Tin hot

Giàu có nhưng không thành người Suy ngẫm

Trong số những cách hành xử của đám nhà giàu trọc phú khiến dân tình phải bàn tán, tôi nhớ mấy năm trước có chuyện họ mang việc đấu giá làm từ thiện ra đùa cợt. Đùa cợt trên sự cùng cực của người nghèo.

Nhìn lại thời xưa, tôi vẫn nghĩ, cùng với giới trí thức, đám người giàu có thuộc về bộ phận ưu tú của xã hội họ có khá hơn thì xã hội mới được nhờ.

Nhưng đến thời ta, cả hai đám người ấy bị thù ghét và thù ghét vô lối bất công đến mức ai người muốn trở thành ưu tú cũng nản lòng luôn .

Phải qua chiến tranh rồi những ngày hậu chiến đầy ảo tưởng đến nay sự tôn trọng đám người ưu tú đó mới được khôi phục.

Nhưng làm sao mà có ngay được những người ưu tú chân chính khi những chuẩn mực xã hội hoàn toàn lệch lạc.

Để chuyện trí thức vào một dịp khác, hôm nay ta hãy nói về người giàu thời nay.

Câu chuyện tôi nêu ở đầu bài không phải "cá biệt ,ngẫu nhiên' Trong những cuộc trao đổi với đám người cùng tuổi nhất là những người có kinh nghiệm về xã hội cũ, chúng tôi vẫn lắc đầu hoài,

Tôi muốn nói riêng trong phạm vi Hà Nội, nơi những cuộc cải tạo tư sản khét tiếng một thời, và chủ nghĩa nghèo khó bình quân được triệt để thực hiện, việc một số người giàu có, tự nhiên phất lên chiến tranh là hạng người nào, không ai còn phải lấy làm lạ !

2. Cũng như mọi phán đoán khác, tôi biết ở đây tôi phải có lời xin lỗi nếu cố tình tuyệt đối hóa nhận xét của mình.

Một trong những thói quen của thời bao cấp là thói ghen tị không thích ai hơn mình, và tôi tin sang thời mới (?) rồi mà cái đó nay vẫn còn.

Nhưng trên đại thể, tôi vẫn tin tôi đúng.

Sự kém cỏi mọi đường của lớp người giàu thời nay là lý do khiến sự giàu có chung của xã hội không chắc chắn mà cũng không tự nó nhân lên nhiều lần như chúng ta cùng mong ước.

Dưới đây tôi muốn nói thêm về những ảnh hưởng của lớp giàu tới sự suy nghĩ của cả xã hội.

Một người Đức đã viết trên mạng về “người Việt xấu xí’. Ông ta bảo hình như nhiều người Việt hiện nay cũng biết mình hư hỏng nhưng lại có lối đổ thừa cho hoàn cảnh.

Tức là bảo rằng tại chúng tôi nghèo quá nên chúng tôi mới hư hỏng thế này, còn nếu giàu có lên thì chúng tôi sẽ tử tế ngay.

Còn theo kinh nghiệm của người Đức, và nhiều cộng đồng khác, con người phải tử tế thì mới có được sự giàu có chắc chắn.

Có vẻ như các vụ việc gần đây cho thấy người Đức kia nói đúng.

Sự giàu có hiện nay của một số người ở VN chỉ là sự giàu có giả tạo. Họ vẫn chưa thành người.

 

3. Tại sao đám dân có máu mặt -- đúng hơn là đám người ưu tú thời nay -- lại có bộ mặt như vậy?

Câu trả lời có thể là:

- Đi qua chiến tranh người ta sống cảm giác kẻ sống sót, không thấy cuộc đời có ý nghĩa gì ngoài sự hưởng thụ và muốn làm gì thì làm cốt nổi trội hơn người.

- Chiến tranh không đào tạo người ta thành người lao động bình thường, trước cuộc mưu sinh ngày nay, mỗi người hoàn toàn bất lực. Nhưng họ lại quá nhiều kinh nghiệm trong việc bất chấp pháp luật, hoặc lợi dụng khe hở của pháp luật để mưu cầu tham vọng riêng.

Nên nhớ là dưới bom đạn, ảo tưởng lại được nuôi nấng, và đến nay khi ảo tưởng đó tiêu tan, thì con người ta như con trâu đứt mũi, thả mình phiêu lưu trong sự hư hỏng.

 

4. Một nguyên nhân khác: Nguyên nhân căn cốt cộng đồng. Ngay từ hồi chiến tranh, tôi nhớ một người như nhà văn Đỗ Chu đã có lúc trầm ngâm nói với tôi rằng đọc lại sách vở xưa, bên cạnh rất, rất nhiều tự hào, nhiều khi chợt thấy dân mình có quá nhiều tính chất của một đám đông lêu lổng(?!).

Không biết bây giờ anh Chu có còn nghĩ như thế, nhưng mấy chục năm nay, nó cứ khiến tôi phân vân mãi

Có đúng thế không? Không đúng hẳn, cũng đúng một phần?

