‘Xin đổi kiếp này’ - Cảnh báo và Thức tỉnh Suy ngẫm
Xin đổi kiếp này được viết bởi một "nhà văn" còn ngồi trên ghế trường trung học, ở tuổi 14 còn bao mơ mộng, mấy ai vướng bận chuyện nhân tình thế thái. Vậy mà em, đã xin đổi kiếp, quả là một tâm hồn xanh non đã biết suy tư. Đọc và cảm nhận nghiêm túc, ta sẽ thấy rằng những suy tư nặng trĩu ấy đâu còn "xanh non"!
Em là Nguyễn Bích Ngân, học sinh lớp 8 trường THCS Nguyễn Đình Chiểu Hà Nội. Bài thơ ấy muốn nói với chúng ta điều gì! Tôi nghĩ, em đang thức tỉnh chúng ta về sự sống, về việc đời và trách nhiệm của con người đối với chính cuộc sống của mình!
Đức sinh là đức lớn của đất trời (Thiên hạ đại đức chi viết sinh), sao đang sống phải xin hoá kiếp!
Theo luật nhân quả báo ứng như quan niệm của Phật giáo, con người sẽ hoá kiếp, theo các thể khác nhau, tuỳ theo nghiệp mình tạo thành.
Hoá kiếp của em trong bài thơ này là hoá kiếp để thay đổi thân phận và chứng nghiệm những trạng thái khác nhau do bức bối của đời sống hiện thực đưa lại (như môi trường bị nhiễm độc bởi chính hành động của con người gây ra.v.v.).
Khi con người muốn hoá kiếp, đổi kiếp nghĩa mong lắm một sự đổi thay. Và dẫu rằng ước muốn hoá kiếp không phải là một quan niệm tích cực (bi quan, yếm thế), nhưng mong muốn làm các kiếp khác nhau để có được nhìn cảm thông; một sự hoá kiếp giả định để nhận về mình những thiệt thòi, bất công đã thể hiện trách nhiệm của một người trẻ tuổi trước thời cuộc, với tất cả thì đó là những ý niệm đẹp lắm chứ.
Ở tuổi em hơn hai mươi năm về trước, tôi vẫn chỉ là một đứa trẻ không hơn.
Và kể cả những người lớn, những người được coi là trưởng thành có giả định và dám giả định như vậy không, hay cực đoan coi đó là một sự giả định điên rồ!
Phạm Xuân Hoàng.