Tin hot

Bàn về quyền phụ nữ và bình đẳng giới Suy ngẫm

  Sự mất cân bằng về giới vốn có nguyên nhân gốc rễ từ chế độ gia trưởng (phụ quyền) vốn bắt nguồn từ sự mất cân bằng quyền lực do tư hữu tài sản mang lại. Quá trình này diễn ra khắp nơi, ăn sâu cắm rễ vào xã hội của chúng ta và được củng cố bởi rất nhiều cơ chế khác nhau như học thuyết chính trị, nhà nước và đặc biệt là Tôn giáo. Sự đấu tranh không mệt mỏi của nhiều thế hệ đã và đang đem lại những kết quả khả quan và giúp phụ nữ ngày nay có nhiều tự do và quyền hơn.

Nhân ngày 20 tháng 10 – ngày mà nhiều người được gọi là nam giới như chúng tôi hay thắc mắc là tại sao một năm phụ nữ Việt Nam có tới hai ngày kỷ niệm, trong khi nam giới thì không có được thậm chí nửa ngày – tôi xin chúc tất cả phụ nữ và trẻ em gái trên đất nước Việt Nam thân yêu càng ngày càng có nhiều niềm vui trong cuộc sống và có nhiều thành công hơn trong xã hội.

Khi phàn nàn về việc đàn ông Việt Nam không có ngày lễ của mình, tôi tin rằng phần đông đàn ông Việt thực chất không lấy đó làm phiền hay ganh tị bởi vì họ hiểu rất rõ 363 ngày còn lại trong năm là của họ rồi. Tại sao tôi lai nói như vậy? Có phải tôi đã quá chủ quan vào vị thế của đàn ông trong xã hội Việt hay không? Xin thưa là tôi không hề chủ quan, và những gì tôi đang nói tới sẽ củng cố cho những gì tôi nói ở trên.

Theo lý thuyết về Giới, thì chúng ta (nam và nữ) chỉ thực sự mất bình đẳng từ khi có tư hữu về tài sản và cũng chính từ thời điểm đó (dao động từ 2500 đến 5000 năm trước, tùy theo cộng đồng) nam giới định ra các giá trị và ý thức hệ để xã hội đi theo. Ví dụ như nói về nam giới đồng nghĩa với sức mạnh về cơ bắp, là trụ cột gia đình, là cần câu cơm, là tề gia, trị quốc và cũng có nghĩa là họ có quyền được đi sớm về khuya, tụ tập, đàn đúm,uống rượu hay hút thuốc. Khi nói về phụ nữ, người ta nghĩ ngay đến má phấn, môi son, liễu yếu, đào tơ, thêu thùa, may vá, giặt giũ, cơm nước và trông nom con cái. Ở phần đông xã hội, người ta hay dị ứng khi thấy phụ nữ hút thuốc hay uống rượu hay tụ tập chơi bời. Đấy là những gì trong tiến trình lịch sử loài người và xã hội chúng ta đã định ra như vậy (tuy bây giờ nhiều cái đã thay đổi). Người ta hay nói nhiều về cái gọi là “thiên chức” của người phụ nữ đế gắn họ vơi những việc bếp núc, nội trợ và nuôi dạy con cái. Thực ra nếu xét về thiên chức, tức là nói về giới tính thì phụ nữ chỉ khác đàn ông ở hai điểm (hai chức năng mà đàn ông không làm được) mà tạo hóa ban cho họ, đó là “sinh con” và cho con bú sữa. Trong khi đó đàn ông được tự nhiên ban cho một chức năng khác với phụ nữ đó là khả năng “cho tinh trùng”. Xét về mặt công nghệ thì những thiên chức này ngày nay khoa học có thể can thiệp được, nhưng cơ bản nó vẫn chính là những yếu tố chính làm nên sự khác biệt giữa nam và nữ.

