Tin hot

Dốt mà không dám hỏi, không bao giờ khá nổi Suy ngẫm

Tại sao lớp trẻ tự nhiên lại ì ra như vậy? Có lẽ các bạn ấy không biết rằng, hỏi ngu cũng là cách để trưởng thành.

Hồi mới bắt đầu triển khai Fsoft, có lần khách Tây sang dạy cho quân của tôi một công nghệ mới.

Sau cả buổi chiều vất vả dạy dỗ, tối đến khách hàng tâm sự: "Bọn tao không thể làm với chúng mày được. Quân của chúng mày dốt quá". Tôi tức lắm hỏi lại: "Mày mới dạy một buổi sao biết quân tao dốt?". "Thì dạy xong, tao hỏi có đứa nào có câu hỏi gì không? Không thấy thằng nào giơ tay. Chứng tỏ là chẳng thằng nào hiểu gì".

Thế là chúng tôi mất béng cái hợp đồng đấy. Vì không ông nào dám giơ tay hỏi. Ngẫm nghĩ lại thấy khách hàng hoàn toàn có lý. Tưởng sau nhiều năm, giới trẻ sẽ tiến bộ lên, ai ngờ càng ngày càng tệ.

Đi dạy, mỗi khi hỏi: có ai muốn hỏi hoặc có ý kiến gì không, tôi thấy các sinh viên tự nhiên cắm đầu xuống hết. Mà không chỉ sinh viên mới lớn, quen ngoan ngoãn nghe lời. Cả các học viên trưởng thành hơn, tự tin hơn, đã đi làm, học các loại MBA, hay khoá lãnh đạo cao cấp cũng thế.

Nghĩ tiếc anh em bỏ thời gian, bỏ tiền đi học, tôi thường yêu cầu học viên có những vấn đề nào cần quan tâm thì đăng ký trước, để mình có thể điều chỉnh bài giảng. Vậy mà không ít lần tôi phát cáu: đến đây chẳng hát thì hò, chẳng phải con cò ngóng cổ lên nghe. Các anh chị không có câu hỏi gì, thì tốt nhất giải tán lớp, tôi cũng đỡ phải dạy, các anh chị có thể đi chơi giao lưu.

Khi Thomas Edison hỏi thầy giáo ở trường rằng liệu có thể cho âm thanh vào một cái hộp không, tất nhiên câu hỏi đó là một câu “hỏi ngu” tuyệt đối theo nhận định của xã hội lúc bấy giờ. Những câu hỏi “ngu” đến mức người ta đã đuổi học Edison kèm lời nhắn cho mẹ cậu bé rằng tốt nhất nên để trò Thomas đi chăn lợn thì hơn. Nhưng cuối cùng, những câu hỏi ngu của cậu bé ấy lại trở thành tiền đề thay đổi lịch sử công nghệ.

Khi Warren Buffett và Bill Gates, bây giờ là người giàu thứ nhất và thứ nhì nước Mỹ, gặp nhau lần đầu tiên vào ngày 5/7/1991, họ đã nói chuyện gì với nhau? Bàn chuyện mua một hòn đảo để nghỉ dưỡng hay siêu xe? Câu chuyện đã được kể lại nhiều lần: Lúc đầu, cả hai đều rất bối rối khi được hẹn gặp nhau, chẳng biết phải nói chuyện gì, với Buffett thì máy tính và rau bắp cải cũng giống nhau (đến giờ ông vẫn chưa có e-mail), còn Bill Gates thì than phiền với mẹ rằng: “Con biết nói chuyện gì với một người suốt ngày chơi cổ phiếu?”.

Cuối cùng, họ chỉ ngồi đó để đặt các câu hỏi cho nhau. Buffett ra sức hỏi Gates về các cổ phiếu công nghệ, vì ông thấy các công ty công nghệ “cứ ra đời rồi lại biến mất”. Gates lại hỏi Buffett về việc đầu tư vào truyền thông. Họ ngồi tâm sự ba giờ đồng hồ, rồi trở thành bạn bè thân thiết trong suốt 25 năm sau đó, cùng xây dựng quỹ từ thiện lớn nhất thế giới, chỉ vì ấn tượng của Bill Gates ngày hôm đó: “Ông già đó đặt các câu hỏi rất hay”. Vấn đề là câu hỏi. Các tỷ phú cũng không giấu rằng họ có cái cần phải học, phải… hỏi ngu.

