Khi số đông trở thành chân lý Suy ngẫm
Số đông luôn đúng – đó là “suy nghĩ chân lý” tồn tại từ xưa đến nay và trong xã hội hiện đại ngày nay, số đông đóng một vai trò đặc biệt quan trọng.
Số đông luôn đúng – đó là “suy nghĩ chân lý” tồn tại từ xưa đến nay và trong xã hội hiện đại ngày nay, số đông đóng một vai trò đặc biệt quan trọng. Nó len lỏi vào mọi lĩnh vực của đồi sống. Không khó để nhận thấy vai trò của số đông ở Việt Nam thông qua hàng loạt biểu hiện như:
1. Vị thế của lượt Like
Người ta đăng bài, đăng ảnh trên mạng xã hội chưa hẳn để chia sẻ thông tin, quan điểm, tri thức mà đôi khi để mong nhận được sự ủng hộ, theo dõi của cộng đồng mạng thông qua các lượt like hoặc share. Số lượt like, share còn quan trọng hơn sự thật hay tính chất của thông tin, số lượng like và share càng nhiều thì bài, ảnh càng có giá trị. Không chỉ có mạng xã hội mà cả những tờ báo điện tử cũng câu khách bằng cách thống kê số lượt like và share, số đông là phía chiến thắng chỉ cần cú lick chuột.
2. Làm cũng vì số đông mà bỏ cũng do số đông
Không khó để tìm thấy một vụ việc bị lãng quên hay làm sai bét nhè, để đến lúc số đông lên tiếng thì nó mới trở lại quỹ đạo đúng, hoặc một chủ trương lớn tốn nhiều chất xám, giấy mực, tiền của, nhưng chỉ cần bị số đông phản ứng là thành “công dã tràng”. Số đông gần như đã quyết định chân lý mà hàm lượng trí tuệ như một cơn bụi bay tung tóe chẳng ai để ý, ở đó chức năng, nhiệm vụ bị lu mờ và tính thuyết phục số đông không được chấp nhận.….
Cuộc thi nghệ thuật, sắc đẹp đều có giải “do khán giả bình chọn”, … Còn nhiều thứ khác để thấy ý kiến của số đông ngày nay gần như là chân lý.
Xu hướng đó thế giới đã mở đường, Anh rời liên minh Châu Âu là do số đông đã chiến thắng trong trưng cầu dân ý, Tổng thống Mỹ là một doanh nhân cũng do số đông cử tri quyết định,… Tốt thôi, nó tránh xu thế của độc tài, đảm bảo quyền lợi của nhiều người. Nhưng điều người ta lo sợ là sẽ có không ít người mượn cái “bình phong” của số đông để hợp thức hóa ý chí của mình và họ tìm mọi cách để lấy lòng số đông để đạt mục đích.
3. Số đông luôn đúng
Trong một nhóm người, số đông sẽ tạo áp lực buộc số ít phải hành động theo số đông, hoặc là số ít sẽ bị khai trừ. Tâm lý này bắt nguồn từ nhiều nguyên nhân, nguyên nhân số một là là tâm lý đám đông.
Áp lực bình đẳng có thể có hại có hại như thế nào ? Các bạn hãy liên tưởng: Có một con voi ở giữa đàn Kanguru. Các con Kanguru này nhảy qua một miệng vực để tới bờ bên kia. Chúng liên tục gây áp lực buộc con voi phải nhảy theo chúng. Chuyện gì sẽ xảy ra nếu con voi làm theo ? Con voi sẽ chết (nếu không qua được miệng vực) hoặc có thể chính những con Kanguru sẽ chết (nếu con voi qua được miệng vực và đè lên chúng).
Khi không thay đổi được số ít, số đông có thể sẽ dùng những biện pháp tiêu cực để loại bỏ số ít ra khỏi cộng đồng, dẫn tới những hậu quả thương tâm.
Nếu bạn suy nghĩ và hành động khác mọi người, mọi người sẽ nhìn bạn như một kẻ lập dị. Lobachevsy khi phát minh ra môn hình học mang tên mình (còn gọi là hình học phi Eculid) đã bị cho là một kẻ điên cho đến mãi một thế kỷ sau.
Bi kịch lớn nhất của một người là bị cô lập khỏi cộng đồng.
Trong một chừng mực nhất định, con người luôn bị ảnh hưởng bởi số đông thậm chí là bị đám đông chi phối mạnh mẽ. Đó có thể là một phần từ bản năng của tổ tiên loài người. Tuy nhiên, chúng ta không còn là những bầy dằn vượn hàng trăm triệu năm trước, chúng ta có tư duy, vì thế hãy có đầu óc nhận biết khi nào cần nói gì, làm gì, để chống lại những suy nghĩ bản năng. Đừng đê bản thân bị chi phối mạnh mẽ bới đám đông, bị người khác lợi dụng bởi sự phụ thuộc vào số động của bản thân mình.