Vậy tại sao nam giới lại được ưu tiên làm những việc được cho là lớn lao còn phụ nữ thì nên ở nhà và làm tốt nữ công gia chánh? Nhiều người vẫn cho rằng đó là do chúng ta khác biệt về thể trạng và thiên chức và người nào cũng nên làm tốt cái thiên chức của người đó, nhưng xét về bản chất thì những vấn đề này được quyết định bởi cái gọi là “chế độ phụ quyền” hay “gia trưởng” ở hầu hết các cộng đồng trên thế giới. Quan điểm sức mạnh thuộc về đàn ông đã chi phối và ảnh hưởng đến xã hội trên góc độ giới rất nhiều,trong đó có thể kể đến một vài điểm chính như sau:

Về vị thế của người phụ nữ, quan điểm này (được cho là xuất hiện từ thời chiếm hữu về tư liệu sản xuất trong học thuyết Marx) đã đưa người phụ nữ xuống bên dưới và trở thành thứ “sở hữu” của đàn ông trong hầu hết các xã hội. Hậu quả là đa số phụ nữ không có quyền có tài sản, không được sở hữu đất đai; và con gái (thậm chí đến tận ngay nay) không được bố mẹ chia gia tài hay thừa kế tài sản hoặc có thì cũng ít hơn con trai, bởi vì xã hội quan niệm họ (phụ nữ) là thuộc nhà chồng và trách nhiệm của họ là bên nhà chồng. Ở Trung Quốc và Việt Nam, quan niệm về “Tam Tòng” của Khổng giáo chính là cơ chế giết chết sự “tự do” về mọi mặt của người phụ nữ. Nhiều người cho rằng tuy Khổng giáo có nhiều quan điểm hay về quản lý xã hội nhưng lại là kẻ thù của phụ nữ khi không xem họ là một con người theo đúng nghĩa và thậm chí Khổng Tử đã từng ví đàn bà với tiểu nhân và nói rằng đây là hai hạng người không nên kết giao(!).

Về vai trò của người phụ nữ, quan điểm này đã định hình vai trò của phụ nữ gắn liền với chuyện phòng the, bếp núc, nội trợ và những gì thuộc về sự chịu đựng, tính hy sinh, quan tâm hay chăm sóc người khác. Việc sử dụng các yếu tố thuộc phạm trù xã hội vào vấn đề giới đã đem lại hiệu quả rất lớn cho đàn ông, đó là từng bước loại bỏ sự kháng cự của phụ nữ và đưa họ vào thế chấp nhận các vài trò (vốn được xem như là các điểm yếu) này như là thiên chức và tự nguyện tuân theo. Để củng cố vai trò thống trị của đàn ông, người ta đã sử dụng rất nhiều biện pháp và công cụ để giam hãm phụ nữ trong phạm vi mà nam giới mong muốn, trong đó chủ yếu là sử dụng quyền lực (do tài sản họ sở hữu mang lại), thậm chí là bạo lực để dập tắt sự phản kháng và kể cả vai trò của nhà nước để hạn chế quyền của phụ nữ và áp đặt các khuôn phép mà họ phải tuân theo. Một ví dụ rất rõ trong vấn đề này đó là ngày trước ở nước ta phụ nữ không được phép đi học và đi thi hay những cung nữ bị Nhà vua loại thải sau một thời gian ở trong cung thì không được phép lấy chồng là những người đỗ đạt hay có địa vị xã hội.

Về giá trị của người phụ nữ, ở một số xã hội, trước kia phụ nữ, người nghèo và nô lệ không có quyền công dân vì thế họ không được đi bầu cử. Thậm chí đôi khi họ bị xem như một món đồ mà người ta có thể mang ra mua bán,trao đổi và cho, tặng. Di chứng của vấn đề này chính là ngày nay việc mua bán phụ nữ cho mục đích mại dâm vẫn xảy ra ở rất nhiều nơi trong đó có Việt Nam chúng ta. Để duy trì trật tự của chế độ phụ quyền, nam giới đã tướt đoạt hết các quyền con người của phụ nữ và khi không có và biết đến các quyền của mình thì phụ nữ thường phải cam chịu và lệ thuộc vào người đàn ông sở hữu mình. Việc sử dụng ngôn từ “ông chủ của em” trong một số nước phương Tây ngày trước cho thấy sự phụ thuộc này.

