Những bí mật trong lòng của người sống nội tâm Suy ngẫm
Trong cuộc sống hàng ngày, rất nhiều người có tính cách sôi nổi, thích ồn ào náo nhiệt. Bên cạnh đó cũng có rất nhiều người trầm lặng, thích sự yên tĩnh – họ là những người sống nội tâm. Vậy họ có những “bí mật” nào trong lòng?
Người sống nội tâm thích hoài niệm, thích yên lặng suy ngẫm một mình.
Người sống nội tâm không muốn nhờ vả người khác, họ thà tự mình đi đường vòng chứ không muốn chủ động nhờ người khác giúp đỡ.
Người sống nội tâm rất trọng thể diện, họ thà tự mình chịu thiệt chứ không muốn để người khác xem thường mình.
Người sống nội tâm không giỏi ăn nói, họ thường cảm thấy phiền não với những việc giao tiếp.
Người sống nội tâm không thích nói trước làm sau, họ thích dùng hành động để chứng minh bản thân, khi có được thành tích tốt cũng không khoa trương với người khác, họ thích nghe người khác nói mình khiêm tốn.
Người sống nội tâm dễ tự ti, rất dễ xem nhẹ ưu điểm của bản thân và quá để tâm đến các khuyết điểm của chính mình.
Người sống nội tâm theo chủ nghĩa hoàn hảo, họ mong mọi việc đều hoàn mỹ hết sức có thể.
Người sống nội tâm rất hay ngại ngùng, họ ở thế bất lợi trong việc bày tỏ tình cảm, họ thích ở vị trí bị động trong tình yêu và hưởng thụ cảm giác cùng sự ngọt ngào khi được yêu.
Người sống nội tâm thích trốn vào một góc khóc thầm khi bị tổn thương, tất cả điều oan ức đều để nước mắt rửa trôi đi.
Người sống nội tâm có rất ít bạn, nhưng đều là bạn chí cốt. Trong các mối quan hệ bạn bè, họ luôn muốn tặng cả trái tim cho người kia, hầu như không hề có chút giả dối nào.
Người sống nội tâm rất cố chấp, họ thường cất giấu tình cảm sâu trong lòng.
Người sống nội tâm rất chú tâm, họ thích làm việc mà mình cảm thấy hứng thú trong một khoảng thời gian dài, thậm chí quên mất cả việc ăn ngủ.
Người sống nội tâm ít nói ra những điều mình nghĩ, chỉ là họ không thích nói nhiều mà thích suy ngẫm.
Trong cuộc sống, khi mọi người trò chuyện vui vẻ sôi nổi thì người sống nội tâm có lẽ biết nhiều thứ hơn bạn, nhưng họ không muốn nói những điều này, bởi vì những chủ đề mà mọi người nói thì mọi người đều đã biết rồi, “Cần gì phải nói nữa chứ?”. Đây là suy nghĩ của những người sống nội tâm.
Họ lại thích trò chuyện về những chủ đề mới lạ, ví dụ như những điều mà đối phương không biết, hoặc muốn nghe những điều mà họ không biết.
Có những người sống nội tâm không thích chào hỏi, thật ra trong đầu họ đã chào hỏi bạn rồi, bạn chỉ cần chú ý ánh mắt của họ là có thể phát hiện ra. Họ không cần nói “Xin chào” hoặc “Bạn ăn cơm chưa?” thì mới là chào hỏi, họ có cách của riêng mình: mỉm cười, gật đầu, nhìn bạn chăm chú.
Mọi người đều có tiêu chuẩn riêng đối với người khác, đối với người hướng ngoại thì người ta thường có xu hướng nói nhiều, đối với người hướng nội thì họ sẽ nói ít đi. Ngược lại, tiêu chuẩn của người sống nội tâm về người khác là bình đẳng, đối với ai họ cũng đều hoặc nói hoặc không.
Bạn cần phải biết một logic có lẽ rất kỳ lạ đó là: “Không phải là người sống nội tâm không nói chuyện với bạn, mà là bạn không nói chuyện với họ”.
Một người hướng ngoại thường sẽ tập trung cùng mọi người, nhưng khi gặp chuyện gì lớn, có khả năng họ sẽ trốn ở tít đằng xa. Còn người sống nội tâm, tuy bình thường họ rất ít tiếp xúc với mọi người, nhưng khi xảy ra những vấn đề có tính nguyên tắc hoặc việc gì lớn, họ lại đột nhiên đứng ra giúp đỡ bạn. Trong rất nhiều bộ phim cũng có phản ánh dạng người như thế này, ngoài tính cách khác biệt với mọi người, còn lại thì họ không có gì khác cả, có khi họ còn tốt bụng, tình cảm hơn cả bạn. Chính do bạn dùng ánh mắt khác thường để nhìn họ.
Trong lịch sử có rất nhiều những nhân vật nổi tiếng sống nội tâm, ví dụ như: Napoleon, Einstein, Chaplin, Tolstoy, Seth, Hegel…
“Khi con người ta theo đuổi lý tưởng thì cũng là lúc họ rơi vào cô đơn.” – Sylvester Stallone
Còn bạn, bạn có phải là người sống nội tâm?
Thanh Trúc