Tin hot

Cầu an, tăng cường phước báu như thế nào cho đúng? Tâm và tín

Cầu an, tăng cường phước báu như thế nào cho đúng?

Lòng người muốn thanh thản và bình an, cần làm những việc sau để thoát khỏi quả báo, tiêu trừ nghiệp chướng! Thật khó để có được sự bình an trong cuộc sống khi bạn luôn cảm thấy căng thẳng và lo lắng. Nếu không thể thanh thản trong tâm hồn, bạn sẽ không thể cảm thấy bình yên ở bên ngoài xã hội. Thực tế, chúng ta thường nói và làm những điều mình không muốn, xung đột với người chúng ta yêu hay lãng quên những điều quan trọng nhất trong cuộc sống nên dễ rơi vào cảm giác luyến tiếc và không hạnh phúc. Hãy cùng tìm hiểu những nguyên tắc giúp bạn có được sự bình yên trong cuộc sống. Trong cuộc đời của mỗi người, dường như không phải lúc nào cũng đều thuận buồn xuôi gió, luôn có vô số chuyện không như ý muốn đi...

Đọc thêm

Duyên phận đời người là một loại quan hệ nhân quả, bất kể là ác duyên, thiện duyên, tình duyên Tâm và tín

Duyên phận đời người là một loại quan hệ nhân quả, bất kể là ác duyên, thiện duyên, tình duyên

Trong dòng người vội vã, rất nhiều người đều là có duyên với bạn. Dù chỉ là ngồi chung một chuyến xe, trú mưa cũng một chỗ, hay chỉ nhìn thoáng qua nhau, tất cả đều là vì 'hữu duyên' mà 'tương ngộ'.   Thế gian mọi sự đều là hữu duyên Vào thời cổ đại, những người tu luyện đều mong muốn kết được thiện duyên với tất cả mọi người. Chỉ với một đôi giày rơm, một cây thiền trượng, cùng một cái bình bát mà họ vân du tứ hải, khi đói thì xuống phố thị khất thực, khi mệt mỏi thì ngủ tạm mái hiên, đây chính là cách “hóa duyên” trong quá khứ. Mặc dù cuộc sống nghèo khó nhưng chẳng phải cũng rất thảnh thơi hay sao. Mỗi ngày đều có thể thưởng thức cảnh sắc tươi đẹp, vô lo vô nghĩ, bốn biển là nhà. Bước chân...

Đọc thêm

Ý nghĩa của chữ từ bi trong đạo Phật Tâm và tín

Ý nghĩa của chữ từ bi trong đạo Phật

Nhắc đến đạo Phật người ta thường sẽ nghĩ ngay đến đức tính từ bi. Đạo Phật và 2 chữ từ bi như hình với bóng; trở thành sự mặc định vốn có trong tư tưởng của mỗi chúng ta. Từ bi là một cách sống đẹp; cao thượng và luôn được tôn kính. Vậy 2 chữ Từ Bi trong đạo Phật có ý nghĩa tuyệt vời như thế nào? Từ Bi nằm trong Tứ Vô Lượng Tâm; đó là: Từ vô lượng tâm; bi vô lượng tâm; hỷ vô lượng tâm; xả vô lượng tâm. Đó là đức hạnh của những bậc Thánh nhân mà chúng ta phải noi theo.   Thế nào là từ bi ? Từ là gì? Từ là cho niềm vui. Nếu chúng ta sống mà không mang lại niềm vui cho người xung quanh thì chúng ta chưa đạt được tâm từ. Tâm từ không dừng lại ở đó...

Đọc thêm

Tâm là một mảnh ruộng, niềm vui tự mình trồng Tâm và tín

Tâm là một mảnh ruộng, niềm vui tự mình trồng

Một người sống có vui vẻ hay không, hạnh phúc hay không, then chốt là nằm ở tâm của bạn, chứ không phải thân thể của bạn – những thứ mà bạn được và mất mỗi ngày. Quyết định tâm trạng của chúng ta vốn không phải là người khác, mà là chính bản thân chúng ta. Tâm của mỗi một người tựa như một mảnh ruộng, gieo nhân lành, vậy nên sẽ thu được quả lành; gieo nhân xấu, vậy sẽ thu được quả xấu. Nếu bạn có thể vui vẻ mà sống trọn mỗi một ngày của bạn, khiến cho sinh mệnh của bạn tự nhiên khỏe mạnh giống như cây cỏ ngoài đồng; hoặc tỏa hương, nở rộ giống như những đóa hoa; thế thì, toàn bộ giới tự nhiên đều sẽ chúc mừng bạn. Thậm chí, Thượng Đế cũng đều sẽ đến chúc mừng bạn. Đúng là như vậy...

