Tin hot

Lễ Vu lan và đạo lý sống của dân tộc Việt Nam Suy ngẫm

  Không phải ngẫu nhiên lễ Vu lan của đạo Phật trở thành lễ hội truyền thống của dân tộc. Cội rễ của lễ Vu lan, suy cho cùng, phải được xuất phát từ cái tình người, từ tâm hiếu là tâm Phật, hạnh hiếu là hạnh Phật.

Chính đức Phật cũng từng chỉ dạy “Vô thỉ luân hồi, tất cả chúng sinh từng là cha, là mẹ, là anh, là chị, là em trong vòng sống tương tục, mãi hoài”. Đạo lý của dân tộc Việt Nam là “thương người như thể thương thân”. Vì thế, nhân dân ta, người theo đạo Phật hay không theo đạo Phật, cứ đến ngày rằm tháng bảy hằng năm, đều có tục lệ lên chùa, sắm sửa chút lễ vật để dâng tấm lòng thành của mình cầu mong cho những người đã khuất thoát khỏi tam đồ, siêu sinh lạc quốc; người còn sống thì thân tâm an lạc, vạn sự an lành.

Ca dao Việt Nam, cũng ghi nhận về sự sinh hoạt 12 tháng của dân tộc ta, đã dành một tháng bảy âm lịch để nói về công hạnh lễ Vu lan và ảnh hưởng của ngày lễ này đối với truyền thống tín ngưỡng văn hóa của dân tộc như là đạo lý sống của người dân Việt:

“Tháng giêng là tháng ăn chơi,
…………………………………
Ăn Tết đoan ngọ trở về tháng năm
Tháng sáu buôn nhãn bán trăm,
Tháng bảy ngày rằm xá tội vong nhân”

Xem ra, lễ hội Vu lan thực chât là lễ hội để người ta thể hiện triết lý và hành động theo đạo lý “thương người như thể thương thân” của người Việt Nam từ xưa đến nay. Thực tế, có nhiều người không biết về sự tích Vu lan là gì, nhưng đến rằm tháng bảy, người ta cũng tâm thành hiến cúng lễ trai diên, thực thi hiếu hạnh đối với cha mẹ ông bà, bà con quyến thuộc, kẻ thân người sơ, huyết thống hay không huyết thống, vì người ta tin rằng:

“Cha già là Phật Thích Ca
Mẹ già như thể Phật bà Quan Âm
Nhớ ngày Xá tội vong nhân

Lên chùa lễ Phật đền ơn sinh thành” Rõ ràng, đây là thái độ sống biết rõ cội rễ của con người trong ý nghĩa tồn tại và phát triển, đều phải được xuất phát tâm hiếu, mang thực tính yêu thương, đầy bao dung, tha thứ, vô ngã, vị tha trong dòng sống tương tục này. Cho nên, con người cần phải hiểu và sống theo tinh thần Phật dạy là ai cũng là từng làm cha, làm mẹ, làm anh, làm chị, làm em trong cõi luân hồi chẳng khác gì đạo lý “thương người như thể thương thân” của cha ông ta. Thế nên, ta mới biết mình thương thân mình như thế nào thì thương thân người khác như thế ấy là hay lắm rồi. Tại đây, mọi giá trị yêu thương “thật” của con người mới được hiển lộ qua thái độ, quan điểm sống của mọi cá nhân hiện hữu, trong cuộc sống vốn luôn biến động không ngừng.

Nhưng triết lý sống của người Việt Nam không dừng ở đó, nó được thể nhập vào đời sống hằng ngày trong tiến trình 4000 năm bảo vệ và xây dựng đất nước của dân tộc. Ai đọc sử cổ cũng biết về truyền thuyết Hồng Bàng chép trong Lĩnh Nam trích quái ghi rằng từ khi mới lập nước, dân tộc ta, vào thời Lạc Long Quân trị vì, đã nhờ vào triết lý “thương người như thể thương thân” mà đối trị người phương Bắc do Đế Lai sang nước ta quấy nhiễu và xâm chiếm. Sử sách cũng ghi, bấy giờ dân tộc ta, mỗi người phải tự hóa thân vạn trạng, phải nghĩ trăm phương nghìn kế, phải cùng nhau chịu đựng bao nhiêu nỗi gian truân, không thể tả được mới đuổi được giặc Đế Lai ra khỏi đất nuớc. Rõ ràng, trong những giai đoạn lịch sử sống còn như thế, mọi người biết nương tựa vào nhau, phải hiểu thương người khác như thương chính mình, phải tự ý thức bảo vệ sự tồn tại người khác chính là sự tồn tại của chính mình thì mới cùng nhau tồn tại và phát triển trên mảnh đất này. Sau này, nhờ vận dụng đạo lý sống này mà dân tộc ta đã đứng lên giành quyền độc lập tự chủ, mở ra thời kỳ độc lập tự chủ, với những chiến công lẫy lừng vang dội qua những cuộc chiến tranh thần thánh vệ quốc, đối với nhà nước phong kiến Trung Hoa, đế quốc Pháp và Mỹ.

