Vì sao người Mỹ không dùng nhà và xe đo lường "thành công"? Suy ngẫm
Gần đây, sau bài viết “Khoe khoang kiểu Trung Quốc, Nhật Bản và Việt Nam khác gì nhau” đăng tải trên Trí thức VN, không ít người đã bình luận và liên tưởng đến quan điểm sống, cách “khoe khoang” cũng như tiêu chí đo lường thành công của người Mỹ. Dường như nếu tại một số nước phương Đông, nhà lầu và xe hơi được coi là tiêu chí đo lường thành công, thì điều này khác biệt hoàn toàn ở Mỹ. Vì sao lại có sự khác biệt như vậy?
Những người Mỹ trẻ tuổi ưa thích lối sống tự do
Thứ nhất, quan điểm của những người trẻ đã trở nên thay đổi
Hiện tại, những người trẻ ở Mỹ có quan niệm khá khác biệt so với những người thế hệ trước, họ có hệ giá trị quan của mình. Những người thành công không sử dụng tài sản để mua nhà, mua xe hay tiến hành đầu tư nữa. Với họ, thành công tức là phải tự làm cho bản thân mình phong phú, đi du lịch nhiều nơi, chơi nhiều môn thể thao mạo hiểm và phải tự gây dựng sự nghiệp của mình. Hơn nữa, những người trẻ tuổi cũng không có nhu cầu muốn ổn định, họ thậm chí còn muốn có nhiều không gian sinh hoạt sao cho có thể duy trì sự độc lập về kinh tế và tự chủ trong cuộc sống.
Thứ hai, thích lối sống tự do
Người Mỹ bản thân tính cách sôi nổi, thích trải nghiệm những môi trường sống khác nhau, thay đổi công việc của người Mỹ cũng lớn, mỗi lần như vậy đều có thể chuyển cả chỗ ở. Điều này trái ngược hoàn toàn so với văn hóa “an cư lạc nghiệp” của người phương Đông.
Ngoài ra, bởi vì những nhân viên người Mỹ tính lưu động cũng lớn, do đó các công ty cũng thường khuyến khích nhân viên tìm nhà ở gần chỗ làm để tiện cho công việc. Trong nhiều trường hợp, đi thuê nhà sẽ phù hợp với sự lưu động của tính chất công việc.
Thứ ba, người Mỹ làm cho chúng ta “tròn mắt” về quan niệm nhân sinh
Nói đến nước Mỹ, rất nhiều người chưa từng đến Mỹ đều cho rằng đây là một đất nước hiện đại hóa, nhịp sống rất nhanh, khắp nơi là đô thị, quán bar nhà hàng, tụ điểm ăn chơi… cho rằng Người Mỹ ai ai cũng chỉ âm mưu tranh đấu, tình người lạnh nhạt, khái niệm về gia đình không mạnh, tình dục hết sức cởi mở, tiền là thượng đế…
Nhưng nếu đến Mỹ, bạn sẽ phát hiện ra những gì trong tưởng tượng đó lại chỉ phù hợp với tình hình của Việt Nam và Trung Quốc hiện nay, không hề giống như nước Mỹ vốn có.
1. Bị bệnh vẫn cố đi làm được xem là một hành vi vô trách nhiệm
Đến Mỹ, bạn sẽ phát hiện rằng, bị bệnh thì nên nghỉ ngơi, không nên cố đi làm. Khi bị bệnh mà vẫn cố đi làm thì được xem là một hành vi vô trách nhiệm đối với cả bản thân mình và người khác.
Chẳng hạn nếu bạn bị cúm, bác sĩ sẽ yêu cầu bạn nên ở nhà, cần phải tự cách ly bản thân trong thời gian bao lâu, bởi khi đến nơi công cộng bạn sẽ lây bệnh cho những người khác. Đây còn là một chủng đạo đức công cộng, chính là biểu hiện có trách nhiệm với xã hội.