Đọc thêm

Không ít người đã quên rằng Phật tại Tâm Tâm và tín

Không ít người đã quên rằng Phật tại Tâm

Không ít người thường đến cúng bái nơi cửa Phật, hoặc thờ Phật trong nhà mình, lại làm những điều trái với triết lý đạo Phật. Đạo Phật xuất hiện ở nước ta gần hai nghìn năm trước. Người Việt Nam ta phần đông theo đạo Phật, thường hay đến chốn chùa chiền cúng lễ và thờ Phật ngay trong nhà mình. Ở các chùa nổi tiếng, những ngày Mồng một, ngày rằm, ngày Tết, ngày lễ, phật tử đến lễ rất đông, “ngựa xe như nước, áo quần như nêm”. Người người đến chốn chùa chiền, có hai mục đích chính: Cầu mong được an khang, hạnh phúc, hoặc là cầu tài, cầu lộc, cầu danh; du ngoạn, chiêm ngưỡng cảnh trí tươi đẹp với sự thanh tịnh nơi cửa Phật. Tuy vậy, nhiều người đi chùa bây giờ theo “tâm lý”, nghĩa là thấy người ta đi mình cũng đi,...

Đọc thêm

Số mệnh mỗi con người Tâm và tín

Số mệnh mỗi con người

1 . Quan niệm của đạo phật về số mệnh Theo như cách nghĩ của cá nhân, con người từ khi sinh ra đã có riêng cho mình một số phận. Chúng ta không thể thay đổi hay chống lại vì nó đã được định trước. Đối với vấn đề này, Phật giáo có cách lý giải riêng không giống với cách nghĩ nói trên; bởi vì định mệnh hay số mệnh không thể thay đổi chúng ta không thể tu hành, cải thiện cuộc sống của chúng ta vươn tới đỉnh cao là bậc toàn giác như Đức Phật . Khi chúng ta có sự thay đổi trong suy nghĩ tới hành động là chúng ta đã thay đổi số mệnh của mình . Trong thực tế, chúng ta gặp rất nhiều điều không may mắn, những điều ngoài ý muốn cũng như những điều tốt đẹp, thì theo Phật giáo, định...

Đọc thêm

Vì sao giàu là không thể quá ba đời? Tâm và tín

Vì sao giàu là không thể quá ba đời?

Người xưa có câu: “Giàu không thể quá ba đời”. Vậy vì sao một gia đình có thể nghèo nhiều đời, nhưng lại thường không thể giàu có quá ba đời? Vì cái gì mà giàu có không được kéo dài mãi?  Trên thực tế, vận mệnh của một người không phải là không có công bằng, mà chính là thói quen của mọi người thường cho rằng, thứ mà người khác có thì mình cũng có thể có. Cho nên khi người khác có hoàn cảnh sinh sống tương đối tốt hơn mình thì liền cảm thấy rằng ông trời thật không công bằng. Chúng ta cùng đọc một câu chuyện xưa để phân tích: Vào thời nhà Hán có một vị quan lớn. Quan lớn vào thời ấy đều là thuộc giai tầng quý tộc hoặc là Hoàng thân quốc thích chứ người bình dân là không có tư cách. Họ...

Đọc thêm

Khi một dân tộc phải dựa dẫm thánh thần mà đi Tâm và tín

Khi một dân tộc phải dựa dẫm thánh thần mà đi

Cái sảy nảy cái ung, nếu không cẩn thận, hệ quả của các lễ hội không chỉ dừng lại ở sự nhốn nháo mà còn có nguy cơ đẩy dân tộc đến chỗ yếu đuối, tự ti và bạc nhược. Ngày tế, lễ với công dân nhiều quốc gia có văn hóa gần gũi với chúng ta như Nhật, Hàn Quốc, Đài Loan, Singapore… diễn ra thật thanh bình và giản dị. Vào lúc giao thừa, người Đài Loan, Nhật Bản cùng nhau quây quần trong nhà. Sáng sớm, họ tới chùa đánh chuông, cầu mong sự tốt đẹp cho đất nước và người thân. Mọi sự diễn ra thật bình dị, ấm áp và sang trọng. Họ tin vào những gì họ có và tin vào ngày mai, cho dù Nhật là quốc gia nằm ở chỗ vỏ Trái đất yếu nhất, chịu rủi ro cao nhất nhưng phong thái...