Trong đời sống thực, dân ta còn phải giáp mặt bao nhiêu khó khăn, khổ đau từ thiên tai, bão lụt, thiên nhiên, môi trường sống khắc nghiệt, mùa màng thất bát, bệnh tật. Thế nên, Phật nói sự thật của cuộc đời là khổ và con người cần vượt thoát khổ. Thân mạng con người thực chất là vô thường, do 5 uẩn (sắc, thọ, tưởng, hành, thức) mà có được. Nó cũng chịu sự chi phối do nghiệp nhân và nghiệp quả. Và như thế mọi người cần phải có thái độ sống biết chia sẻ, đồng cảm, bao dung, độ lượng đối với những khổ đau của người khác như chính mình từng bị khổ đau, để cùng nhau vượt thoát khổ đau. Trong Gia huấn ca, Nguyễn Trãi đã viết:

“Thương người như thể thương thân
Người ta phải bước khó khăn đến nhà
Đồng tiền bát gạo đem ra
Rằng đây cần kiệm gọi là làm duyên
Nay ta ở chốn bình yên
Còn người tàn phá chẳng nên cầm lòng

……………………………………

Thương người tất cả ngược xuôi
Thương người lỡ bước, thương người bơ vơ
Thương người ôm dắt trẻ thơ
Thương người tuổi tác già nua bần hàn”.

Thế nên, triết lý “thương người như thể thương thân” của dân ta có giá trị thực tiễn vô cùng. Thực tế ai cũng hiểu cái thân của mình phải trải qua những khổ đau, khổ sở mà biết đồng cảm thương xót những người khác bị khổ đau. Từ đây, biết yêu thương nhau nhiều hơn, yêu nhau đến nỗi nó trở thành vô điều kiện, không có biên giới để sẻ chia. Từ tình yêu giữa nguời với người, nó trở thành tình đồng loại, tình dân tộc, sau cùng là tình nhân loại, bao gồm chúng sinh hữu tình hay vô tình; tất cả đều tin rằng người còn hay kẻ mất, người có tội hay không có tội đều được xá tội, cõi âm hay cõi dương sống an lành. Nguyễn Du trong bài Văn tế thập loại chúng sinh (cũng gọi là văn tế cô hồn) đã viết:

“Tiết tháng bảy mưa dầm sùi sụt
Toát hơi may lạnh ngắt xương khô
Não người thay buổi chiều thu
Ngàn lau nhuốm bạc, lá ngô rụng vàng
Đường bạch dương bóng chiều man mác
Dịp đường đê lác đác sương sa
Lòng nào lòng chẳng thiết tha
Cõi dương còn thế nữa là cõi âm
Có khôn thiêng phảng phất u minh
Thương thay thập loại chúng sinh
Hồn đơn phách chiếc lênh đênh quê người”

Đó là tấm lòng của Nguyễn Du, ông bày tỏ một tình thương vô hạn đối với mọi chúng sinh trong trần thế này. Nhưng cái cốt lõi thi hào muốn nói chính là đạo lý “thương người như thể thương thân” của dân tộc Việt Nam trước sau như một, đẹp đẽ vô cùng. Cho nên, ta chẳng ngạc nhiên gì, chân dung 10 loại chúng sinh được khắc họa qua 184 câu thơ song thất lục bát qua tác phẩm Văn tế thập loại chúng sinh đã để lại ấn tượng trong lòng người đọc, để rồi thi hào kết luận:

“Đàn chẩn tế vâng lời Phật giáo
Của có chi bát cháo nén nhang
Gọi là manh áo thoi vàng
Giúp cho làm của ăn đường thăng thiên
Ai đến đây dưới trên ngồi lại
Của làm duyên chớ ngại bao nhiêu
Phép thiêng biến ít thành nhiều
Trên nhờ tôn giả chia đều chúng sinh
Phật hữu tình từ bi phổ độ
Chớ ngại rằng có có không không
Nam mô Phật, Nam mô Pháp, Nam mô Tăng”

Chính đạo lý sống “thương người như thể thương thân” mà con người Việt Nam luôn ý thức “Dẫu xây dựng chín bậc phù đồ, Không bằng làm phúc cứu cho một người”. Vậy là trong mọi giá trị của cuộc sống thì giá trị con người là giá trị cao nhất. Con người trước hết cần phải tồn tại và phát triển. Hẳn nhiên, triết lý “thương người như thể thương thân’, nó luôn nhắc nhở con người muốn ‘cứu độ” người khác thì bản thân cá nhân đó phải luôn có ý thức chuyển hóa, hoàn thiện nhân cách cho đến lúc nào viên mãn mới thôi. Điều đó có nghĩa, mỗi cá nhân đều có khả năng tự thân tu tập, tự thân hành trì, tự thân chứng ngộ, làm cho Phật tánh có khả năng hiển lộ giữa đời sống thực này. Đây cũng là giá trị cao nhất mà đạo lý này đem lại sự thăng hoa cho mỗi người chúng ta.

