Tin hot

Phẩm giá con người trong truyền thông đại chúng Suy ngẫm

  Trên các phương tiện truyền thông, khi mô tả cái nghèo khổ của người dân, nhất là những thảm họa, ta thường thấy những thông tin chi tiết về hoàn cảnh của người nghèo như thu nhập thấp, không đủ ăn, làm những công việc năng nhọc, bẩn thỉu, nguy hiểm, bệnh tật, mất mát, đói, cô đơn, đáng thương... với mong muốn họ được quan tâm hỗ trợ.

  Nhưng rất ít khi họ được chú ý đến những gì đang phải chịu đựng trong đời sống tinh thần, những tủi nhục, xấu hổ, đau khổ và bị phân biệt đối xử khi được mô tả là những con người bần cùng dưới đáy xã hội và là đối tượng của sự cứu giúp. Càng ít hơn nữa những người làm truyền thông biết cách làm thế nào để có thể thông tin và giúp đỡ họ mà vẫn giữ gìn và tôn trọng phẩm giá cho chính họ.

Phẩm giá của mỗi người, cần phải luôn luôn thăng tiến, tôn trọng và bảo vệ.

Từ nhu cầu cơ bản của con người...

A. Maslow là một trong những người tiên phong của trường phái tâm lý học nhân bản, nổi tiếng với học thuyết “thang nhu cầu Maslow”, mô tả những nhu cầu của con người từ thấp nhất là về sinh lý (thức ăn, nước uống, thở, tình dục...), cho đến nhu cầu an toàn, rồi nhu cầu thuộc về một nhóm hay cộng đồng (nhu cầu xã hội), tiếp đó là nhu cầu được yêu thương, quý trọng, tôn trọng và cao nhất là nhu cầu thể hiện bản thân.

Maslow cho rằng những nhu cầu bậc cao hơn sẽ không xuất hiện nếu những nhu cầu bậc thấp chưa được thỏa mãn và những nhu cầu cơ bản này sẽ hối thúc con người hành động khi chúng chưa được thỏa mãn....

 

Đến cái nhìn thấu thị với những con người dưới đáy xã hội

Điều nhân bản của học thuyết nhu cầu của Maslow là cho rằng những nhu cầu trong thang bậc trên hoàn toàn tự nhiên, bất cứ ai cũng vậy.

Một người bị đói, khát thì tự nhiên phải tìm cách thỏa mãn và các nhu cầu cao hơn như được yêu thương, quý trọng... bị quên đi. Nhưng nếu họ cũng có cuộc sống mà những nhu cầu vật chất cơ bản được đáp ứng thì họ cũng có nhu cầu được yêu quý và sống tự trọng như bất cứ ai.

Học thuyết của Maslow đã làm nên một cuộc cách mạng lớn trong giáo dục và xã hội, cung cấp một cái nhìn thấu thị và nhân bản hơn với những người dưới đáy xã hội và về bản chất của con người nói chung, hiểu được những mong ước sống tự trọng và vươn lên tiềm ẩn của bất cứ con người nào.

Một lần xem chương trình truyền hình về một em học sinh nhà nghèo học giỏi được tặng học bổng. Em kể hồi trước gia đình cũng được cứu trợ, được lên báo và ti vi, sau đó em bị bạn bè trêu chọc vì chuyện này (nói tới đây em bật khóc).

Rất, rất nhiều những chương trình từ thiện nhân đạo, những bài báo nhân đạo, chụp hình những người nghèo đang nhận cái phong bì, mấy gói mì tôm, gói quà, có nhiều người vừa nhận vừa khóc. Nhưng không biết trong nước mắt đó bao nhiêu phần trăm là sự cảm động vì được chia sẻ đùm bọc, bao nhiêu phần trăm là niềm tủi hổ vì mình lên ti vi và báo không phải vì là nông dân sản xuất giỏi, có thành tích xuất sắc mà vì là người đói nghèo. Nếu được chọn lựa, không ai chọn lựa làm người đói nghèo và “tôn vinh” sự đói nghèo. Cái nghèo đó không phải vì họ kém, họ lười (nếu thế họ đã không xứng đáng nhận quà) mà vì muôn vàn nguyên nhân khác.

 

Tôn trọng phẩm giá con người trong truyền thông đại chúng

Tôi không phủ nhận phần nhân đạo của hoạt động cứu trợ, mà muốn nêu vấn đề phẩm giá của con người, nhất là những người dưới đáy xã hội, có phải đã luôn luôn được chú ý hay chưa, đặc biệt là các hoạt động truyền thông đại chúng.

