Tin hot

Ai đã khoác cái nhìn hằn học cho TẾT Suy ngẫm

   Chiều nay, bực bội nhích xe trong dòng người giờ kẹt tắc, tôi nhìn thấy một bà mẹ dắt tay cô con gái hớn hở bước vào một cửa hàng quần áo ven đường.

  Nhiều năm trước, chúng ta cũng từng sung sướng như đứa trẻ ấy. Giờ trưởng thành, chúng ta chuyển sang vai của người lớn để làm những điều ngày xưa cho người khác, có phải vì thế khiến Tết “tự nhiên” đáng ghét không?

  Những ngày này, khắp cõi mạng lại oai oái điệp khúc: đang yên đang lành tự nhiên Tết. Tôi cũng không phải là ngoại lệ. Dễ lý giải thôi, bởi trên đầu dồn dập những nỗi lo: lễ lạt nội ngoại, quà sếp, sắm sửa cho gia đình con cái...

   Nhiều năm trước, thậm chí đến tận bây giờ, tôi không tin là trẻ con không thích Tết. Chúng được mua quần áo đẹp, được lì xì, được ăn ngon, ăn no mà chẳng cần lo. Tết trong ký ức của tôi là khi mở mắt cả 3 mùng đều là mâm cỗ bày sẵn ra trước mặt. Ăn xong chỉ việc mặc đồ đẹp đi chúc Tết, lì xì nhét chật túi, được nghe lời vui vẻ, tốt đẹp. Lớn dần, từ việc giúp mẹ nhặt cọng hành, ngâm miến làm nem, mâm cỗ được “sang tên” cho tôi lúc nào chẳng hay.

Càng lớn, tôi, và không ít bạn trẻ đều sợ Tết, thậm chí ghét Tết. Bởi những lý do hết sức nhảm nhí nhưng lại hợp lý: làm nhiều quá, chẳng có thời gian nghỉ ngơi, ăn chơi. Vài người bạn của tôi, ra trường đi làm có chút dư dả, họ đặt tour du lịch Tết với những tuyên ngôn kiểu như yolo, hãy đơn giản hóa cuộc sống, Tết cần được nghỉ ngơi...

Những người ở nhà thì kêu than, thậm chí có những người cực đoan với Tết chỉ bởi vì phải tự tay lựa măng khô cho đến con gà dù biết tết là những ngày ngấy ngúa với cả núi đồ ăn chẳng bao giờ sầy sượt. Có ti tỉ những thứ để lo lắng, cả một đống tiền đốt liên tục trong vài ba ngày, còn gì mà vui nữa.

Nhưng không phải chúng ta chỉ đổi vai từ đứa trẻ sang người lớn, lo toan những thứ trước đây bố mẹ đã từng thôi sao? Từ đơn thuần hưởng thụ, bây giờ phải gánh những trọng trách đàn ông, đàn bà mà chúng ta quay lưng lại với Tết có phải là ích kỷ không? Tôi tự hỏi, nếu ngày xưa bố mẹ mình cũng than vãn, cũng muốn “rũ” Tết đi như thế, liệu mình có những niềm vui trọn vẹn của tuổi thơ không?

Nào, thử tưởng tượng Tết cổ truyền của chúng ta sẽ được biến hình. Mâm cao cỗ đầy với giò xào, cá kho, gà luộc sẽ được thay thế bằng vài món salat, một chút thịt nguội hay một nồi lẩu nhẹ nhàng với rau xanh, không khí Tết sẽ thế nào? Không cần chúc tụng nhau đi thăm người này người kia nữa. Chúng ta có chắn chắn mình sẽ thực sự cảm nhận được niềm hạnh phúc của Tết không? 

  Tôi thấy nhiều người trẻ nói cần thay đổi, giản lược cái tết đi, đừng cầu kỳ như thế hệ trước nữa, chỉ ăn vài món đơn giản, rồi nghỉ ngơi. Thế thì khác gì ngày thường? Lại loanh quanh bên những chiếc smartphone và trưng ảnh lên mạng xã hội khoe những hạnh phúc nhàn hạ. Chúng ta hay so sánh với phương Tây rồi ca ngợi văn hóa Tết văn minh của họ, nhưng nhiều người quên người Việt mình đã tắm trong văn hóa phương Đông từ bao giờ. Việc thay đổi đâu chỉ trong vài lời nói, vài câu chuyện đãi đằng.

Tết là dịp tưởng nhớ tổ tiên, dành cho gia đình, bà con họ hàng. Có những người bạn của tôi xa quê tâm sự những nỗi niềm xuân ứa nước mắt khi ở nơi đất khách, họ chỉ thèm thuồng cái tíu tít tất bật những ngày Tết ở Việt Nam. Nghe có vẻ mâu thuẫn nhỉ?

Sau vài năm miễn cưỡng chấp nhận trách nhiệm lo Tết cho cả nhà, sự khó chịu và bực dọc của tôi dần tan biến trong giây phút tự tay đặt đĩa chè, đĩa xôi lên bàn thờ tổ tiên rồi lật giở từng trang văn khấn lẩm bẩm tập lễ cụ giống mẹ. Lúc ấy tôi mới thực sự cảm nhận được không khí thành kính, thiêng liêng phảng phất mùi trầm.  