Đọc thêm

Đi lễ hội để cầu may và cầu lợi? Tâm và tín

Đi lễ hội để cầu may và cầu lợi?

Lễ hội càng ngày càng bát nháo với đủ thứ biến tướng của mê tín, kinh doanh trục lợi, nguyên nhân sâu xa của nó từ đâu? Niềm tin mong manh, cuộc sống bất trắc, con người phải bám víu vào tâm lý cầu lợi để lấp đầy hố sâu ham muốn quyền lợi… Ai đọc cổ tích Tấm Cám hẳn nhớ chi tiết mẹ con Cám ghét Tấm, ghen tị với Tấm, muốn hành hạ Tấm. Biết Tấm thích đi hội làng, mẹ Cám trộn thóc lẫn với gạo, bắt Tấm chọn xong mới được đi. Chi tiết đã quá quen thuộc nhưng chỉ hôm nay tôi mới hiểu. Sức lôi cuốn của lễ hội thật dai dẳng. Có một ma lực nào đó cứ lôi cuốn tôi mặc dù lý trí đã bảo tôi rằng không nên đi tìm ảo ảnh. Mỗi năm mỗi có thêm những lễ hội tổ...

Đọc thêm

Mạn đàm tập tục Tết Tâm và tín

Mạn đàm tập tục Tết

Năm nào cũng vậy, sau lễ cúng ông công ông táo, mọi gia đình quét dọn nhà cửa, sắm lễ, treo câu đối, đoàn tụ ăn bữa cơm tất niên để đón năm mới. Tết đến, mọi người chúc nhau mạnh khỏe, may mắn, chúc bạn bè gần xa nhiều tài nhiều lộc. Tất cả những tập quán và phong tục đó đã thành tự nhiên, thành lệ, nên ít người biết đến sự tích, truyền thuyết và nguyên do để tập tục Tết tồn tại đến tận bây giờ.   Truyền thuyết về cúng Táo Cô con gái út của Ngọc Hoàng vốn hiền lành và hay thương người nghèo, chẳng thế mà người cô yêu chỉ là chàng trai giúp việc bếp núc dưới trần gian. Việc đến tai, Ngọc Hoàng bực tức và đuổi cô con gái xuống trần gian để cùng chịu tội với anh chồng nghèo. Thương con,...

Đọc thêm

    Giao thừa năm Dậu có nên kiêng cúng gà? Tâm và tín

    Giao thừa năm Dậu có nên kiêng cúng gà?

Năm Dậu – năm con gà, nhiều người lo sợ việc cúng gà vào đêm giao thừa như phong tục mọi năm lại mang tới điều không hay. Giao thừa năm nay, có nhiều gia đình cho rằng không nên cúng gà mà phải thay thế bằng cúng chân giò hoặc một đồ cúng khác, vì cho rằng năm gà cần phải tránh cúng con vật này. Việc chọn gà cúng có liên quan tới truyền thuyết từ xa xưa. Khi mặt đất mới được Ngọc Hoàng sáng tạo ra, 10 mặt trời được lệnh chiếu sáng ngày đêm để chiếu sáng và sấy khô mặt đất. Tuy nhiên sau đó vì Ngọc Hoàng quên thu các mặt trời lại khiến cho mặt đất và con người trở nên khốn đốn vì nắng hạn. Có một dũng sĩ đã dùng cung tên bắt rụng 9 mặt trời, và 1 mặt trời còn lại...