Tôn trọng phẩm giá có nhiều nghĩa. Trước hết là tôn trọng quyền giữ gìn sự riêng tư và chọn lựa hình ảnh xuất hiện trước công chúng.

Liệu có phải tất cả những người được lên trang nhất của báo với hình ảnh đang chìa tay nhận gói mì ăn liền sau cơn bão, có hoàn toàn đồng ý với điều đó cho dù là với mục đích nhân đạo. Có ai được hỏi ý kiến và họ có ở trong hoàn cảnh có thể chọn lựa câu trả lời không? Hay vì nhu cầu cơ bản của những người đang đói, đang thiếu thốn, họ buộc phải quên đi những nhu cầu cao hơn của con người, trong đó có nhu cầu được chọn lựa và được hỏi ý kiến? Phẩm giá của họ có ý nghĩa gì không nếu người ta quên rằng những người này cũng có quyền chọn lựa về hình ảnh của chính mình trước công chúng?

Tôn trọng phẩm giá còn có nghĩa là nhìn nhận những cảm xúc và phần phẩm chất tốt đẹp của họ, thể hiện bằng niềm tin họ là những con người có nhu cầu tự khẳng định bản thân, tự trọng, lương thiện, hướng thiện...

Trên các phương tiện truyền thông, khi mô tả cái nghèo khổ của người dân, nhất là những thảm họa, ta thường thấy những thông tin chi tiết về hoàn cảnh của người nghèo như thu nhập thấp, không đủ ăn, làm những công việc năng nhọc, bẩn thỉu, nguy hiểm, bệnh tật, mất mát, đói, cô đơn, đáng thương... với mong muốn họ được quan tâm hỗ trợ.

Nhưng rất ít khi họ được chú ý đến những gì đang phải chịu đựng trong đời sống tinh thần, những tủi nhục, xấu hổ, đau khổ và bị phân biệt đối xử khi được mô tả là những con người bần cùng dưới đáy xã hội và là đối tượng của sự cứu giúp. Càng ít hơn nữa những người làm truyền thông biết cách làm thế nào để có thể thông tin và giúp đỡ họ mà vẫn giữ gìn và tôn trọng phẩm giá cho chính họ.

Có một chương trình phim tài liệu truyền hình về người nghèo có triết lý rất riêng là “tôn vinh phẩm giá” của những con người đã vượt lên số phận nghèo khổ, vươn lên trong xã hội một cách lương thiện. Chương trình rất hay, rất cảm động với những thước phim mô tả cái đẹp của con người và cuộc sống nghèo, khó khăn, nhọc nhằn, đau khổ nhưng lương thiện.

Đó là một chương trình hiếm hoi có triết lý tôn vinh phẩm giá con người và đã thể hiện được điều này trong nghệ thuật làm phim. Chỉ hơi tiếc là đến cuối chương trình, theo quán tính, vẫn có hình ảnh những nhân vật bối rối cầm tấm bảng thật to ghi nhận nhà tài trợ trao tặng một số tiền nào đó y như những hoạt động từ thiện bề nổi khác.

Trao và nhận không có gì xấu vì phim cho thấy họ đã nỗ lực rất nhiều và xứng đáng được nhận hỗ trợ từ cộng đồng hay nhà tài trợ. Nhưng hình ảnh họ bối rối cầm tấm bảng nhận tài trợ thật khác với hình ảnh mô tả cuộc sống của chính họ: đầy nghị lực, thương yêu, khổ đau nhưng nhân hậu và lương thiện. Bởi vì những lúc đó phẩm giá của họ mới thật sự được tôn vinh.

Tôn trọng phẩm giá còn là lắng nghe tiếng nói của họ, lắng nghe thân phận và nguyên nhân sâu xa cái nghèo khổ của họ.

Nhà báo Võ Đắc Danh trong một bài phỏng vấn do Phong Điệp thực hiện, đã nói đại ý nếu trở lại làm nông dân, anh sẽ đau khổ nhiều hơn, vì “người ta chỉ khổ đau khi nhận thức được thân phận của mình. Đó là sự tụt hậu, sự thua thiệt, bị phản bội, bị bỏ rơi, bị ngược đãi” (bài “Võ Đắc Danh, không thể nào không viết”). Nói vậy có nghĩa là có thể chính họ (ở đây là nông dân) cũng chưa nhận thức hết tất cả những điều đó.

