“Luật rừng” có thực sự “ác độc” như chúng ta vẫn nghĩ? Suy ngẫm
Chúng ta vẫn luôn cho rằng trong thế giới tự nhiên tồn tại “luật rừng”, tức là luật của kẻ mạnh, mạnh được yếu thua. Sự thật có đúng vậy không? Dưới đây là những phát hiện cho thấy động vật và thực vật cũng có những nguyên tắc sống khá “cao thượng”.
Chính sách “nhượng bộ” của động vật
Trong thế giới động vật, hiện tượng tranh đấu là hiện tượng không có gì mới. Song chúng cũng có nguyên tắc tranh đấu của chính mình, đó chính là áp dụng “chính sách nhượng bộ” để tránh hết mức việc đổ máu và ngăn chặn xuất hiện cuộc tranh đấu “một mất một còn”.
Động vật tránh hết mức việc đổ máu và ngăn chặn xuất hiện cuộc tranh đấu “một mất một còn”.
Tại sao vậy?
Các nhà khoa học cho biết có hai nguyên nhân chủ yếu:
Thứ nhất, động vật cũng biết suy nghĩ đến hậu quả. Bởi vì khi động vật tranh đấu, kẻ bại chắc chắn sẽ bị thương, thậm chí có thể mất mạng, và kẻ thắng cũng có thể bị thương. Do vậy, kẻ mạnh sẽ hết sức tránh bị thương, để tránh ảnh hưởng đến sinh hoạt bình thường sau này của mình, nên khi đánh nhau thường sẽ “không chấp kẻ yếu”.
Thứ hai, động vật cũng có cách ngừng tranh đấu giữa chừng. Nói chung, nếu như sức lực của hai bên khác nhau xa, chúng sẽ không đánh nhau nữa, cùng lắm chỉ là xung đột một chút. Chỉ khi sức lực của cả hai bên chênh lệch không bao nhiêu thì mới có thể nổ ra cuộc tranh đấu kịch liệt. Song sau khi hai bên qua mấy hiệp đọ sức, sức mạnh yếu sẽ dần dần thay đổi rõ rệt.
Khi hai con sư tử đánh nhau, chỉ cần một bên vươn cổ sang phía địch thủ, thì đối phương biết đây là tín hiệu của “khuất phục” liền áp dụng chính sách “nhượng bộ”, lập tức ngừng tấn công
Lúc này thường là kẻ yếu có khả năng tự biết mình sẽ tự nhận thua hoặc thể hiện tư thế đầu hàng để cầu mong đối phương khoan dung, đó chính là đầu hàng. Ví dụ, khi hai con sư tử đánh nhau, chỉ cần một bên vươn cổ sang phía địch thủ, thì đối phương biết đây là tín hiệu của “khuất phục” liền áp dụng chính sách “nhượng bộ”, lập tức ngừng tấn công. Ví dụ như khi hai con chó đang cắn lẫn nhau, chỉ cần một con nằm ngã xuống đất ngửa bụng lên trời, thể hiện “bái phục chịu thua” thì trận tranh đấu này sẽ kết thúc.
Thực vật sống rất… nhường nhịn nhau
Peter Wohlleben được đặt biệt danh là “người hiểu ngôn ngữ của cây cối”. Ông là chuyên gia lâm nghiệp người Đức, tác giả của cuốn sách thuộc loại best-selling “The Hidden Life of Trees” (Cuộc sống bí ẩn của cây cối).
Ông mô tả rằng cây cối trong rừng cũng có những mối quan hệ xã hội:
Cây có cảm xúc. Chúng có thể cảm nhận đau đớn, và cả những cảm xúc, như sợ hãi. Cây thích đứng gần nhau và âu yếm. Có tồn tại tình bạn giữa cây cối.
“Cây cối thường làm bạn với nhau. Ta thấy các tán cây dày thường không che lên các cây khác vì chúng không muốn chặn ánh sáng của bạn bè” , ông nói.
Ông đã có thí nghiệm chứng minh rằng nhờ được đối xử như con người mà sức khỏe và sức chịu đựng của cây cối trong khu rừng được tăng lên.
Quả thật những điều Peter Wohlleben nói không hề sai chút nào. Những loài cây mọc cạnh nhau có xu hướng “tránh làm phiền” các cây khác xung quanh nó, các cành cao nhất của vòm lá mọc hài hòa và tránh đụng vào nhau. Hiệu ứng hình ảnh cây cối tạo ra là rất ấn tượng, những đường biên rõ nét trông hệt như các khe nứt hay dòng sông uốn lượn trên bầu trời, khi chúng ta quan sát từ mặt đất.
Những loài cây mọc cạnh nhau có xu hướng “tránh làm phiền” các cây khác xung quanh nó.
Suzanne Simard là giáo sư về sinh thái rừng tại Đại học British Columbia. Cô đã thử nghiệm các lý thuyết về cách các loài cây giao tiếp với nhau. Cô sử dụng carbon phóng xạ để kiểm nghiệm sự giao tiếp giữa cây các loài cây khi chúng trao đổi chất carbon cho nhau, và đã phát hiện rằng cây Bạch Dương và cây Linh Sam đã có những “phi vụ” trao đổi đôi bên cùng có lợi.
Như vậy ta có thể nhận thấy “luật rừng” cũng không có gì là “ác độc” như chúng ta vẫn quan niệm, dù động vật hay thực vật thì vẫn luôn hướng tới một sự hài hòa trong các mối quan hệ.