Theo nhiều nghiên trước đây, số liệu cho thấy 20 năm trước, trên toàn thế giới hàm lượng lao động của phụ nữ chiếm tới 66% sức lao động trên thế giới, trong khi đó họ chỉ làm ra 10% của cải xã hội và trung bình phụ nữ chỉ sở hữu 1% tài sản trên thế giới. Thực tế phũ phàng này xuất phát từ việc có rất nhiều công việc mà phụ nữ làm hàng ngày liên quan đến việc nhà đã không được tính công như các loại hình lao động khác. Tổ chức Lao động Quốc tế đã đưa ra con số là công việc nội trợ của phụ nữ hàng năm mang lại giá trị khoảng 11 ngàn tỷ USD nhưng con số này đã hầu như không được tính đến hay được thừa nhận bởi nam giới trên toàn thế giới. Trong cuộc sống hàng ngày, lao động của chúng ta có thể được chia ra thành ba loại chính đó là (i) lao động tao ra tu nhập cho gia đình; (ii) lao động tái tạo trong gia đình như chăm sóc, nuôi dạy con cái, nấu nước, giặt giũ vân vân; và (iii) lao động phục vụ cộng đồng như tham gia các hội, đoàn thể ,v,v. Thực tế, có một sự chênh lệch rất đáng kể trong lao động tạo thu nhâp để nuôi sống gia đình trên thế giới khi thu nhập của phụ nữ chỉ chiếm khoảng 23% so với thu nhập của nam giới (số liệu năm 2011 của Viện nghiên cứu chính sách phụ nữ – IWPR) đồng thời lao động thuộc lĩnh vực tái tạo thường không được xét tới còn lao động phục vụ cộng đồng hay được giao cho nam giới. Như vậy vấn đề phân công lao động có bắt nguồn từ nguyên nhân gốc rễ của “chủ nghĩa gia trưởng” hay “phụ quyền” đang góp phân làm gia tăng sự bất bình đẳng giới. Nếu chúng ta thừa nhận nguồn gốc của “chủ nghĩa gia trưởng” (Patriarchy) bắt nguồn từ sự tư hữu tài sản thì có nghĩa là chỉ đến khi không còn tư hữu nữa thì mới có thể đạt được công bằng về giới. Tuy nhiên do hiện tại việc loại bỏ tư hữu tài sản là bất khả thi (tính đến thời điểm hiện tại) thì để giảm bớt sự bất công về giới, giải pháp khả thi nhất đó là can thiệp vào cơ chế phân công lao động trong gia đình và xã hội, đồng nghĩa với việc tăng cường các cơ hội và kỹ năng cho phụ nữ để họ nâng cao thu nhập trong loại hình lao động thứ nhất, đồng thời đòi hỏi nam giới chia sẻ gánh nặng trong lao động tái tạo trong gia đình. Những vấn đề này, ngoài vấn đề sinh con và cho con bú ra, chúng ta, cả nữ và nam không có sự khác biệt về “thiên chức” nào cả. Bên cạnh đó cần xem xét mọi việc trên yếu tố giới, có nghĩa rằng sự phân công lao động không nên chia đều mà cần dựa vào đặc tính giới để mỗi người làm những việc phù hợp với thể trạng và khả năng của họ nhất. Đây chính là sự khác biệt của “công bằng” (vốn nhấn mạnh vào bản chất) so với “bình đẳng” (chỉ nói lên hiện tượng).

