Tin hot

Mạn đàm tập tục Tết Tâm và tín

Năm nào cũng vậy, sau lễ cúng ông công ông táo, mọi gia đình quét dọn nhà cửa, sắm lễ, treo câu đối, đoàn tụ ăn bữa cơm tất niên để đón năm mới. Tết đến, mọi người chúc nhau mạnh khỏe, may mắn, chúc bạn bè gần xa nhiều tài nhiều lộc. Tất cả những tập quán và phong tục đó đã thành tự nhiên, thành lệ, nên ít người biết đến sự tích, truyền thuyết và nguyên do để tập tục Tết tồn tại đến tận bây giờ.

 

Truyền thuyết về cúng Táo

Cô con gái út của Ngọc Hoàng vốn hiền lành và hay thương người nghèo, chẳng thế mà người cô yêu chỉ là chàng trai giúp việc bếp núc dưới trần gian. Việc đến tai, Ngọc Hoàng bực tức và đuổi cô con gái xuống trần gian để cùng chịu tội với anh chồng nghèo. Thương con, Vương mẫu nương nương xin Ngọc Hoàng phong cho anh con rể chức "ông táo" và cô con gái đương nhiên trở thành "Bà táo".

Vốn có lòng trắc ẩn, mỗi lần về trời thăm họ hàng rồi trở lại trần gian Bà Táo đều mang theo nhiều thức ăn và đồ dùng phân phát cho người nghèo. Không ưa gì con rể nghèo túng lại thấy con gái về khuân đồ đi phân phát cho thiên hạ, Ngọc Hoàng liền hạ chiếu mỗi năm chỉ cho con về trời một lần vào đúng ngày 23 tháng Chạp.

Sang năm thứ hai, sắp Tết rồi mà mọi người vẫn đói ăn, ngay cả gia đình ông Táo cũng vậy, đến nỗi không có miếng ăn mang theo trên đường để về trời.

Gặp phụ hoàng, cô thuật lại nỗi thống khổ của trần gian, mong được trời cứu giúp. Ngọc Hoàng không những không đồng tình, còn bắt con gái phải trở về trần gian ngay đêm hôm đó.

Nếu phải đi ngay sẽ không có gì mang về để cứu khổ cứu nạn thiên hạ, cô bèn lấy cớ nấn ná thêm ít ngày, nào là phải quét nhà, nào là phải xay đậu, nào là phải chuẩn bị thịt, gà cho đến tận ngày 30 mới "vác của" trở về trần gian.

Sau một đêm thao thức và đúng vào lúc giao thừa họ vui sướng thắp hương, đốt vàng mã và pháo nghênh đón Bà Táo trở về. Tử đó cứ vào ngày 23 tháng Chạp, người ta lại làm cỗ để tiễn đưa ông Bà Táo về trời.

 

Tập tục quét trần

Cũng bắt đầu từ ngày 23 đến trước giờ giao thừa, người ta có thói quen quét dọn sân vườn, nhà cửa, lau chùi bàn ghế, bát đũa gọi là "Ngày quét trần” hay "Ngày đón xuân". Tập tục quét trần có từ thời Nghiêu Thuấn, bởi chữ "Trần" (bụi) đồng âm với chữ "Trần" (cũ), quét bụi "Trần" tức là xua đi cái cũ, cái nghèo của năm cũ để đón cái mới, cái may về.

Nguồn gốc câu đối đỏ

Cổng hay cửa nhà là điểm chia cắt giữa gia đình với bên ngoài và cũng là bình phong để ngăn tà, nên cứ đến 30 Tết, người ta lại dán câu đối hai bên cửa với những lời hay ý đẹp, mong cho năm mới ma tà thấy đỏ không vào, vận may gặp đỏ người người bình yên.

Chơi câu đối đỏ ngày Tết cũng có những ước lệ riêng, ví như nhà có tang dùng câu đối trắng, trong 3 năm chịu tang dùng câu đối xanh với nam và câu đối vàng với nữ, nội dung câu đối cũng lựa theo tình cảm mà thể hiện.

 

Bữa cơm thủ tuệ hay tất niên

"Thủ tuệ" hay "Tất niên" chỉ bữa cơm tối cuối năm vào thời khắc "Một đêm liền hai năm, năm canh chia hai tuổi". Đó là bữa cơm đoàn viên, đủ mặt toàn gia đình và cùng nhau nâng rượu chúc năm cũ bình yên qua đi, chúc năm mới người người mạnh khỏe, tài lộc đầy nhà.

Đồ ăn trong bữa cơm Tất niên mỗi nơi một khác, có nơi cúng táo để cầu bình an, có nơi cúng cơm Tất niên nhưng để mồng 1 Tết mới ăn để biểu thị sự dư thừa, có nơi ăn cơm trộn kê để có vàng có bạc, cúng hạnh nhân để được hạnh phúc... Bữa cơm Tất niên bao giờ cũng vui vì có mặt đông đủ cả nhà, vì "vận hạn" đã qua và “vận may" sẽ đến.

Thời xưa "Thủ tuệ" còn có ý "Từ biệt năm cũi” và "trân trọng gìn giữ năm tháng còn lạm, vì thế mà tập tục lành mạnh đó được cha truyền con nối, tồn tại đến tận bây giờ.

