

Tắm cho con gái, cha vô tình hỏi một câu, bất ngờ biết được bí mật giấu kín bấy lâu
Muốn thành công và giàu có, đừng bỏ qua lời khuyên đắt giá này của Donald Trump
Đã mơ thì mơ hẳn tới những vì sao, nhưng hãy để đôi chân trụ vững dưới mặt đất
Đừng cố tỏ ra hạnh phúc, cứ sống thật với bản thân rồi hạnh phúc sẽ đến
Sự khác nhau giữa bức thư gửi mẹ của người... tử tù và của CEO
Hệ lụy từ việc du nhập tùy tiện, thiếu văn hóa các lễ hội nước ngoài
Gà con hỏi: ‘Sao ngày nào mẹ cũng phải đẻ trứng?’, gà mẹ trả lời thật là hay…
Nghiên cứu chứng minh: Càng học cao, lắm tiền thì cuộc sống càng ít hạnh phúc
Đây là lý do tại sao bạn không nên tranh cãi khi đang tức giận
"Đừng ví em là biển" – khi phái đẹp chọn về mình điều nhỏ nhoi
Bức thư ông bố gửi con gái và bài học cuộc đời "Không ai nợ con điều gì cả"
Bạn có dám khóa Facebook 1 năm để đổi lấy 5 điều tuyệt vời này không?
Bản chất vi diệu của lời khen: Có thể người ta khen là để dò xét, cảnh cáo bạn đấy nhé!
Đời người ai cũng có 4 giai đoạn khắc nghiệt nhất, nhưng không phải ai cũng toàn vẹn trải qua.
Đừng cảm thấy tồi tệ thay tôi, khi tôi làm gì đó chỉ một mình!
Sự thật khắc nghiệt của cuộc sống mà chúng ta đừng cố ... tự lừa mình!
Ảnh minh họa
Công bằng cũng có nghĩa là đánh giá những tiêu cực của giới doanh nhân một cách chính xác. Ngoài đại đa số doanh nhân đi lên bằng trí tuệ, công sức của mình để làm lợi cho đất nước, thì cũng có không ít doanh nhân lợi dụng cơ chế, móc ngoặc với cán bộ các cơ quan công quyền để rút tiền nhà nước, để lừa đảo tài sản của người khác.
Họ coi Nhà nước là cái giếng chung, mạnh ai thì người đó múc thật lực. Họ không coi việc tìm ra nguồn nước, không coi việc làm ra nước để cái giếng nhà mình đầy, giếng của mọi người cũng đầy, mà chỉ muốn chiếm cái giếng chung thành của riêng. Vì lòng tham, họ bất chấp pháp luật, bất chấp đạo lý. Điều đó quả là tệ hại. Nhiều gương xấu doanh nhân ra toà, vào tù đã chứng minh thực trạng đau xót này.
Còn có những doanh nhân không rời Nhà nước được một bước, vì đó là chỗ dựa duy nhất của họ. Nếu rời ra, họ sẽ không làm được điều gì. Họ không cần quan tâm ISO, không cần biết đến AFTA hay WTO... Vì thế mới có một lớp doanh nhân “ký sinh” hiện vẫn đang tồn tại.
Doanh nhân có đẳng cấp cao, có đẳng cấp thấp. Có doanh nhân sáng giá, có doanh nhân chẳng ra gì. Đó là thực tế. Nhưng có thể tự hào rằng, nhìn chung doanh nhân Việt Nam đang đứng lên cùng đất nước, đã góp phần làm rạng danh đất Việt. Không có đội ngũ doanh nhân hùng mạnh, Việt Nam sẽ không vượt lên hội nhập thực thụ. Bởi vậy, rất cần sự đối xử công bằng với doanh nhân. Chúng ta không thể vì sự tệ hại của một số doanh nhân mà đánh giá thấp cả đội ngũ doanh nhân Việt Nam. Sự rạch ròi trong đánh giá giữa cái xấu và cái tốt, giữa cái yếu kém và vững mạnh rất cần cho đội ngũ doanh nhân Việt Nam tiếp tục bước ra thế giới vốn đầy bão dông như hiện nay.
Tô Phán/Lao Động