

Tắm cho con gái, cha vô tình hỏi một câu, bất ngờ biết được bí mật giấu kín bấy lâu
Muốn thành công và giàu có, đừng bỏ qua lời khuyên đắt giá này của Donald Trump
Đã mơ thì mơ hẳn tới những vì sao, nhưng hãy để đôi chân trụ vững dưới mặt đất
Đừng cố tỏ ra hạnh phúc, cứ sống thật với bản thân rồi hạnh phúc sẽ đến
Sự khác nhau giữa bức thư gửi mẹ của người... tử tù và của CEO
Hệ lụy từ việc du nhập tùy tiện, thiếu văn hóa các lễ hội nước ngoài
Gà con hỏi: ‘Sao ngày nào mẹ cũng phải đẻ trứng?’, gà mẹ trả lời thật là hay…
Nghiên cứu chứng minh: Càng học cao, lắm tiền thì cuộc sống càng ít hạnh phúc
Đây là lý do tại sao bạn không nên tranh cãi khi đang tức giận
"Đừng ví em là biển" – khi phái đẹp chọn về mình điều nhỏ nhoi
Bức thư ông bố gửi con gái và bài học cuộc đời "Không ai nợ con điều gì cả"
Bạn có dám khóa Facebook 1 năm để đổi lấy 5 điều tuyệt vời này không?
Bản chất vi diệu của lời khen: Có thể người ta khen là để dò xét, cảnh cáo bạn đấy nhé!
Đời người ai cũng có 4 giai đoạn khắc nghiệt nhất, nhưng không phải ai cũng toàn vẹn trải qua.
Đừng cảm thấy tồi tệ thay tôi, khi tôi làm gì đó chỉ một mình!
Sự thật khắc nghiệt của cuộc sống mà chúng ta đừng cố ... tự lừa mình!
Trong lòng người ước vọng đầu năm thảy dân ta không thiếu chữ Phúc. Tú Xương có câu đối:
Chiều ba mươi nợ hỏi tít mù
Co cẳng đạp thằng Bần ra cửa
Sáng mồng một rượu say túy lúy
Giơ tay bồng ông Phúc vào nhà
Thời xưa các gia đình bình dân ít học thường đi thuê thầy đồ văn hay chữ tốt viết câu đối Tết mang về treo trong nhà hoặc dán ngoài cổng. Người ít tiền chỉ dám thuê các thầy viết cho một cha Phúc to đùng. Nhà khá giả không chỉ bằng lông với câu đối Tết có nội dung Phúc mà còn mua ba tượng tam đa: Phúc, Lộc, Thọ bày trong nhà quanh năm. Nhiều dòng họ lấy chữ Phức để đệm tên. Nguyễn Phúc Ánh (Vua Gia Long), Lê Phúc Thọ, đệm tên húy các chúa Nguyễn. Nhiều địa danh có chữ Phúc: Tỉnh Vĩnh Phúc. huyện Phú Thọ...
Phúc bao giờ cũng đi đôi với Đức. Ai cũng trách phúc lợi, phúc lộc nhưng lại quên phúc đức, phúc thiện. Muốn được phúc phải có đức và ngược lại, đó là quy luật. Nội dung của đức phụ thuộc vào điều kiện lịch sử, văn hóa, xã hội, tôn giáo... Thí dụ các đức nho giáo là Ngũ thường (nhân, nghĩa, lễ, chữ,tín). Đức của đạo Phật là ngũ giới (5 điều cấm), thập niên (10 việc tốt nên làm). Đức của đạo Kitô là 10 lời răn của chúa... Cụ Hồ căn dặn cán bộ là luôn luôn "cần kiệm liêm chính, chí công vô tư" xứng đáng là "đầy tớ của nhân dân". Với trẻ em cụ dạy 5 điều để định hướng cho cá em trở thành người công dân tốt, tránh tình trạng "bé không vịn, cả gãy cành". Dù văn chương chữ nghĩa khác nhau, chung quy đức của mọi dân tộc, mọi chủ nghĩa, mọi thời đại đều trùng hợp tinh thần "vô ngã vị tha" của đạo Phật. Nhằm mục đích mưu cầu lợi ích cho chúng sinh.
Có cách nào chống đạo đức "xuống cấp”?
Tôi nghe bạn bè phàn nàn: Hiện nay đi đâu cũng thấy "nhiều Lý Thông ít Thạch Sanh". Phải chăng vì các chuẩn mực đạo đức truyền thống bị "chụp mũ” là "tàn dư của chế độ phong kiến"? Hồi còn nhỏ tôi đã được nghe một số chuyện quan thanh liêm, trọng nghĩa khinh tài, chỉ dùng quyền hành của mình để làm việc ích nước lợi nhà, khi nghỉ hưu sống đạm bạc thậm chí nghèo khổ. Thí dụ Chu Văn An làm thượng thư bộ hình (nay gọi là Bộ trưởng Bộ Tư pháp) đời Trần ở thế kỷ XIV dâng sớ xin vua chém 7 tên hung thần, vua không nghe, ông liền cởi mũ áo làm quan về quê làm nghề dạy học. Chẳng cứ Việt Nam bên nước ngoài cũng có rất nhiều ông quan như thế. Một vị ra lệnh hạm đội của hải quần Phấp là trung tướng Rene Duguay - trouin (1673 -1736) nổi tiếng không chỉ vì chiến công hiển hách thắng quân Anh và Hà Lan mà còn do tính liêm khiết. Bao nhiêu chiến lợi phẩm và bổng lộc của vua ban ông đưa hết cho lính, không tơ hào thứ gì. Sau khi từ giã binh nghiệp ông sống nghèo nàn đến lúc chết. Tổng thống Mỹ đầu tiên George Washington (1732 - 1799) lãnh đạo nhân dân khởi nghĩa đánh đuổi thực dân Anh, giữ chức 2 nhiệm kỳ rồi về làm ruộng, không tham quyền cố vị. Khi còn sống Cụ Hồ thường xuyên đọc báo, nghe đài, phát hiện gương ngườì tốt, việc tốt và thưởng huy hiệu cho họ.
“Chống xói môn đạo đức" là sự nghiệp của toàn dân. Đầu xuân bàn việc tày đình, to không dám cả gan mà chỉ làm như cụ Nguyễn Du:
Lời quê góp nhặt dong dài
Mua vui cũng được ít vài trống canh.
Đức Thiện