Tin hot

Sự nguy hiểm của một trào lưu "sống ảo" Suy ngẫm

  “Nói là làm”, “like là làm” - một trào lưu đang dấy lên trong giới trẻ nhưng lại có xu hướng đẩy tới hành vi tiêu cực, đã và đang khiến dư luận hết sức lo lắng. Đã có một số người trẻ sẵn sàng làm những việc điên rồ, thậm chí chấp nhận đánh đổi tính mạng chỉ để câu like,...

  Để đổi lấy 1.000 like (thể hiện yêu thích) trên facebook, một học sinh có thể làm gì? Xé sách vở, bỏ học, hay gây gổ đánh nhau? Nhưng chắc sẽ không ai nghĩ chỉ vì những like trên mạng ảo, một nữ sinh mới 13 tuổi lại sẵn sàng đốt ngôi trường mình đang học! Nhưng đó là sự việc có thật, diễn ra sáng 9-10-2016 tại Khánh Hòa và khiến nhiều người bàng hoàng. Với một túi ni-lông chứa đầy xăng cùng những lời thúc giục, cổ vũ có tính chất kích động, một nữ sinh lớp 8 đã hành động không thể liều lĩnh hơn là châm lửa đốt phòng y tế nhà trường.

  Điều không thể ngờ được là ngay khi ngọn lửa bùng lên thì nữ sinh nọ cũng bị kẹt trong lửa và kết quả là hai chân bị bỏng nặng. Toàn bộ sự việc được chính những người bạn của cô bé quay phim lại. Âm thanh thu lại trong clip cho thấy có khá đông người đi theo, và họ không ngớt giục cô bé thực hiện việc đốt lửa. Có người coi đây là hành động bột phát nhất thời của nữ sinh nọ. Nhưng không thể nói như vậy, vì từ khi đăng status có nội dung “đủ 1.000 like sẽ đốt trường” lên facebook đến khi đạt đủ số like như mong muốn không phải sự việc diễn ra chỉ trong vài giờ, mà vẫn có thời gian để nữ sinh nọ suy nghĩ chín chắn về việc muốn làm.

  Theo dõi một sự việc đáng buồn, không ít người đặt câu hỏi: Tại sao lại đông người nhấn nút like cho hành động dại dột như thế? Sao không phải là một làn sóng dislike phản đối, buộc cô gái chấm dứt việc làm sai trái, thậm chí là vi phạm pháp luật, khi phá hoại tài sản của xã hội? Nhưng rất tiếc không hề có làn sóng phản đối nào.

  Việc làm không thể chấp nhận của nữ sinh 13 tuổi nói trên được cho là hành vi theo trào lưu “nói là làm”, “like là làm” đang rộ lên trong giới trẻ thời gian gần đây. Đến thời điểm hiện tại, sự kiện “đình đám” nhất của trào lưu này là việc một thanh niên ở quận Tân Phú (TP Hồ Chí Minh) tẩm xăng vào người tự châm lửa rồi nhảy xuống cầu, xảy ra tối 20-9. Toàn cảnh tự thiêu cũng được quay lại và tung lên mạng, gây xôn xao dư luận.

  Trước đó nam thanh niên đã đăng ảnh mình lên facebook kèm dòng trạng thái: “Bức hình này đủ 40.000 like sẽ đổ xăng từ trên người xuống, lấy hộp quẹt tự đốt người rồi nhảy cầu Tân Hóa! Đủ like sẽ làm, tôi nói là làm. Share mạnh để có cái hay hấp dẫn mà xem”! Ngỡ chỉ là hô hào suông, khó khiến người khác tin và nhấn nút like, vậy mà chỉ sau hai giờ đồng hồ, nội dung này đã có gần 30.000 lượt yêu thích. Chỉ sau một ngày, số người like đã lên đến trên 93.000! Một trò đùa có nguy cơ bị đẩy đi quá xa, khi nhiều người đã nhảy vào bình luận với tính chất kích động.

  Sức lan truyền trên mạng ảo đã vượt xa hình dung của nhiều người, bằng chứng là vào thời điểm “vụ tự thiêu” sẽ diễn ra, tại địa điểm được thanh niên nọ lựa chọn có hàng nghìn người đổ về, dựng xe đứng... chờ, gây ách tắc giao thông nghiêm trọng. Họ kéo đến vì tò mò, vì muốn xem một vụ tự thiêu như trong phim hành động, để vạch mặt một kẻ khoác lác hay vì lý do nào khác nữa? Liệu có bao nhiêu người đến đây xuất phát từ mong muốn ngăn cản một trò xuẩn ngốc, mang tính mạng mình ra đùa giỡn?