Do chúng ta đều biết và đôi khi chấp nhận chuyện phụ nữ quét nhà, rửa bát còn nam giới thì đọc báo xem TV (tôi cũng thích thế vì nó có lợi cho tôi), nên tôi sẽ không nói về việc này nữa vì theo quá trình phát triển phụ nữ càng ngày càng không chấp nhận và đã và đang đấu tranh chống lại nó. Ở nhiều nước phương Tây do phúc lợi xã hội tốt nên sự mất cân bằng quyền lực trong thu nhập không còn nhiều, cộng với việc đàn ông thường xuyên chia sẻ việc nhà với vợ nên họ đã đạt được sự công bằng về giới cao hơn chúng ta rất nhiều lần – thứ mà nhiều người chúng ta thỉnh thoảng hay đem các giá trị truyền thống xã hội và mô hình gia đình của chúng ta ra để chế nhạo và thách thức.

Viết về lĩnh vực này có thể không bao giờ hết và kết thúc được vì có quá nhiều thứ để nói, quá nhiều quan điểm để bình luận, nhưng có thể kết luận ngắn gọn như thế này: sự mất cân bằng về giới vốn có nguyên nhân gốc rễ từ chế độ gia trưởng (phụ quyền) vốn bắt nguồn từ sự mất cân bằng quyền lực do tư hữu tài sản mang lại. Quá trình này diễn ra khắp nơi, ăn sâu cắm rễ vào xã hội của chúng ta và được củng cố bởi rất nhiều cơ chế khác nhau như học thuyết chính trị, nhà nước và đặc biệt là Tôn giáo. Sự đấu tranh không mệt mỏi của nhiều thế hệ đã và đang đem lại những kết quả khả quan và giúp phụ nữ ngày nay có nhiều tự do và quyền hơn. Để giải quyết tốt hơn nữa vấn đề này không chỉ đòi hỏi chúng ta nhận thức và hiểu về nó mà cần chúng ta (đặc biệt là nam giới) chung tay hành động để can thiệp vào ba nhân tố cơ bản, đó là (i) giảm thiểu sự chênh lệch của hàm lượng lao động giữa nữ và nam, (ii) Tăng thu nhập cho phụ nữ, và (iii) Đảm bảo và tăng cường sở hữu của phụ nữ đối với đất đai và tài sản trong gia đình và xã hội.

Cuối cùng, do có nhiều người hay mặc định rằng phương Đông thường đồng nghĩa với nữ quyền thấp, trong khi phương Tây là cái nôi của phong trào nữ quyền, xin được mượn câu chuyện của Hoàng Tử Gautama ở Ấn độ khi Ngài đã giác ngộ Phật pháp và trở nên nổi tiếng. Khi đó có khoảng 500 phụ nữ thấy được tự do bác ái trong triết lý của Ngài nên đã đến xin được tự nguyện tham gia tôn giáo (tức là trở thành Ni-cô) của Ngài. Ban đầu Ngài thẳng thừng từ chối do lo ngại chồng, con, anh em họ có thể gây bất lợi cho tôn giáo mới (Phật giáo) mà ngài mới lập nên, nhưng sau một thời gian tranh luận Ngài đã chấp nhận cho họ tham gia Đạo của mình. Câu chuyện này được nhiều người dẫn chứng như là một trong những tranh luận đầu tiên của nhân loại về nữ quyền và lại có xuất phát từ phương Đông. Phật Tổ thật sự đã tiến bộ hơn rất nhiều nhiều lần so với những triết gia cùng thời như Manu (Ấn độ) hay Khổng Tử (Trung Quốc) trong vấn đề giới và quyền phụ nữ (đã có nhiều bài viết về vấn đề này). Tuy nhiên các bạn nghĩ gì khi nghe Ngài nói về tương lai của Phật giáo sau khi đồng ý cho phụ nữ ra nhập Đạo của mình? Ngài đã nói đại ý là “Đáng nhẽ Chánh pháp của Ngài có thể truyền lại hậu thế đến 1000 năm, nhưng bởi vì khi đồng ý cho phụ nữ gia nhập Đạo của mình, Chánh pháp của Ngài sẽ chỉ tồn tại được 500 năm thôi”. Như vậy có nghĩa là gì và Ngài muốn nói gì với hậu thế đây?????.

