Tin hot

Im lặng – Sức mạnh của kẻ thông minh hay sự lạnh lùng? Suy ngẫm

  Khi nào thì chúng ta nên im lặng?

  Đó là khi chúng ta cần nhìn lại bản thân mình. Ví như khi bị xem nhẹ, bạn đừng nên nói lời oán giận. Khi bị nhục mạ, bạn đừng nên nói lời xằng bậy vô nghĩa. Khi được khen ngợi, bạn đừng nên hoan hỉ mà nói lời ngạo mạn. Còn khi người khác có gì vui, hãy chú ý tới tâm ghen tị của mình mà tránh rêu rao lời đồn đại. Gặp những điều ấy, thì đúng là chúng ta nên im lặng…

Tại sao vậy? Vì mọi việc đều có nguyên nhân của nó, và điều đáng quý nhất của con người là biết tự nhìn lại bản thân mình để trở thành một người tốt hơn. Nếu bạn oán giận người xem nhẹ mình, chẳng phải là tấm lòng bạn cũng chẳng hề rộng rãi? Nếu bạn cãi nhau với người ta, chẳng phải bạn đang đặt mình ngang với họ?

Gặp chuyện không vui trong cuộc đời chưa hẳn đã là việc không tốt, vì bạn đã có được cơ hội tự hoàn thiện bản thân mình.

Im lặng chính là lúc bạn cảm nhận nhiều hơn về các sự việc, hiểu rõ nguyên nhân – kết quả, nhìn rõ những gì bản thân làm chưa tốt. Im lặng cũng là cách để bạn thể hiện cảm xúc của mình với người đối diện, khiến sự xao động trở nên bình tĩnh, khiến những cảm xúc tiêu cực chợt mất hút chẳng còn.

Nhà hiền triết Socrates từng thừa nhận rằng: “Tôi không biết gì cả, đó là điều tôi biết rõ nhất”. Ấy là vì tri thức tựa như biển rộng, còn những điều chúng ta biết chỉ là một giọt nước trong đại dương.

Người ta chỉ nên nói về những điều mình biết rõ, và giữ thái độ cởi mở, im lặng, tôn trọng lắng nghe đối với những thứ bản thân chưa được tiếp xúc hoặc còn mơ hồ. Nếu như bạn nhất thiết cho rằng quan điểm của mình chẳng hề có chỗ sai sót, thì chẳng phải bạn đã trực tiếp đóng cánh cửa tri thức lại hay sao?

Tài năng được nuôi dưỡng trong cô tịch,còn chí khí

được tạo bởi những cơn sóng dữ của giông tố cuộc đời.

Im lặng cũng cho con người ta cơ hội suy ngẫm, nhờ đó mà có được những kiệt tác, sự cao thượng, hiểu biết, trưởng thành, hồi tâm, giác ngộ.

Văn hào W. Goethe từng nói: “Tài năng được nuôi dưỡng trong cô tịch, còn chí khí được tạo bởi những cơn sóng dữ của giông tố cuộc đời”. Thấy người khác trầm tư mặc tưởng thì đừng phá khoảng riêng của họ, vì sự im lặng lúc đó thực sự cần thiết và có ý nghĩa.

Thế nhưng…

Im lặng không có nghĩa là không nói gì khi ai đó đang trò chuyện với bạn. Im lặng không có nghĩa là thụ động, dửng dưng với mọi thứ xung quanh. Im lặng không đúng cách cũng sẽ làm cho người ta nghi ngờ lẫn nhau, khiến lòng tin giữa người với người giảm sút.

Im lặng cũng không có nghĩa là hèn nhát trước cái ác, sợ bị “tai bay vạ gió”, sợ bị liên lụy đến lợi ích bản thân mình mà không dám nói lời công đạo.

Matin Luthern King đã từng có một câu nói bất hủ: “Trong thế giới này chúng ta không chỉ xót xa vì những hành động và lời nói của người xấu mà còn cả vì sự im lặng đáng sợ của người tốt”. Nếu im lặng vì lợi ích bản thân, thì chính là đang tiếp thêm sức mạnh cho cái ác. Lẽ ở đời, tiếp sức cho cái ác, cái ác sẽ quay lại làm hại bạn.

Trong cuốn “Tận Tâm”, Mạnh Tử viết: “Điều con người không học mà biết đó là lương năng. Điều không nghĩ mà biết đó là lương tri”.