  Có người không đến được “thực địa” thì chầu chực trên facebook để hóng tin. Liệu chính điều đó có phải đã tạo nên áp lực khiến “thánh câu like” phải thực hiện lời hứa? Một độc giả đặt câu hỏi rất đáng suy nghĩ: “Giả dụ không ai like hành động của nam thanh niên thì sự việc trên có xảy ra? Đó là vô trách nhiệm. Chẳng ai diễn trò nếu không có khán giả”.

  Sự tự do trên mạng xã hội mở ra cơ hội để mọi người có thể kết giao bè bạn, học hỏi, phục vụ cho công việc của bản thân. Nhưng do hành vi sử dụng rất thiếu ý thức của một số người mà mạng xã hội lại tồn tại như “con dao hai lưỡi”, khiến người dùng mạng xã hội rất có thể sẽ trở thành nạn nhân của chính mình từ lúc nào mà không hề hay biết. Cùng với nhiều hiện tượng tiêu cực khác, hiện tượng “bán mình” để câu like trên mạng xã hội hiện nay đang chứng minh điều đó.

  Song like là gì khiến cho không ít người trở nên điên đảo? Đó chỉ là thể hiện thái độ của một nhóm người trước một nội dung được đăng tải trên mạng xã hội. Kể cả khi nhận về hàng chục nghìn like thì cũng không vì thế mà uy tín và trí tuệ của ai đó được nâng cao, hoặc tìm được việc làm tử tế, càng không khiến sự nghiệp của bản thân phát triển hơn. Đó là chưa kể việc đắm chìm với thế giới ảo trên mạng xã hội khiến cho cuộc sống của không ít người trở nên mất cân bằng, nảy sinh tâm lý chán ghét thực tại, khó hòa nhập cộng đồng. Vậy nhưng không ít người trẻ đã và đang dùng mọi chiêu trò để câu like, câu view như là cách thể hiện ảnh hưởng, tác động cũng như “đẳng cấp” của họ trên thế giới ảo.

  Tuy nhiên, từ sự trưởng thành lành mạnh, lương thiện của con người, chắc chắn không có “đẳng cấp” trong thế giới ảo nào được khẳng định, đánh giá cao trong cuộc sống thực qua những người mang cơ thể bản thân ra để hủy hoại, hoặc sẵn sàng đánh đổi nhân phẩm, danh dự của mình để lấy những lời tung hô phù phiếm, vô giá trị. Đúng như tên gọi “mạng ảo” - bởi hôm nay trên facebook ai đó có thể là “ngôi sao sáng” nhưng ngày mai liệu còn ai nhớ đến họ?

  Sự ham vui, ham lạ khiến cộng đồng ảo vừa tung hô người này sẽ lập tức quay lưng, kiếm những trò tiêu khiển mới từ người khác. Như một bạn trẻ đã thẳng thắn chia sẻ: “Khi thấy bạn này có nhiều like, những người khác sẽ nghĩ ngay đến việc mình cần làm những thứ ấn tượng để có nhiều like hơn và cho rằng đó là sự nổi tiếng. Thật ra, sau khi đóng cửa sổ màn hình lại, chẳng ai còn nhớ bạn là ai. Mọi người chỉ lưu hình ảnh bạn là người có những hành vi quá lố, thậm chí vô duyên”.

  “Thay đổi đi” - là điều mong mỏi của nhiều người trước một số biểu hiện lệch lạc trong một bộ phận giới trẻ, bởi căn bệnh “sống ảo” đang có nguy cơ ngày càng trầm trọng, gây ra hậu quả khôn lường cho nhiều cá nhân, cũng như xã hội. Cũng khẩu hiệu “nói là làm” nhưng sẽ thật đáng quý biết bao nếu thay vì phô diễn cái tôi kỳ dị với những hành vi quái lạ, quái đản, những người trẻ biết chung tay đóng góp công sức của mình giúp cho cuộc sống ngày càng tốt đẹp hơn bằng cách cố gắng học hành, tu dưỡng, tham gia công việc thiện nguyện, giúp người có hoàn cảnh khó khăn, dạy dỗ trẻ em nghèo không có điều kiện đến trường...