Đó là một cảm giác khó tả, cảm giác của người lớn, cảm giác không chỉ là trách nhiệm mà dường như mình đang là gạch nối giữa quá khứ và hiện tại. Lúc ấy tôi mới thực sự hiểu mẹ, hiểu những người đàn bà bị coi là “vẽ chuyện” ngày Tết, mới thấm thía giá trị của những điều mà trước giờ mình vẫn coi là “rườm rà”. Thú thực rằng tôi đã rất xấu hổ vì sự ích kỷ của mình, khi đã khoác cho Tết một cái nhìn hằn học đến thế.

Tết, đàn ông, đàn bà và những nỗi lo là chuyện sẽ chẳng bao giờ thôi hết tranh cãi. Nhưng sự thật là chẳng thể đóng cửa khi tết năm nào cũng đến nhà mình, nhưng chúng ta có quyền lựa chọn tâm thế niềm nở chào đón hay hậm hực quay lưng. Tôi nghĩ đơn giản, tết là cơ hội để đền đáp, để trao lại những điều tốt đẹp trước đây mình đã được nhận. Hạnh phúc ngày xuân không phải kêu gào tối giản đi cho nhẹ nhàng mà sau những lo toan, mệt mỏi đời thường là những ấm áp, yêu thương.

Tết là những ngày đặc biệt, những ngày thiêng liêng. Và những gì cần, phải thay đổi, tôi sẽ làm với con mình.

Lê Hồng Phúc

Tin tức liên quan

Tắm cho con gái, cha vô tình hỏi một câu, bất ngờ biết được bí mật giấu kín bấy lâu
Muốn thành công và giàu có, đừng bỏ qua lời khuyên đắt giá này của Donald Trump 
Đã mơ thì mơ hẳn tới những vì sao, nhưng hãy để đôi chân trụ vững dưới mặt đất
Một phút bạn làm được gì?
Điều gì quan trọng nhất trong cuộc đời
Nghịch lý không thể ngược đời hơn của Người Việt.
Google
Đừng cố tỏ ra hạnh phúc, cứ sống thật với bản thân rồi hạnh phúc sẽ đến
Bao giờ chúng ta ngừng kiếm tiền và biết cách hưởng thụ?
Những tháng ngày tốt đẹp của nhân loại không còn nhiều.
Làm người Việt Nam
Thống kê lực lượng đi làm và ăn bám ở Việt Nam
Phẩm giá con người trong truyền thông đại chúng
Sự nguy hiểm của một trào lưu
Sự khác nhau giữa bức thư gửi mẹ của người... tử tù và của CEO
Hệ lụy từ việc du nhập tùy tiện, thiếu văn hóa các lễ hội nước ngoài
Từ
Im lặng – Sức mạnh của kẻ thông minh hay sự lạnh lùng?
Gà con hỏi: ‘Sao ngày nào mẹ cũng phải đẻ trứng?’, gà mẹ trả lời thật là hay…
Tư duy tích cực - nguồn năng lượng tự nhiên vô giá
Nghiên cứu chứng minh: Càng học cao, lắm tiền thì cuộc sống càng ít hạnh phúc
Thôi kệ
Đừng hờ hững với đời như bọt bể
Đây là lý do tại sao bạn không nên tranh cãi khi đang tức giận
Đẹp và cái đẹp cần vinh danh!
Phạm phải 4 sai lầm này, tiền bạc sẽ mãi mãi rời xa bạn
Bức thư ông bố gửi con gái và bài học cuộc đời
Bố mẹ còn nghiện facebook bảo sao trẻ không sống ảo
Vì sao người Nhật lại thích xin lỗi?
Cái tôi – điều nghiệt ngã nhất của kiếp nhân sinh?
Những suy nghĩ của tôi về tiền và sự giàu có
Chỉ suy nghĩ nhị nguyên sẽ chẳng tiến lên được
Tại sao “giàu thì nó ghét”???
Vì cái Tôi vẫn còn hiện hữu nên không thể sống lặng lẽ
Bạn có dám khóa Facebook 1 năm để đổi lấy 5 điều tuyệt vời này không?
Tấm lòng thoáng đãng thì tiền đồ rộng mở
Năm mới suy nghĩ về hai chữ Phúc và Đức
Năm mới, mong gì? làm gì?
Đầu độc tổ tiên,
Bản chất vi diệu của lời khen: Có thể người ta khen là để dò xét, cảnh cáo bạn đấy nhé!
Đời người ai cũng có 4 giai đoạn khắc nghiệt nhất, nhưng không phải ai cũng toàn vẹn trải qua.
Người tâm lượng hẹp hòi thì cuộc sống khó suôn sẻ
Dừng lại đi những tâm hồn méo mó!
Đừng cảm thấy tồi tệ thay tôi, khi tôi làm gì đó chỉ một mình!
Biết tôn trọng người khác là một loại mỹ đức
Sự thật khắc nghiệt của cuộc sống mà chúng ta đừng cố ... tự lừa mình!
Tri ân thầy tôi đã dạy tôi sống đẹp
3 việc tuyệt đối không nên giúp người khác
Trí tuệ người xưa: Không chần chừ, không nói lời thừa thãi, không ra vẻ
hotline
0917123113
chat Facebook
zalo