Tin hot

Ai đánh cắp tuổi thơ của con trẻ? Suy ngẫm

Một mùa thi lại đang đến gần. Vấn đề học hành, giáo dục con trẻ dường như vẫn luôn là đề tài nóng bỏng trên các phương tiện truyền thông, đặc biệt khi ngày càng nhiều câu chuyện buồn vẫn tiếp tục diễn ra trong trường học.

Cuối năm 2015, một nữ sinh ở Bình Dương đã nhảy xuống đập nước tự tử. Cuối năm 2017, một nam sinh ở TP.HCM tự tử vì bị điểm 3 tiếng Anh trong khi em thuộc đội tuyển học sinh giỏi môn tiếng Anh của trường. Đầu tháng 1/2018, một nữ sinh ngoan, học giỏi ở Hà Tĩnh đã tự tử chỉ vì không đạt được kết quả như kỳ vọng của thầy cô và cha mẹ. Mới đây, một nam sinh trường THPT Nguyễn Khuyến (TPHCM) nhảy lầu tự tử vì áp lực học hành…

Ai đã gieo vào đầu các bậc cha mẹ những nỗi sợ con thua cuộc,

bị điểm kém, sợ con không giỏi toàn diện? Ảnh:Internet

Trẻ học, người lớn cũng phải đầu hàng

Anh chị tôi nhà ở ngoại thành Hà Nội nhưng hàng ngày phải đưa đón hai đứa con vào nội thành học thêm. Nghe chị kể về lịch học của con, tôi thở dài: “Em thấy các cháu học khổ hơn mình nhiều. Mình đi làm về còn được thoải mái ăn tối, xong rồi xem ti vi, giải trí. Còn các cháu hiếm khi được ăn bữa tối cùng ba mẹ, nói gì đến ngủ ngon lành”.

Nghe tôi nói, chị cắt ngang: “Đứa nào cũng phải học thêm đủ thứ chứ chẳng riêng gì con chị đâu…”.

Các cháu tôi đi học thêm toán, tiếng Anh từ khi còn bé. Tôi nói với anh chị: “Dù viết chữ đẹp hay làm toán nhanh cũng chưa thể giúp các cháu thành công trong tương lai”. Nhưng lần nào, anh chị cũng đều phản bác: “Trẻ thời nay phải học nhiều thứ nên phải tranh thủ thời gian thôi cô”.

Cứ như vậy, các cháu tôi khởi đầu từ rất sớm. Giáo dục là cả một quá trình, ở nhiều nước châu Âu, trẻ không học chữ vào giai đoạn mầm non. Thay vào đó, trẻ học kỹ năng nhiều hơn, tự xây dựng lối sống tự lập. Tôi không nghĩ một đứa trẻ học mầm non như cháu tôi sao đã phải học chữ trước khi đến trường từ quá sớm đến thế?

Học nhiều như vậy nhưng hỏi gì, các cháu tôi cũng ấp a ấp úng. Anh chị tôi luôn tỏ ra sốt ruột mong muốn con luôn đứng đầu, học hành xuất chúng. Nói đúng hơn là anh chị luôn bất an, lo lắng khi con đi học muộn, khi con không học thêm. Chính suy nghĩ sợ con thua bạn bè, anh chị tôi đã ép các cháu học quá sớm. Với lượng kiến thức các cháu nạp vào đầu hàng ngày, tôi cũng thấy hoảng. Có lần tôi nói với chị: “Bây giờ, với cách học này của các cháu, chắc em đầu hàng. Cái đầu của một đứa trẻ đang phải thu nạp và chứa kiến thức nhiều hơn người lớn chúng ta đấy”. Anh tôi gạt đi: “Cô cứ lo xa”.

Có lẽ không riêng gì các cháu tôi mà nhiều trẻ khác đã và đang phải làm quen với áp lực từ rất sớm. Áp lực làm toán nhanh, áp lực học ngoại ngữ để hội nhập, áp lực vào trường chuyên và cha mẹ đang hồn nhiên, làm ngơ trước gánh nặng của các con.

