già. Bình thường bạn nên dành thời gian rảnh rỗi của bản thân mình, tích cực tham gia vào các khóa học nâng cao kỹnăng nghề nghiệp, hoặc học tập thêm về ngôn ngữ, nếu bạn đồng thời có thể đạt được một lúc các kỹ năng được đề cao, thì bạn chắc chắn sẽ được tăng lương tăng chức. Hãy bỏ qua...