Đọc thêm

Tính xấu của con người qua góc nhìn Phật giáo Tâm và tín

Tính xấu của con người qua góc nhìn Phật giáo

Tham lam, Sân hận (nóng giận), kiêu ngạo, ghen tị, lười biếng - đó là 5 tính xấu của con người. Mỗi người thường có đủ cả 5 tính này, tuy nhiên mức độ  khác nhau. Trong đó có một tính luôn là mạnh  nhất, bởi mỗi người được sinh ra dưới một đặc tính này - như là một bản năng Bạn thuộc loại nào? Nếu biết được, điều này sẽ giúp bạn rất nhiều. Bởi khi bạn hiểu mình là ai, bản năng của mình là gì, và điều chỉnh cho cái xấu giảm bớt, thì điểm mạnh của bản năng sẽ trỗi dậy. Giống như một chiếc gậy có 2 đầu nặng và nhẹ, bản năng có mặt xấu và tốt. Tham lam Mẫu người tham lam sống bằng việc theo đuổi cái mình thích. Họ thích nhiều thứ, hết thứ này đến thứ khác. Còn thích thì theo đuổi...

Đọc thêm

Ý nghĩa của hoa mai trong văn hóa của người Việt xưa Tâm và tín

Ý nghĩa của hoa mai trong văn hóa của người Việt xưa

Đã là người Việt Nam hẳn không một ai lớn lên mà không khắc ghi trong tim hình ảnh hương vị ngày Tết cổ truyền: sắc đỏ phong bao lì xì, màu xanh mơn mởn bánh chưng bánh tét, củ kiệu, dưa hành… và nếu như người dân ở miền Bắc chăm chút cho những cành đào đỏ thắm, thì ở miền Nam, màu vàng chói như ánh mặt trời của hoa mai lại chính là dấu hiệu báo hiệu tết đến, xuân về. Từ xưa, hoa mai đã được chọn là biểu tượng cho sức sống của mùa xuân, là nguồn thi hứng dồi dào, là hình tượng đẹp trong văn chương. Trong tiết đông giá lạnh, trong khi vạn vật như đang run rẩy, co cụm, úa tàn, thì hoa mai vẫn tinh khôi bừng nở bên những lộc non mơn mởn. Hoa Mai tuy mảnh dẻ nhưng cứng cáp,...

Đọc thêm

Phật dạy: DANH, LỢI, TÌNH rồi cũng là hư vô, chỉ có điều này là đáng trân quý đến cuối cuộc đời Tâm và tín

Phật dạy: DANH, LỢI, TÌNH rồi cũng là hư vô, chỉ có điều này là đáng trân quý đến cuối cuộc đời

Con người mất cả đời để tranh giành, đấu đá để giành giật Danh, lợi, tình… mà không biết đến cuối cùng vẫn chỉ là hư vô. Có một câu chuyện cổ như sau: Truyện kể rằng ở thành Mathura, Ấn Độ, có một cô gái xinh đẹp tên là Vasavadatta. Nàng nổi tiếng khắp cả thành phố bởi có nhan sắc diễm lệ cùng với giọng hát thánh thót và những điệu múa thiên thần. Mặc dù có rất nhiều chàng trai theo đuổi nhưng Vasavadatta vẫn chưa tìm được người đàn ông nào tâm đầu ý hợp. Một ngày, nàng nhìn thấy một nhà sư trẻ thì đem lòng yêu mến. Đó chính là tôn giả Upagupta. Tuy nàng hàng ngày dõi theo nhưng nhà sư vẫn không hề biết đến sự tồn tại của nàng, và bên cạnh nàng vũ nữ xinh đẹp ấy vẫn có rất nhiều người theo đuổi, vây...

Đọc thêm

Làm đẹp Tâm và tín

Làm đẹp

Ngành thẩm mỹ học cho rằng, khi chưa có con người trên trái đất này thì chưa có cái đẹp. Lúc bấy giờ đất đá, sông nước, núi rừng, biển cả, trăng sao… đã có rồi, nhưng chưa có cái đẹp, cái bi, cái hài, cái cao cả, chưa có gì hết! Đến khi con người xuất hiện và phát triển đến chừng mực nào đó, lúc bấy giờ cái đẹp và cái xấu, cái thẩm mỹ và cái phản thẩm mỹ mới được con người xác lập. Đẹp là một phần của sự sống mà con người hằng mong ước, là một cái gì phù hợp với sự sống của con người. Đẹp bao giờ cũng gắn liền với sự sống lý tưởng của con người, không thể có cái đẹp nằm ngoài sự sống. Tức là, nói theo ngôn ngữ Duy thức học, đối tượng nhận thức không thể...

Đọc thêm

hotline
0917123113
chat Facebook
zalo