Cuộc sống con người thường xuyên bị biến động và thay đổi. Chính lẽ đó mà con người thường xuyên phải giáp mặt khổ đau và tìm cách vượt thoát khổ đau. Ngày lễ Vu lan là ngày lễ hội của dân tộc. Đây cũng là dịp mà mỗi người tự nhìn lại chính lại mình để có thái độ sống để biết yêu thương nhau nhiều hơn. Nó phải được xuất phát từ cội rễ tâm hiếu, hạnh hiếu mà tự thân mỗi người được đón nhận từ thưở lọt lòng, nằm nôi, rồi lớn lên được tiếp nhận, nuôi dưỡng cái tình người trong cái triết lý “thương người như thể thương thân” mà cha ông ta vun bồi. Và như thế ngày lễ Vu lan, rằm tháng bảy mỗi năm được mọi người đón nhận như là ngày văn hóa tình người, người còn sống được an lạc, hạnh phúc vô biên; người chết thì tốc xả mê đồ, siêu sanh tịnh độ.

Theo TT. THÍCH PHƯỚC ĐẠT

Tin tức liên quan

Gian nan hoạn nạn mới biết được lòng người
Tắm cho con gái, cha vô tình hỏi một câu, bất ngờ biết được bí mật giấu kín bấy lâu
Muốn thành công và giàu có, đừng bỏ qua lời khuyên đắt giá này của Donald Trump 
Đã mơ thì mơ hẳn tới những vì sao, nhưng hãy để đôi chân trụ vững dưới mặt đất
Một phút bạn làm được gì?
Điều gì quan trọng nhất trong cuộc đời
Nghịch lý không thể ngược đời hơn của Người Việt.
Google
Đừng cố tỏ ra hạnh phúc, cứ sống thật với bản thân rồi hạnh phúc sẽ đến
Bao giờ chúng ta ngừng kiếm tiền và biết cách hưởng thụ?
Những tháng ngày tốt đẹp của nhân loại không còn nhiều.
Làm người Việt Nam
Thống kê lực lượng đi làm và ăn bám ở Việt Nam
Phẩm giá con người trong truyền thông đại chúng
Sự nguy hiểm của một trào lưu
Sự khác nhau giữa bức thư gửi mẹ của người... tử tù và của CEO
Hệ lụy từ việc du nhập tùy tiện, thiếu văn hóa các lễ hội nước ngoài
Từ
Im lặng – Sức mạnh của kẻ thông minh hay sự lạnh lùng?
Gà con hỏi: ‘Sao ngày nào mẹ cũng phải đẻ trứng?’, gà mẹ trả lời thật là hay…
Tư duy tích cực - nguồn năng lượng tự nhiên vô giá
Nghiên cứu chứng minh: Càng học cao, lắm tiền thì cuộc sống càng ít hạnh phúc
Thôi kệ
Đừng hờ hững với đời như bọt bể
Đây là lý do tại sao bạn không nên tranh cãi khi đang tức giận
Đẹp và cái đẹp cần vinh danh!
Phạm phải 4 sai lầm này, tiền bạc sẽ mãi mãi rời xa bạn
Bức thư ông bố gửi con gái và bài học cuộc đời
Bố mẹ còn nghiện facebook bảo sao trẻ không sống ảo
Vì sao người Nhật lại thích xin lỗi?
Cái tôi – điều nghiệt ngã nhất của kiếp nhân sinh?
Những suy nghĩ của tôi về tiền và sự giàu có
Chỉ suy nghĩ nhị nguyên sẽ chẳng tiến lên được
Tại sao “giàu thì nó ghét”???
Vì cái Tôi vẫn còn hiện hữu nên không thể sống lặng lẽ
Bạn có dám khóa Facebook 1 năm để đổi lấy 5 điều tuyệt vời này không?
Tấm lòng thoáng đãng thì tiền đồ rộng mở
Năm mới suy nghĩ về hai chữ Phúc và Đức
Năm mới, mong gì? làm gì?
Đầu độc tổ tiên,
Bản chất vi diệu của lời khen: Có thể người ta khen là để dò xét, cảnh cáo bạn đấy nhé!
Đời người ai cũng có 4 giai đoạn khắc nghiệt nhất, nhưng không phải ai cũng toàn vẹn trải qua.
Người tâm lượng hẹp hòi thì cuộc sống khó suôn sẻ
Dừng lại đi những tâm hồn méo mó!
Đừng cảm thấy tồi tệ thay tôi, khi tôi làm gì đó chỉ một mình!
Biết tôn trọng người khác là một loại mỹ đức
Sự thật khắc nghiệt của cuộc sống mà chúng ta đừng cố ... tự lừa mình!
Tri ân thầy tôi đã dạy tôi sống đẹp
3 việc tuyệt đối không nên giúp người khác
hotline
0917123113
chat Facebook
zalo