Hãy đọc những dòng này khi bạn rơi vào hố sâu tuyệt vọng Suy ngẫm
Hãy đọc những dòng này khi bạn rơi vào hố sâu tuyệt vọng, để thấy thật ra bạn có nhiều dũng khí hơn bạn nghĩ rất nhiều.
Hãy đọc những dòng này khi trái tim bạn đang đau đớn và tinh thần của bạn như vỡ ra từng mảnh
Đọc khi bạn đang quỵ ngã trên đôi chân của mình, khi sức cùng lực kiệt và bạn gần như hoàn toàn bị cuộc đời đánh bại. Hãy đọc khi bạn muốn từ bỏ nhưng trong sâu thẳm con người bạn lại có một âm thanh thì thầm vọng ra: “Cố gắng lên, tôi ơi!”. Đọc khi niềm tin đã lung lay và cuộc sống của bạn hầu như bị chia thành những mảnh vụn không thể hàn gắn. Hãy đọc khi mỗi ngày với bạn tựa như một hố đen không lối thoát, chúng xuyên thủng và phá hủy mọi tia sáng cuộc đời mà bạn đã từng thắp lên.
Hãy đọc rồi hít một hơi thật sâu bởi vì đúng thật là nó rất đau và khiến bạn thấy hoàn toàn vô vọng. Nhưng đôi khi, không hẳn như thế.
Mỗi khi muốn từ bỏ, hãy nhớ lại lí do mà bạn bắt đầu
Đôi khi, hoảng loạn là một lời nhắc nhở rằng chúng ta vẫn còn muốn được hy vọng cho những thứ đã từng mất đi còn bi kịch là lời nhắc nhở rằng chúng ta vẫn có cảm giác với thế giới vô tình này. Nhiều lần, chúng ta cảm thấy tựa như bản thân mình đã ngủ vùi xuyên ngày xuyên tháng để quên đi, nhưng khi thức dậy sự thật vẫn là sự thật. Không dễ dàng gì khi lấy một viên thuốc để kết thúc hoặc cố nhét ánh sáng vào đường hầm tối tăm của đời bạn như bạn đã từng lầm tưởng, nhưng đôi khi cũng cần có những ý nghĩ điên rồ bởi mỗi cánh cửa đóng lại đều có thể là một đường dẫn đến những cánh cửa khác đưa bạn thoát khỏi cuộc sống này. Tuy nhiên, đây không phải là điều tôi muốn nói.
Sự thật là, nỗi đau không bao giờ là đường thẳng. Nó xuất hiện như một vòng tròn và chúng ta có thể buộc phải sống sót một lần rồi lại thêm lần nữa, lần nữa… Việc chữa lành cũng chẳng phải là một đường thẳng mà là mê cung của sự bóp méo, hỗn độn, mịt mờ. Nỗi đau đó không bao giờ được nói ra và tồn tại như những vết thương vô hình mãi không liền sẹo. Tâm trí bạn sẽ phải trải qua những cuộc chiến đấu tồi tệ mà chỉ bạn mới có thể hiểu rõ.
Chữa lành tâm hồn là việc không có thời hạn và không có biện pháp cụ thể. Trong thực tế, tự ép buộc chính mình phải cố chữa hoặc so sánh với “căn bệnh” của người khác mà học theo cách của họ sẽ giống kê một toa thuốc độc hơn là chữa bệnh. Đôi khi, việc chữa lành đó có thể đến từ việc bạn đặt mình trong một nơi yên tĩnh để lắng lòng hoặc tự bản thân bộc lộ ra một chút yếu đuối, run rẩy trong lúc nói. Đôi khi đó là sự can đảm đi bộ ngoài trời và đối đầu với những “con quỷ” vô hình, thứ luôn muốn kéo bạn rơi xuống. Đôi khi bạn sẽ cảm thấy đỡ hơn khi những khoảnh khắc tưởng chừng như rất đơn giản vụt đến. Và đôi khi, cách tốt nhất để chữa lành là bạn phải biết rằng có một số thứ không – thể - chữa– lành, sẽ không – được – chữa – lành và việc bạn cần làm đó là chấp nhận.
Sự thật là, những buồn bã bạn đang phải trải qua không có bất kì cách nào nhanh chóng để xua đi. Nó cần bạn phải kiên trì từng chút một. Thời gian hoặc những lời nói độc thoại trong đầu không thể làm dịu những vết thương nếu bạn không nói chúng ra thành lời. Những đau đớn sẽ khiến bản thân bạn trở nên đuối sức và mệt mỏi dần. Khi đó, nỗi đau về thể xác và tinh thần là gần như nhau. Những lúc như thế, bạn hãy thử nghe những giai điệu có thể khiến bạn cảm thấy phấn chấn hơn xem nhé! Ít nhiều chúng cũng mang đến cho bạn vài khoảnh khắc đẹp trong tâm trí thay vì cứ mãi vùi mình trong những điều nặng nề không lối thoát.
Cú sốc của nỗi đau có thể không bao giờ hoàn toàn biến mất, nó chỉ giống như được gây tê và ngụy trang ở đó – bên dưới những kí ức mới, chỉ chực chờ đợi để tuôn trào ra mỗi khi bạn có thời gian nghĩ đến nó. Và bạn dường như không muốn để những cảm giác tồi tệ đó trôi đi. Nhưng sâu trong những suy nghĩ đó sẽ luôn có những khoảng trống, đây là cơ hội để bạn đóng băng nó và vựt dậy chính bản thân mình.