 

Quy ước về trình tự và hình thức chúc tết

Sáng mồng 1 Tết, mọi người ra đường về thăm viếng nhau, chúc nhau năm mới vui vẻ, hạnh phúc. Gặp bậc cha chú, con cháu cúi lạy thay cho lời chào gọi là "Bái niên". Để lấy may chủ nhà mang quà bánh mời mọi người và trao phong bì đựng tiền cho trẻ thơ gọi là "Tiền áp tuổi".

Việc chúc tết thường bắt đầu từ trong nội bộ gia đình, sau đó đi đến đâu thì chúc Tết đến đó, gặp nhau ngoài đường dù quen dù lạ cũng chúc nhau. Thuần phong mỹ tục ấy cần được tiếp tục phát huy.

 

Nguyên do về tục “phá ngũ”

Cứ vào ngày mồng năm Tết, người ta lại đốt pháo, quét dọn nhà cửa từ sáng sớm để “trừ ngũ cùng (nghèo)”. Nhà phải được quét thật sạch, rác phải được vứt thật xa, như thế cái nghèo mới được xua đi và sung túc sẽ có đường trở về. Cũng theo phong tục, tử ngày 30 đến trước mồng 5 Tết, chỉ được quét trần nhà và không được đổ rác ra ngoài đường. Riêng mồng 1 Tết cấm cầm chổi vì sợ quét mất vận may. Đến ngày phá ngũ thì tha hồ quét, tha hồ moi, quét cho ma đi, moi cho hết nghèo, xong việc, mọi người quây quần thả sức đánh chén.

Bùi Đức Anh Tú

Tin tức liên quan

Những điều nên buông bỏ nhất
Học để biết đủ
Thầy phong thủy lên tiếng về nhà sát chủ, đọc mà thấy sờ sợ mọi người ạ
Những ngày tốt để lau dọn bàn thờ, phúc phần nhân đôi, tổ tiên
Nhiều người Việt đang hiểu sai về cúng Táo Quân
Kỳ lạ chuyện con người nhớ được tiền kiếp của mình
Ở đời, tâm thoải mái thì đời mới thanh thản, sống an nhiên là khởi điểm của hạnh phúc
Những ẩn số về sự tồn tại của linh hồn
Lý giải nguyên nhân không nên ăn đồ cúng cô hồn tháng 7
Tại sao nạn nhân đuối nước ộc máu tươi khi người nhà đến gần?
Vì sao con người sinh ra, có người giàu sang phú quý, có người cả đời nghèo mạt
Đốt tiền giấy – Chúng ta đã
Thuận theo tự nhiên là một loại phúc
Nước càng sâu thì chảy càng chậm, người càng trí huệ thì tâm càng tĩnh.
Học cách bình thản với đời, chuyện duyên phận hãy cứ để trời cao
Con người cả đời tranh giành nhau rốt cuộc là vì điều gì?
Cả đời bái Phật nhưng không biết điều này thì vẫn không bao giờ nhận được phúc báo
Phụ nữ nên biết những điều này để thay đổi cuộc đời
Điều công bằng nhất trên thế gian này chính là nhân quả
Những câu nói đáng suy ngẫm của Đức Đạt Lai Lạt Ma
Phật dạy đạo lý
Muốn an yên thì cuộc đời tuyệt đối không được nợ 3 thứ này
Những hiểu lầm về nghiệp chướng trong tư tưởng đạo Phật
Thiền và bí mật của sự giải thoát phía sau tiếng thở dài
Ứng dụng đạo Phật vào việc xử lý tranh luận
Điều kiêng kỵ tâm linh và những việc nên làm rằm tháng Giêng nhất định phải biết
Bạn còn nhớ ý nghĩa tâm linh của Tết Nguyên Đán?
8 điều nhất định phải làm trước đêm giao thừa để đón năm mới phát tài
Hạnh phúc ở quanh đây
Buông bỏ là chìa khóa của bình yên và hạnh phúc
Đời người làm điều gì là quan trọng nhất? Đừng bỏ qua bài viết này kẻo ân hận về sau! 
Sống có ích vì biết vô thường
Phật dạy 10 điều tĩnh tâm, thanh thản, phụ nữ hãy ghi nhớ để không phải khổ! 
Nghiệp có phải là sự trừng phạt?
Đạo đức đối xử bình đẳng nét đẹp làm người
Thấy pho tượng Phật bên đường, 5 người đi qua làm 5 việc khác nhau và hồi kết khiến bao người thức tỉnh
Duyên phận là việc của trời cao, con người đừng cưỡng cầu mà mất phúc!
Lòng người càng rộng lớn, hạnh phúc càng bao la, phúc báo càng bất tận 
Phong thủy lớn nhất mà một người nên theo đuổi trong cuộc đời là gì? 
Phân biệt ngày lễ Vu Lan báo hiếu &
Tháng 7 âm lịch - tháng của tình yêu nhân gian
Phật tính và sự giải thoát con người khỏi khổ não
Tướng số, phong thủy đều không tốt nhưng vì sao vẫn giàu có, hưởng phúc?
Vì sao người lương thiện hay gặp nỗi buồn và trắc trở?
Ai tự nguyện nhận visa đi địa ngục?
Mỗi người xuất hiện trong cuộc đời bạn đều có nguyên do 
Đức Phật nói gia đình muốn hưng thịnh thì nên làm 1 việc này, ai cũng cần lưu ý.
Phật dạy về đối nhân xử thế: Người khôn nói ít nghe nhiều
hotline
0917123113
chat Facebook
zalo