Vậy những người có thể viết, có thể quay phim, có thể có đủ hiểu biết và tri thức để có cái nhìn sâu xa và thấu thị hơn hãy giúp những con người dưới đáy xã hội cất lên tiếng nói của họ để xã hội nhìn thấy và để chính họ hiểu hơn về thân phận của mình. Hiểu để vượt qua, để đấu tranh cho quyền có những nhu cầu lớn hơn, những nhu cầu tự nhiên và chính đáng của một công dân, một con người.

Phẩm giá chỉ được coi trọng nếu họ được nhìn nhận như là những con người có những nhu cầu và quyền lợi như vậy, cái quyền của một công dân lên tiếng về thân phận, hơn là chỉ mô tả họ như những người đang nhận sự ban phát từ thiện của mọi người.

Trần Thị Thanh Hương

 

Tin tức liên quan

Gian nan hoạn nạn mới biết được lòng người
Tắm cho con gái, cha vô tình hỏi một câu, bất ngờ biết được bí mật giấu kín bấy lâu
Muốn thành công và giàu có, đừng bỏ qua lời khuyên đắt giá này của Donald Trump 
Đã mơ thì mơ hẳn tới những vì sao, nhưng hãy để đôi chân trụ vững dưới mặt đất
Một phút bạn làm được gì?
Điều gì quan trọng nhất trong cuộc đời
Nghịch lý không thể ngược đời hơn của Người Việt.
Google
Đừng cố tỏ ra hạnh phúc, cứ sống thật với bản thân rồi hạnh phúc sẽ đến
Bao giờ chúng ta ngừng kiếm tiền và biết cách hưởng thụ?
Những tháng ngày tốt đẹp của nhân loại không còn nhiều.
Làm người Việt Nam
Thống kê lực lượng đi làm và ăn bám ở Việt Nam
Sự nguy hiểm của một trào lưu
Sự khác nhau giữa bức thư gửi mẹ của người... tử tù và của CEO
Hệ lụy từ việc du nhập tùy tiện, thiếu văn hóa các lễ hội nước ngoài
Từ
Im lặng – Sức mạnh của kẻ thông minh hay sự lạnh lùng?
Gà con hỏi: ‘Sao ngày nào mẹ cũng phải đẻ trứng?’, gà mẹ trả lời thật là hay…
Tư duy tích cực - nguồn năng lượng tự nhiên vô giá
Nghiên cứu chứng minh: Càng học cao, lắm tiền thì cuộc sống càng ít hạnh phúc
Thôi kệ
Đừng hờ hững với đời như bọt bể
Đây là lý do tại sao bạn không nên tranh cãi khi đang tức giận
Đẹp và cái đẹp cần vinh danh!
Phạm phải 4 sai lầm này, tiền bạc sẽ mãi mãi rời xa bạn
Bức thư ông bố gửi con gái và bài học cuộc đời
Bố mẹ còn nghiện facebook bảo sao trẻ không sống ảo
Vì sao người Nhật lại thích xin lỗi?
Cái tôi – điều nghiệt ngã nhất của kiếp nhân sinh?
Những suy nghĩ của tôi về tiền và sự giàu có
Chỉ suy nghĩ nhị nguyên sẽ chẳng tiến lên được
Tại sao “giàu thì nó ghét”???
Vì cái Tôi vẫn còn hiện hữu nên không thể sống lặng lẽ
Bạn có dám khóa Facebook 1 năm để đổi lấy 5 điều tuyệt vời này không?
Tấm lòng thoáng đãng thì tiền đồ rộng mở
Năm mới suy nghĩ về hai chữ Phúc và Đức
Năm mới, mong gì? làm gì?
Đầu độc tổ tiên,
Bản chất vi diệu của lời khen: Có thể người ta khen là để dò xét, cảnh cáo bạn đấy nhé!
Đời người ai cũng có 4 giai đoạn khắc nghiệt nhất, nhưng không phải ai cũng toàn vẹn trải qua.
Người tâm lượng hẹp hòi thì cuộc sống khó suôn sẻ
Dừng lại đi những tâm hồn méo mó!
Đừng cảm thấy tồi tệ thay tôi, khi tôi làm gì đó chỉ một mình!
Biết tôn trọng người khác là một loại mỹ đức
Sự thật khắc nghiệt của cuộc sống mà chúng ta đừng cố ... tự lừa mình!
Tri ân thầy tôi đã dạy tôi sống đẹp
3 việc tuyệt đối không nên giúp người khác
hotline
0917123113
chat Facebook
zalo