“Chỉ cần đỗ đại học, tất cả để mẹ lo”

Hôm đến nhà một đồng nghiệp liên hoan, tôi hết sức ngỡ ngàng khi cô con gái (lớp 11) rất thích thú khi được tham gia nấu nướng cùng mọi người. Cháu luôn hỏi tỉ mỉ: “Nhặt rau này thế nào hả cô?”, “Rễ của cây rau có ăn được không ạ?”, “Rửa rau thế nào ạ?”. Rồi cháu giải thích: “Ở nhà, mẹ chẳng cho cháu làm bao giờ. Mẹ bảo chỉ cần cháu đỗ đại học Ngoại thương thôi, còn tất cả để mẹ lo”.

Nghe “cái đích” mà cháu phải đạt đến, tôi không khỏi xót xa. Sắp vào đại học mà cháu còn không biết rửa rau, đến khi gọt hoa quả chẳng may tay bị chảy máu, cháu hốt hoảng, lúng túng không biết xử lý thế nào. Nhìn mẹ cháu hết lời xuýt xoa: “Ai bảo con đụng vào dao làm gì để rồi đứt tay, khổ thân. Để mẹ xem nào”, rồi nhìn sự lúng túng của cô con gái, tôi hiểu cái đích trưởng thành của cháu chắc còn xa lắm.

Trả lại tuổi thơ cho trẻ

Qua hai câu chuyện trên, tôi nghĩ, có thể trẻ sẽ làm cha mẹ vừa lòng, mãn nguyện khi đạt được mục tiêu đề ra. Tuy nhiên, không làm được những công việc nhà đơn giản, liệu các cháu có thể thành công? Thực tế, nhiều bậc phụ huynh ép con đi học từ sớm nhưng khi bước vào tuổi mười tám, đôi mươi, con vẫn chưa chịu trưởng thành.

Có người tự cho rằng mình là trợ giúp đắc lực cho sự trưởng thành của con, sẵn sàng “hy sinh đời bố, củng cố đời con”... Nhưng con không biết tự ứng phó khi bị thương tích, hoảng hốt khi bị đứt tay, chảy máu khi làm cơm, lúng túng không biết xử lý thế nào, vậy lỗi này thuộc về ai nếu không phải từ phía cha mẹ?

Nhìn các cháu lúng túng, vụng về khi gặp khó khăn, yếu ớt, sống thụ động khi bước ra ngoài xã hội, tôi ngao ngán. Tuy nhiên, nhiều bậc phụ huynh không sớm nhận ra điều này, đến khi con như cái cây “cớm nắng” thì lại quay ra đổ lỗi cho ngành giáo dục. Tôi lại nhớ về một người bạn là giám đốc một công ty đã sẵn sàng đánh trượt một ứng viên có tấm bằng xuất sắc nhưng lại không biết rót nước, pha trà và lúng túng khi trả lời điện thoại đối tác.

Người ta nói, cha mẹ chính là những người thầy, là chuyên gia của con. Tuy nhiên, thay vì hướng dẫn, định hướng, cha mẹ lại dành phần làm thay con, khiến con trở nên ngờ nghệch. Rõ ràng, các cháu tôi có thể đem về nhiều thành tích. Con gái của đồng nghiệp có thể đỗ đại học Ngoại thương. Nhưng liệu sau này các cháu có được cơ hội việc làm hay không khi kỹ năng kém, mãi chưa chịu lớn?

Quay lại câu chuyện đau lòng của nam sinh trường Nguyễn Khuyến (TP.HCM) mới đây, liệu cái chết của học sinh ấy có thức tỉnh những người làm ngành giáo dục, có đủ để các bậc phụ huynh tỉnh ngộ hay không?

Ai đã gieo vào đầu các bậc cha mẹ những nỗi sợ con thua cuộc, bị điểm kém, sợ con không giỏi toàn diện? Để rồi, trẻ học ở lớp dường như vẫn chưa đủ, học thêm ở trung tâm vẫn không đủ, học ngày học đêm, học cả trong ngày nghỉ lễ vẫn thiếu.

Ở đâu đó chúng ta vẫn bắt gặp hình ảnh trẻ phải gặm chiếc bánh mỳ, ăn đùm xôi cho bữa tối ngay trên xe máy cho kịp đến lớp học thêm. Tại sao những vụ việc học sinh tự tử xảy ra như muốn tự giải thoát mình khỏi chuyện học nhưng rồi đâu lại vào đấy, đến hẹn lại lên, trẻ không thể không học thêm? Trẻ bị vùi dập cả tuổi thơ ngay từ cấp một vì phải gánh chương trình học quá nặng. Tất cả chỉ vì sự tham lam, vì cái sĩ diện hão của phụ huynh.

