Vì sao người Do Thái luôn trả lời câu hỏi này bằng một câu hỏi khác? Suy ngẫm
Bất kỳ người Do Thái nào cũng luôn có thói quen trả lời một câu hỏi bằng một câu hỏi khác. Phương pháp Hỏi - Đáp kiểu này được xem là một cách vô cùng hiệu quả để kích thích não bộ.
Cộng đồng người Do Thái có lưu truyền một câu chuyện như thế này:
Có hai tên trộm đột nhập vào một ngôi nhà qua ống khói. Mặt một tên bị đen sì đầy bồ hóng còn tên kia thì mặt mũi vẫn sạch nguyên. Một người Do Thái hỏi người kia: Cậu nghĩ tên nào sẽ đi rửa mặt?
"Tôi đoán chắc tên mặt bẩn".
"Cậu đưa ra kết luận mà không nghĩ ngợi chút nào. Tên mặt bẩn sẽ nhìn mặt tên đồng phạm của hắn, thấy một khuôn mặt sạch sẽ và nghĩ rằng mặt hắn cũng sạch như thế. Còn tên kia sẽ nhìn tên mặt bẩn và cho rằng mặt mình cũng bị bẩn. Tên thứ 2 mới là kẻ sẽ đi tìm chỗ rửa mặt".
"Ừ, có lý. Nhưng mà tại sao hai tên cùng trượt xuống ống khỏi mà một tên lại chui ra với gương mặt sạch sẽ được chứ?"
Hai bố con người Do Thái
Nhìn chung, bất kỳ người Do Thái nào cũng luôn có thói quen trả lời một câu hỏi bằng một câu hỏi khác. Phương pháp Hỏi - Đáp kiểu này được xem là một cách vô cùng hiệu quả để kích thích não bộ.
Dưới đây là giải thích về thói quen kỳ lạ này của người Do Thái trích từ cuốn sách "Trí tuệ Do Thái":
Đạo Do Thái có một nguyên tắc đó là không bao giờ được coi bất cứ điều gì là chuyện đương nhiên, thậm chí cả những mệnh lệnh nghiêm khắc và cơ bản nhất.
Cho dù mệnh lệnh đó có đến từ đâu thì người Do Thái cũng luôn khao khát được hiểu tại sao họ phải hành động như thế và logic đằng sau mỗi mệnh lệnh là gì. Sinh viên trường đạo không phải cứ mù quáng chấp nhận tất cả những điều thầy đạo nói như những lời thánh truyền mà không có gì chứng minh cho những lời đó.
Họ được quyền tranh luận với người dạy mình và được khuyến khích đưa ra câu hỏi nếu họ nghĩ rằng hành động của thầy đạo đi ngược lại những điều họ được học. Một giáo viên may mắn là người được dạy những sinh viên có khả năng giúp mình hiểu biết hơn nhờ những câu hỏi của sinh viên và việc trả lời những câu hỏi đó.
Đó cũng là lý do vì sao sách Talmud (một văn bản trung tâm của giáo sĩ Do Thái) lại đóng một vai trò quan trọng đến vậy trong đời sống của người Do Thái.
Đó là một tác phẩm không có điểm bắt đầu và cũng không có điểm kết thúc. Không có cái gọi là câu trả lời cuối cùng và ai cũng có thể bắt đầu một cuộc thảo luận tại bất cứ điểm nào trong đó, thậm chí cả những điểm đã được tất cả mọi người chấp nhận. Học tập không phải là học thuộc như vẹt những điều về quá khứ mà phải là lời mời gọi thảo luận về tương lai.
Chung quy lại, việc học hành của người Do Thái dựa trên những câu hỏi, nghiên cứu, tranh luận và xem xét chiều sâu, chiều rộng của mọi vấn đề. Phương pháp này là một thứ tài sản có đóng góp rất lớn vào trí tuệ và khả năng rút ra những kết luận chính xác của người Do Thái.
Trước khi bước vào một sự kiện lớn, đàm phán công việc làm ăn hay đơn giản chỉ là tới thăm một chỗ nào đó mới lạ, người Do Thái luôn đưa ra những câu hỏi. Bằng cách này, họ có thể biến một tình huống nan giải với hàng tỉ thứ không biết thành một điều quen thuộc với cảm giác mình có thể kiểm soát được mọi thứ. Giữa tri thức và sự tự tin có một mối quan hệ rất mật thiết.
cong ty bao ve taibinh duong, dich vu bao ve, bao ve au vie