Tại sao lớp trẻ tự nhiên lại ì ra như vậy? Có lẽ các bạn ấy không biết rằng, hỏi ngu cũng là cách để trưởng thành. Liệu có phải là phương pháp giáo dục của chúng ta, từ nhà trường đến gia đình, đã triệt tiêu đi khả năng đặt câu hỏi của những đứa trẻ? Ở nhà trường thì đọc chép, ở gia đình thì mặc định việc truyền đạt kiến thức là của trường lớp (và các bậc phụ huynh thì cũng trưởng thành dưới mái trường đọc - chép). Văn hoá hỏi lại những điều thắc mắc không được khuyến khích.

Tôi không dám nghĩ đến việc một người yêu các câu hỏi như Bill Gates mà đến dạy cho các lãnh đạo tương lai ở nước ta, thì ông sẽ lịch sự nhận xét gì?

NGUYỄN THÀNH NAM

cong ty bao ve tai binh duong, dich vu bao ve, bao ve au viet

 

Tin tức liên quan

Tắm cho con gái, cha vô tình hỏi một câu, bất ngờ biết được bí mật giấu kín bấy lâu
Muốn thành công và giàu có, đừng bỏ qua lời khuyên đắt giá này của Donald Trump 
Đã mơ thì mơ hẳn tới những vì sao, nhưng hãy để đôi chân trụ vững dưới mặt đất
Một phút bạn làm được gì?
Điều gì quan trọng nhất trong cuộc đời
Nghịch lý không thể ngược đời hơn của Người Việt.
Google
Đừng cố tỏ ra hạnh phúc, cứ sống thật với bản thân rồi hạnh phúc sẽ đến
Bao giờ chúng ta ngừng kiếm tiền và biết cách hưởng thụ?
Những tháng ngày tốt đẹp của nhân loại không còn nhiều.
Làm người Việt Nam
Thống kê lực lượng đi làm và ăn bám ở Việt Nam
Phẩm giá con người trong truyền thông đại chúng
Sự nguy hiểm của một trào lưu
Sự khác nhau giữa bức thư gửi mẹ của người... tử tù và của CEO
Hệ lụy từ việc du nhập tùy tiện, thiếu văn hóa các lễ hội nước ngoài
Từ
Im lặng – Sức mạnh của kẻ thông minh hay sự lạnh lùng?
Gà con hỏi: ‘Sao ngày nào mẹ cũng phải đẻ trứng?’, gà mẹ trả lời thật là hay…
Tư duy tích cực - nguồn năng lượng tự nhiên vô giá
Nghiên cứu chứng minh: Càng học cao, lắm tiền thì cuộc sống càng ít hạnh phúc
Thôi kệ
Đừng hờ hững với đời như bọt bể
Đây là lý do tại sao bạn không nên tranh cãi khi đang tức giận
Đẹp và cái đẹp cần vinh danh!
Phạm phải 4 sai lầm này, tiền bạc sẽ mãi mãi rời xa bạn
Bức thư ông bố gửi con gái và bài học cuộc đời
Bố mẹ còn nghiện facebook bảo sao trẻ không sống ảo
Vì sao người Nhật lại thích xin lỗi?
Cái tôi – điều nghiệt ngã nhất của kiếp nhân sinh?
Những suy nghĩ của tôi về tiền và sự giàu có
Chỉ suy nghĩ nhị nguyên sẽ chẳng tiến lên được
Tại sao “giàu thì nó ghét”???
Vì cái Tôi vẫn còn hiện hữu nên không thể sống lặng lẽ
Bạn có dám khóa Facebook 1 năm để đổi lấy 5 điều tuyệt vời này không?
Tấm lòng thoáng đãng thì tiền đồ rộng mở
Năm mới suy nghĩ về hai chữ Phúc và Đức
Năm mới, mong gì? làm gì?
Đầu độc tổ tiên,
Bản chất vi diệu của lời khen: Có thể người ta khen là để dò xét, cảnh cáo bạn đấy nhé!
Đời người ai cũng có 4 giai đoạn khắc nghiệt nhất, nhưng không phải ai cũng toàn vẹn trải qua.
Người tâm lượng hẹp hòi thì cuộc sống khó suôn sẻ
Dừng lại đi những tâm hồn méo mó!
Đừng cảm thấy tồi tệ thay tôi, khi tôi làm gì đó chỉ một mình!
Biết tôn trọng người khác là một loại mỹ đức
Sự thật khắc nghiệt của cuộc sống mà chúng ta đừng cố ... tự lừa mình!
Tri ân thầy tôi đã dạy tôi sống đẹp
3 việc tuyệt đối không nên giúp người khác
Trí tuệ người xưa: Không chần chừ, không nói lời thừa thãi, không ra vẻ
hotline
0917123113
chat Facebook
zalo