Trải qua quá nhiều đau đớn không có nghĩa là bạn không nên phác thảo thêm những ý tưởng mới, hoặc vẽ nên những kí ức mới vì nỗi đau có thể làm nên những cảm xúc tuyệt vời, dù hầu hết chúng đều là những cảm xúc u ám. Nó sẽ khiến bạn trân quý hơn những hạnh phúc đơn giản ngày thường, thứ mà trước đây bạn chưa từng nghĩ sẽ thưởng thức nó theo một cách biết ơn nhất. Bạn buộc phải ghi nhớ những điều bạn đã làm cho những người nghèo khổ, những người chưa bao giờ được người khác đối xử tốt, trừ bạn. Làm vậy để bạn thấy rằng, những người đó cần có bạn trên cuộc đời này. Trong sự thật, nỗi đau là nguyên do mà bạn cần phải nắm lấy để cảm thấy biết ơn cuộc đời nhiều hơn. Bạn sẽ phải cố gắng hơn nữa để nắm giữ tất cả những điều bạn đã từng lo sợ sẽ mất đi.
Bởi vì khi bạn cảm thấy giống như mình đang hấp hối, cuộc sống đau đớn nhắc nhở bạn rằng bạn cần phải thưởng thức những thứ quan trọng, đấu tranh vì những điều xứng đáng còn sót lại.
Khi bạn chiêm nghiệm và ghi nhớ những ngày bạn đã trải qua, bạn sẽ thấy những khoảnh khắc ngắn ngủi đó đóng vai trò rất quan trọng, các bức ảnh chụp khi bạn đi chân trần trên bãi biển sẽ không bao giờ lặp lại lần thứ hai nữa, vì thời gian miên viễn vẫn trôi, và bạn thì không thể quay về quá khứ. Những người khiến bạn thấy cuộc sống như nặng nhọc hơn vẫn tồn tại ở đó, nhưng bạn biết cách để tạo cho mình một khoảng không gian riêng ngay cả khi họ vẫn đang cạnh bạn, soi mói bạn. Bạn sẽ thấy mọi thứ trở nên dễ dàng, lòng tốt hiếm hoi mà bạn nhận được từ một người lạ trên đường khiến bạn cảm nghiệm được rằng, Đấng Tạo Hóa vẫn luôn mỉm cười với bạn ngay cả khi bạn đã quên bẵng cách cười như thế từ khi nào đó rồi.
Đừng lo lắng nếu bạn không còn nhắm đến mục tiêu bản thân đã từng đặt ra mà rơi tự do vào khoảng không vô định nào đó của tâm thức. Đừng lo lắng nếu bạn đang ở một nơi mà bạn vốn dĩ không thuộc về hoặc có những tình huống xảy ra ngoài tầm kiểm soát của bạn. Đừng lo lắng ngay cả khi bạn đang ở đỉnh cao của mọi thứ và nhìn xuống mà nơm nớp lo rằng mình sẽ trượt chân.
Đừng đánh mất niềm hy vọng nếu những cơn ác mộng tồi tệ nhất của bạn trở thành sự thật hoặc nếu có ai đó đang cố gắng đè bẹp mọi ước mơ của bạn. Bởi ước mơ lớn thì không thể bị phá hủy bởi những con người nhỏ mọn – thể loại người không bao giờ có đủ dũng khí để sống một cuộc đời của riêng họ.
Đừng lo lắng nếu một ngày, cơn đau dường như giậm chân tại chỗ và bạn gần như có thể quên đi những câu chuyện cũ đang chạy qua đầu mình, hoặc lúc bạn có thể bình tâm viết lại câu chuyện buồn đó trong khi bạn đã hòa mình vào một câu chuyện hoàn toàn khác rồi. Đừng lo sợ bản thân bất lực, vì chúng ta không bao giờ có thể hình dung ra được năng lực của chúng ta lớn cỡ nào khi đương đầu với nghịch cảnh.
Trong những khoảnh khắc tồi tệ nhất, thật hữu ích khi bạn có thể nhớ lại rằng, con nhộng đã phải chịu những rung động mạnh trong kén để tránh được những kẻ săn mồi, chúng phải trải qua thời gian mới thật sự thoát khỏi kén mà hóa thân thành những chú bướm xinh đẹp. Sự tiêu hủy có thể là động lực cho sự sáng tạo và sự tự bảo vệ mình.
Giai đoạn tạm dừng ở giữa thật sự cần thiết để bắt đầu cho những lần thử thách mạnh hơn.
Tuy nhiên, sự thay đổi không phải lúc nào cũng diễn ra ngay lập tức. Mọi thứ không phải bao giờ cũng dễ dàng theo ý ta muốn. Những thay đổi càng vẻ vang, càng phải trả giá bằng những niềm đau tột cùng. Đừng nhìn lại những cái chết giống như cách bạn đã từng khi đang ở giữa những người sắp chết – Họ không thể vượt qua được đau khổ và họ bị chôn vùi, còn bạn thì không.
Nhưng hãy cứ yên tâm rằng một ngày trong tương lai, bạn sẽ nhìn lại những bức ảnh mà bạn đã từng chụp, sẽ nhận ra rằng bạn đã từng trải qua những cảm giác tồi tệ thế nào và từng bước vượt qua nó ra sao. Hãy yên tâm rằng nếu bạn không từ bỏ, ắt bạn sẽ vượt qua tất cả.
Tương tự như vậy, chúng ta học được rằng, những thay đổi nhỏ bé có thể bắt đầu từ những sai lầm đầu tiên. Càng vượt qua được những nỗi đau, bạn sẽ càng trở nên mạnh mẽ và sâu sắc. Để rồi, chúng ta học được rằng, phải cứng cáp vững tâm mà bước tiếp thay vì phải bò đi giữa cuộc đời đầy chông gai này.
Chúng ta chỉ có một cuộc đời, đừng bao giờ từ bỏ dễ dàng nhưthế!
Theo Shahida Arabi/NMN biên dịch & Việt hóa