  Đã đến lúc cần nâng cao ý thức trách nhiệm của mỗi cá nhân khi tham gia mạng xã hội, được thể hiện qua từng nút like, mỗi bình luận, và cả hành vi trong xã hội, từ đó góp phần làm trong sạch, lành mạnh hóa cộng đồng mạng. Và “thay đổi đi” phải trở thành thái độ sống tích cực, chứ không phải thay đổi để có hành động phản cảm, gây sốc, đánh bóng bản thân…

Báo Nhân dân

Tin tức liên quan

Gian nan hoạn nạn mới biết được lòng người
Tắm cho con gái, cha vô tình hỏi một câu, bất ngờ biết được bí mật giấu kín bấy lâu
Muốn thành công và giàu có, đừng bỏ qua lời khuyên đắt giá này của Donald Trump 
Đã mơ thì mơ hẳn tới những vì sao, nhưng hãy để đôi chân trụ vững dưới mặt đất
Một phút bạn làm được gì?
Điều gì quan trọng nhất trong cuộc đời
Nghịch lý không thể ngược đời hơn của Người Việt.
Google
Đừng cố tỏ ra hạnh phúc, cứ sống thật với bản thân rồi hạnh phúc sẽ đến
Bao giờ chúng ta ngừng kiếm tiền và biết cách hưởng thụ?
Những tháng ngày tốt đẹp của nhân loại không còn nhiều.
Làm người Việt Nam
Thống kê lực lượng đi làm và ăn bám ở Việt Nam
Phẩm giá con người trong truyền thông đại chúng
Sự khác nhau giữa bức thư gửi mẹ của người... tử tù và của CEO
Hệ lụy từ việc du nhập tùy tiện, thiếu văn hóa các lễ hội nước ngoài
Từ
Im lặng – Sức mạnh của kẻ thông minh hay sự lạnh lùng?
Gà con hỏi: ‘Sao ngày nào mẹ cũng phải đẻ trứng?’, gà mẹ trả lời thật là hay…
Tư duy tích cực - nguồn năng lượng tự nhiên vô giá
Nghiên cứu chứng minh: Càng học cao, lắm tiền thì cuộc sống càng ít hạnh phúc
Thôi kệ
Đừng hờ hững với đời như bọt bể
Đây là lý do tại sao bạn không nên tranh cãi khi đang tức giận
Đẹp và cái đẹp cần vinh danh!
Phạm phải 4 sai lầm này, tiền bạc sẽ mãi mãi rời xa bạn
Bức thư ông bố gửi con gái và bài học cuộc đời
Bố mẹ còn nghiện facebook bảo sao trẻ không sống ảo
Vì sao người Nhật lại thích xin lỗi?
Cái tôi – điều nghiệt ngã nhất của kiếp nhân sinh?
Những suy nghĩ của tôi về tiền và sự giàu có
Chỉ suy nghĩ nhị nguyên sẽ chẳng tiến lên được
Tại sao “giàu thì nó ghét”???
Vì cái Tôi vẫn còn hiện hữu nên không thể sống lặng lẽ
Bạn có dám khóa Facebook 1 năm để đổi lấy 5 điều tuyệt vời này không?
Tấm lòng thoáng đãng thì tiền đồ rộng mở
Năm mới suy nghĩ về hai chữ Phúc và Đức
Năm mới, mong gì? làm gì?
Đầu độc tổ tiên,
Bản chất vi diệu của lời khen: Có thể người ta khen là để dò xét, cảnh cáo bạn đấy nhé!
Đời người ai cũng có 4 giai đoạn khắc nghiệt nhất, nhưng không phải ai cũng toàn vẹn trải qua.
Người tâm lượng hẹp hòi thì cuộc sống khó suôn sẻ
Dừng lại đi những tâm hồn méo mó!
Đừng cảm thấy tồi tệ thay tôi, khi tôi làm gì đó chỉ một mình!
Biết tôn trọng người khác là một loại mỹ đức
Sự thật khắc nghiệt của cuộc sống mà chúng ta đừng cố ... tự lừa mình!
Tri ân thầy tôi đã dạy tôi sống đẹp
3 việc tuyệt đối không nên giúp người khác
hotline
0917123113
chat Facebook
zalo