Hay đây chính là mặt chủ yếu trong cái bộn bề tính cách người mình?

 

5. Đọc trên mạng thấy có người thắc mắc, tham nhũng, ở giới quan chức Trung quốc cũng khủng khiếp lắm, nhưng sao đất nước họ vẫn phát triển đến mức thế giới cũng phải hoảng.

Theo sự tìm hiểu của tôi, CON NGƯỜI NGHỀ NGHIÊP ở người Trung quốc -- cả người bình thường lẫn các bộ phận ưu tú -- nói chung rất phát triển.

Làm nghề gì họ cũng nghiên cứu cẩn thận cũng chép thành sách vở để phổ biến cho nhau.

Việc làm quan được đưa thành quy trình quy tắc và sang đến thời nay, những kinh nghiệm xưa vẫn được áp dụng.

Còn người mình thì ngược lại.

Tính cách vô nghệ nghiệp ở cả quan lẫn dân khiến cho người mình nhiều khi giống như cái cây không có một loại quả nào đặc sắc. Nó cũng làm cho chúng ta năng động mà vẫn nghèo đói , tức nó là cái ý lêu lổng mà nhà văn Đỗ Chu nói ở trên.

Vương Trí Nhàn

Tin tức liên quan

Tắm cho con gái, cha vô tình hỏi một câu, bất ngờ biết được bí mật giấu kín bấy lâu
Muốn thành công và giàu có, đừng bỏ qua lời khuyên đắt giá này của Donald Trump 
Đã mơ thì mơ hẳn tới những vì sao, nhưng hãy để đôi chân trụ vững dưới mặt đất
Một phút bạn làm được gì?
Điều gì quan trọng nhất trong cuộc đời
Nghịch lý không thể ngược đời hơn của Người Việt.
Google
Đừng cố tỏ ra hạnh phúc, cứ sống thật với bản thân rồi hạnh phúc sẽ đến
Bao giờ chúng ta ngừng kiếm tiền và biết cách hưởng thụ?
Những tháng ngày tốt đẹp của nhân loại không còn nhiều.
Làm người Việt Nam
Thống kê lực lượng đi làm và ăn bám ở Việt Nam
Phẩm giá con người trong truyền thông đại chúng
Sự nguy hiểm của một trào lưu
Sự khác nhau giữa bức thư gửi mẹ của người... tử tù và của CEO
Hệ lụy từ việc du nhập tùy tiện, thiếu văn hóa các lễ hội nước ngoài
Từ
Im lặng – Sức mạnh của kẻ thông minh hay sự lạnh lùng?
Gà con hỏi: ‘Sao ngày nào mẹ cũng phải đẻ trứng?’, gà mẹ trả lời thật là hay…
Tư duy tích cực - nguồn năng lượng tự nhiên vô giá
Nghiên cứu chứng minh: Càng học cao, lắm tiền thì cuộc sống càng ít hạnh phúc
Thôi kệ
Đừng hờ hững với đời như bọt bể
Đây là lý do tại sao bạn không nên tranh cãi khi đang tức giận
Đẹp và cái đẹp cần vinh danh!
Phạm phải 4 sai lầm này, tiền bạc sẽ mãi mãi rời xa bạn
Bức thư ông bố gửi con gái và bài học cuộc đời
Bố mẹ còn nghiện facebook bảo sao trẻ không sống ảo
Vì sao người Nhật lại thích xin lỗi?
Cái tôi – điều nghiệt ngã nhất của kiếp nhân sinh?
Những suy nghĩ của tôi về tiền và sự giàu có
Chỉ suy nghĩ nhị nguyên sẽ chẳng tiến lên được
Tại sao “giàu thì nó ghét”???
Vì cái Tôi vẫn còn hiện hữu nên không thể sống lặng lẽ
Bạn có dám khóa Facebook 1 năm để đổi lấy 5 điều tuyệt vời này không?
Tấm lòng thoáng đãng thì tiền đồ rộng mở
Năm mới suy nghĩ về hai chữ Phúc và Đức
Năm mới, mong gì? làm gì?
Đầu độc tổ tiên,
Bản chất vi diệu của lời khen: Có thể người ta khen là để dò xét, cảnh cáo bạn đấy nhé!
Đời người ai cũng có 4 giai đoạn khắc nghiệt nhất, nhưng không phải ai cũng toàn vẹn trải qua.
Người tâm lượng hẹp hòi thì cuộc sống khó suôn sẻ
Dừng lại đi những tâm hồn méo mó!
Đừng cảm thấy tồi tệ thay tôi, khi tôi làm gì đó chỉ một mình!
Biết tôn trọng người khác là một loại mỹ đức
Sự thật khắc nghiệt của cuộc sống mà chúng ta đừng cố ... tự lừa mình!
Tri ân thầy tôi đã dạy tôi sống đẹp
3 việc tuyệt đối không nên giúp người khác
Trí tuệ người xưa: Không chần chừ, không nói lời thừa thãi, không ra vẻ
hotline
0917123113
chat Facebook
zalo