2. Nhà lầu xe hơi không phải là thứ mà người giàu nhất định phải sở hữu
Ở Mỹ khi nói đến mua nhà, cơ bản là mua nhà độc lập (giống như cái gọi là “biệt thự” trong suy nghĩ của nhiều người Việt). Những người bình thường cũng có thể mua nhà loại này, chứ không phải những người giàu. Ngoài ra còn một loại nhà xây theo từng phố (chúng ta gọi là biệt thự liền kề) giá rẻ hơn và thuộc quyền sở hữu của chủ nhà. Điều này không giống với ở Trung Quốc và Việt Nam, người bình thường có để dành tiền cả đời cũng khó mua được biệt thự. Ở Trung Quốc chỉ có thể sở hữu tối đa 70 năm, còn quyền sở hữu vĩnh viễn thuộc về nhà nước, còn ở Việt Nam chỉ mua được quyền sử dụng đất.
3. Chính trị gia cũng không có gì đáng kể
Trong suy nghĩ của nhiều người chúng ta, nếu được chụp ảnh riêng với chủ tịch nước, thủ tướng hay thậm chí giám đốc tỉnh, thành phố thôi cũng là một điều đáng để tự hào. Nhưng ở Mỹ thì quan chức chính phủ là do cử tri bầu cử. Bạn sẽ có nhiều cơ hội gặp họ khi họ tiến hành chiến dịch vận động tranh cử. Nếu bạn muốn chụp ảnh, khẳng định là họ sẽ phải cười vui vẻ và thể hiện thái độ thân thiện nhất với bạn, sau đó còn phải cảm ơn bạn đã ủng hộ cho họ. Các nghị sĩ và quan chức sau khi được bầu chọn, bạn viết thư cho họ nhất định sẽ nhận được hồi đáp. Nếu như trong giờ làm chưa giải quyết hết công việc, họ sẽ phải ở lại muộn để trả lời từng lá thư một.
4. Gia đình là số một: Công việc và tiền bạc đều phải nhường chỗ cho gia đình
Rất nhiều người hiện nay bị cuốn vào công việc và tiền bạc đến nỗi không có thời gian dành cho gia đình. Có những người làm việc cả ngày lẫn đêm, họ coi trọng của cải vật chất hơn bất cứ thứ gì khác, sẵn sàng bỏ bê vợ con, con ốm cũng không đưa đi bệnh viện được, đến khi cha mẹ qua đời có thể còn không kịp đến gặp mặt lần cuối cùng…
Ở Mỹ, nếu làm như vậy thì sẽ bị người khác khinh thường. Nhiều người Mỹ thường đặt ảnh chụp chung của gia đình trên bàn làm việc. Sau giờ làm và cuối tuần họ đều dành thời gian cho gia đình. Hàng năm cũng có những kỳ nghỉ mà toàn bộ thành viên gia đình tham gia cùng nhau.
Người Mỹ cho rằng gia đình là số một,
ngay cả tiền bạc và công việc đều phải nhường chỗ cho gia đình
5. “Phú” không đồng nghĩa với “quý”
Nhiều người cho rằng cuộc sống quý tộc chính là ở biệt thự, đi xe Bentley, chơi gôn, chi tiêu nhiều tiền hay đầu tư vào nhà đất… Thực tế thì đây không phải là tinh thần quý tộc. Đây mới chỉ là bước khởi đầu.
Tại Mỹ, rất dễ đánh giá sai một người nếu chỉ nhìn bề ngoài. Người giàu họ không chú trọng thương hiệu, không dùng xe hơi, nhà lớn, mà chú trọng phong thái, ra đường phải chỉnh tề (rất quan trọng), làn da phải màu nâu rám (có tiền để đi tắm nắng), thể hình phải rắn chắc (có phòng tập thể dục)… Một điều quan trọng nhất chính là khoản tiền đóng góp hàng năm cho các hiệp hội từ thiện và nhà thờ. Ở những trường đào tạo quý tộc thực sự, học sinh phải ngủ ở giường cứng, ăn uống cũng đạm bạc, mỗi ngày đều phải đào tạo huấn luyện cực kỳ gian khổ, thậm chí còn khổ hơn ở những trường bình dân. Trong ý thức người Trung Quốc, phú và quý là như nhau, không có khác biệt, nhưng sự thật thì hoàn toàn khác nhau, phú là ở vật chất, còn quý là ở tinh thần.
Người Mỹ theo đuổi các giá trị tinh thần, chứ không chạy theo bạc tiền vật chất, do đó với họ thì việc mua nhà lầu xe hơi chắc chắn không phải là thước đo thành công hay giá trị của một người giàu có.
Hải Dương