“Không nghĩ” ở đây không phải là không suy xét gì, mà ý Mạnh Tử là lương tri không phải thứ chịu ảnh hưởng của những suy nghĩ ích kỷ, bảo vệ bản thân, cũng không chịu ảnh hưởng của những quan niệm đắn đo này khác. Thấy chết mà không cứu, thấy điều bất bình mà im lặng, thấy tội ác mà làm ngơ, ấy không phải là lương tri vậy.

Im lặng là sức mạnh hay sự lạnh lùng? Điều đó phải tùy theo lương tri mà xét đoán.

Tin tức liên quan

Tắm cho con gái, cha vô tình hỏi một câu, bất ngờ biết được bí mật giấu kín bấy lâu
Muốn thành công và giàu có, đừng bỏ qua lời khuyên đắt giá này của Donald Trump 
Đã mơ thì mơ hẳn tới những vì sao, nhưng hãy để đôi chân trụ vững dưới mặt đất
Một phút bạn làm được gì?
Điều gì quan trọng nhất trong cuộc đời
Nghịch lý không thể ngược đời hơn của Người Việt.
Google
Đừng cố tỏ ra hạnh phúc, cứ sống thật với bản thân rồi hạnh phúc sẽ đến
Bao giờ chúng ta ngừng kiếm tiền và biết cách hưởng thụ?
Những tháng ngày tốt đẹp của nhân loại không còn nhiều.
Làm người Việt Nam
Thống kê lực lượng đi làm và ăn bám ở Việt Nam
Phẩm giá con người trong truyền thông đại chúng
Sự nguy hiểm của một trào lưu
Sự khác nhau giữa bức thư gửi mẹ của người... tử tù và của CEO
Hệ lụy từ việc du nhập tùy tiện, thiếu văn hóa các lễ hội nước ngoài
Từ
Gà con hỏi: ‘Sao ngày nào mẹ cũng phải đẻ trứng?’, gà mẹ trả lời thật là hay…
Tư duy tích cực - nguồn năng lượng tự nhiên vô giá
Nghiên cứu chứng minh: Càng học cao, lắm tiền thì cuộc sống càng ít hạnh phúc
Thôi kệ
Đừng hờ hững với đời như bọt bể
Đây là lý do tại sao bạn không nên tranh cãi khi đang tức giận
Đẹp và cái đẹp cần vinh danh!
Phạm phải 4 sai lầm này, tiền bạc sẽ mãi mãi rời xa bạn
Bức thư ông bố gửi con gái và bài học cuộc đời
Bố mẹ còn nghiện facebook bảo sao trẻ không sống ảo
Vì sao người Nhật lại thích xin lỗi?
Cái tôi – điều nghiệt ngã nhất của kiếp nhân sinh?
Những suy nghĩ của tôi về tiền và sự giàu có
Chỉ suy nghĩ nhị nguyên sẽ chẳng tiến lên được
Tại sao “giàu thì nó ghét”???
Vì cái Tôi vẫn còn hiện hữu nên không thể sống lặng lẽ
Bạn có dám khóa Facebook 1 năm để đổi lấy 5 điều tuyệt vời này không?
Tấm lòng thoáng đãng thì tiền đồ rộng mở
Năm mới suy nghĩ về hai chữ Phúc và Đức
Năm mới, mong gì? làm gì?
Đầu độc tổ tiên,
Bản chất vi diệu của lời khen: Có thể người ta khen là để dò xét, cảnh cáo bạn đấy nhé!
Đời người ai cũng có 4 giai đoạn khắc nghiệt nhất, nhưng không phải ai cũng toàn vẹn trải qua.
Người tâm lượng hẹp hòi thì cuộc sống khó suôn sẻ
Dừng lại đi những tâm hồn méo mó!
Đừng cảm thấy tồi tệ thay tôi, khi tôi làm gì đó chỉ một mình!
Biết tôn trọng người khác là một loại mỹ đức
Sự thật khắc nghiệt của cuộc sống mà chúng ta đừng cố ... tự lừa mình!
Tri ân thầy tôi đã dạy tôi sống đẹp
3 việc tuyệt đối không nên giúp người khác
Trí tuệ người xưa: Không chần chừ, không nói lời thừa thãi, không ra vẻ
hotline
0917123113
chat Facebook
zalo