Tuổi thơ cho các em không chỉ có học, có điểm số. Điểm số chưa đánh giá được năng lực thực sự của mỗi người. Điểm số của ngày hôm nay cũng không kiếm ra tiền, không giúp trẻ hạnh phúc. Nếu con không học giỏi để có thể trở thành “ông nọ bà kia”, thì con chỉ cần một công việc đủ để con thấy vui. Nếu vì điểm số mà các em phải tự giải phóng mình bằng những hành động dại dột có đáng hay không, hỡi phụ huynh?

Phi Yến

Tin tức liên quan

Tắm cho con gái, cha vô tình hỏi một câu, bất ngờ biết được bí mật giấu kín bấy lâu
Muốn thành công và giàu có, đừng bỏ qua lời khuyên đắt giá này của Donald Trump 
Đã mơ thì mơ hẳn tới những vì sao, nhưng hãy để đôi chân trụ vững dưới mặt đất
Một phút bạn làm được gì?
Điều gì quan trọng nhất trong cuộc đời
Nghịch lý không thể ngược đời hơn của Người Việt.
Google
Đừng cố tỏ ra hạnh phúc, cứ sống thật với bản thân rồi hạnh phúc sẽ đến
Bao giờ chúng ta ngừng kiếm tiền và biết cách hưởng thụ?
Những tháng ngày tốt đẹp của nhân loại không còn nhiều.
Làm người Việt Nam
Thống kê lực lượng đi làm và ăn bám ở Việt Nam
Phẩm giá con người trong truyền thông đại chúng
Sự nguy hiểm của một trào lưu
Sự khác nhau giữa bức thư gửi mẹ của người... tử tù và của CEO
Hệ lụy từ việc du nhập tùy tiện, thiếu văn hóa các lễ hội nước ngoài
Từ
Im lặng – Sức mạnh của kẻ thông minh hay sự lạnh lùng?
Gà con hỏi: ‘Sao ngày nào mẹ cũng phải đẻ trứng?’, gà mẹ trả lời thật là hay…
Tư duy tích cực - nguồn năng lượng tự nhiên vô giá
Nghiên cứu chứng minh: Càng học cao, lắm tiền thì cuộc sống càng ít hạnh phúc
Thôi kệ
Đừng hờ hững với đời như bọt bể
Đây là lý do tại sao bạn không nên tranh cãi khi đang tức giận
Đẹp và cái đẹp cần vinh danh!
Phạm phải 4 sai lầm này, tiền bạc sẽ mãi mãi rời xa bạn
Bức thư ông bố gửi con gái và bài học cuộc đời
Bố mẹ còn nghiện facebook bảo sao trẻ không sống ảo
Vì sao người Nhật lại thích xin lỗi?
Cái tôi – điều nghiệt ngã nhất của kiếp nhân sinh?
Những suy nghĩ của tôi về tiền và sự giàu có
Chỉ suy nghĩ nhị nguyên sẽ chẳng tiến lên được
Tại sao “giàu thì nó ghét”???
Vì cái Tôi vẫn còn hiện hữu nên không thể sống lặng lẽ
Bạn có dám khóa Facebook 1 năm để đổi lấy 5 điều tuyệt vời này không?
Tấm lòng thoáng đãng thì tiền đồ rộng mở
Năm mới suy nghĩ về hai chữ Phúc và Đức
Năm mới, mong gì? làm gì?
Đầu độc tổ tiên,
Bản chất vi diệu của lời khen: Có thể người ta khen là để dò xét, cảnh cáo bạn đấy nhé!
Đời người ai cũng có 4 giai đoạn khắc nghiệt nhất, nhưng không phải ai cũng toàn vẹn trải qua.
Người tâm lượng hẹp hòi thì cuộc sống khó suôn sẻ
Dừng lại đi những tâm hồn méo mó!
Đừng cảm thấy tồi tệ thay tôi, khi tôi làm gì đó chỉ một mình!
Biết tôn trọng người khác là một loại mỹ đức
Sự thật khắc nghiệt của cuộc sống mà chúng ta đừng cố ... tự lừa mình!
Tri ân thầy tôi đã dạy tôi sống đẹp
3 việc tuyệt đối không nên giúp người khác
Trí tuệ người xưa: Không chần chừ, không nói lời thừa thãi, không ra vẻ
hotline
0917123113
chat Facebook
zalo