TUẤN TRẦN

Tags:

Tin tức liên quan

Gian nan hoạn nạn mới biết được lòng người
Tắm cho con gái, cha vô tình hỏi một câu, bất ngờ biết được bí mật giấu kín bấy lâu
Muốn thành công và giàu có, đừng bỏ qua lời khuyên đắt giá này của Donald Trump 
Đã mơ thì mơ hẳn tới những vì sao, nhưng hãy để đôi chân trụ vững dưới mặt đất
Một phút bạn làm được gì?
Điều gì quan trọng nhất trong cuộc đời
Nghịch lý không thể ngược đời hơn của Người Việt.
Google
Đừng cố tỏ ra hạnh phúc, cứ sống thật với bản thân rồi hạnh phúc sẽ đến
Bao giờ chúng ta ngừng kiếm tiền và biết cách hưởng thụ?
Những tháng ngày tốt đẹp của nhân loại không còn nhiều.
Làm người Việt Nam
Thống kê lực lượng đi làm và ăn bám ở Việt Nam
Phẩm giá con người trong truyền thông đại chúng
Sự nguy hiểm của một trào lưu
Sự khác nhau giữa bức thư gửi mẹ của người... tử tù và của CEO
Hệ lụy từ việc du nhập tùy tiện, thiếu văn hóa các lễ hội nước ngoài
Từ
Im lặng – Sức mạnh của kẻ thông minh hay sự lạnh lùng?
Gà con hỏi: ‘Sao ngày nào mẹ cũng phải đẻ trứng?’, gà mẹ trả lời thật là hay…
Tư duy tích cực - nguồn năng lượng tự nhiên vô giá
Nghiên cứu chứng minh: Càng học cao, lắm tiền thì cuộc sống càng ít hạnh phúc
Thôi kệ
Đừng hờ hững với đời như bọt bể
Đây là lý do tại sao bạn không nên tranh cãi khi đang tức giận
Đẹp và cái đẹp cần vinh danh!
Phạm phải 4 sai lầm này, tiền bạc sẽ mãi mãi rời xa bạn
Bức thư ông bố gửi con gái và bài học cuộc đời
Bố mẹ còn nghiện facebook bảo sao trẻ không sống ảo
Vì sao người Nhật lại thích xin lỗi?
Cái tôi – điều nghiệt ngã nhất của kiếp nhân sinh?
Những suy nghĩ của tôi về tiền và sự giàu có
Chỉ suy nghĩ nhị nguyên sẽ chẳng tiến lên được
Tại sao “giàu thì nó ghét”???
Vì cái Tôi vẫn còn hiện hữu nên không thể sống lặng lẽ
Bạn có dám khóa Facebook 1 năm để đổi lấy 5 điều tuyệt vời này không?
Tấm lòng thoáng đãng thì tiền đồ rộng mở
Năm mới suy nghĩ về hai chữ Phúc và Đức
Năm mới, mong gì? làm gì?
Đầu độc tổ tiên,
Bản chất vi diệu của lời khen: Có thể người ta khen là để dò xét, cảnh cáo bạn đấy nhé!
Đời người ai cũng có 4 giai đoạn khắc nghiệt nhất, nhưng không phải ai cũng toàn vẹn trải qua.
Người tâm lượng hẹp hòi thì cuộc sống khó suôn sẻ
Dừng lại đi những tâm hồn méo mó!
Đừng cảm thấy tồi tệ thay tôi, khi tôi làm gì đó chỉ một mình!
Biết tôn trọng người khác là một loại mỹ đức
Sự thật khắc nghiệt của cuộc sống mà chúng ta đừng cố ... tự lừa mình!
Tri ân thầy tôi đã dạy tôi sống đẹp
3 việc tuyệt đối không nên giúp người khác
hotline
0917123113
chat Facebook
zalo