Lời dạy của người xưa: ‘Cơm rau dưa là phúc! cơm rau dưa thì vui!’ Suy ngẫm
Lời dạy thấm thía của người xưa: 'Cơm rau dưa là phúc! cơm rau dưa thì vui!'
Vì sao người xưa lại nói: “Cơm rau dưa là phúc, cơm rau dưa thì vui!”? Đối chiếu với cuộc sống ngày nay, kỳ thực mới thấm thía những lời này thực sự có ý nghĩa hết sức sâu xa!
Khi còn nhỏ, cuộc sống thật nghèo khó, quả thực ai trong chúng ta cũng từng ước ao thèm muốn được ăn thịt heo, thịt cá trong bữa ăn, dù chỉ là ít ỏi.
Vào thập niên 60, 70 thế kỷ trước, vùng đất quê tôi bị nhiễm phèn nên chỉ có thể gieo trồng được một ít khoai lang, rau dưa nên khoai lang đã trở thành món ăn chính của người dân quê tôi.
Mùa xuân và mùa đông, mọi người lại lấy khoai lang khô nấu lên và ăn cùng với rau dưa cho đỡ đói. Thời điểm chuyển giao giữa mùa xuân và mùa hạ, thậm chí dân làng còn lấy những loại thực phẩm khó tiêu để ăn lót dạ cho qua ngày. Cuộc sống bao năm đều là như thế, nhưng tuyệt đại đa số thân thể của người dân quê tôi đều vô cùng khỏe mạnh, hoàn toàn không nghe thấy có căn bệnh ung thư. Những bệnh như viêm đại tràng, đau bao tử…cũng thật sự hiếm thấy, chỉ là thân thể mọi người đều gầy gầy một chút mà thôi.
Sang thập niên 80, 90 của kế kỷ trước, tôi đã là một bác sĩ học tập ở nước ngoài trở về quê hương. Lúc này, tôi không chỉ thường xuyên ăn những bữa tiệc lớn xa hoa ở những nhà hàng sang trọng mà còn được đến những nơi nổi tiếng bậc nhất thành phố nơi tôi sinh sống để thưởng thức ẩm thực. Nhưng thật kỳ lạ, thức ăn lúc ấy đều là thật chứ không phải hàng giả nhưng sau mỗi lần ăn thì một số người trong chúng tôi đều bị đau bụng. Bởi vậy mà khi đó tuy rằng đã thỏa mãn được dục vọng ăn uống nhưng lại khiến tôi và không ít người bạn của mình bị đau dạ dày.
Sau mỗi lần ăn tiệc, trong bụng luôn cảm thấy như có lửa đốt, cảm giác tựa như ăn một mâm ớt vậy, mãi cho đến khi nào loại bỏ sạch sẽ thì mới lấy lại được cảm giác thoải mái.
Cho đến một hôm, tôi có cơ hội được phỏng vấn một vị bậc thầy về nấu ăn mới hoàn toàn hiểu được những điều kỳ diệu trong ẩm thực.
Ông ấy nói với tôi rằng: “Tôi có một người bạn đồng nghiệp, bà ấy là người tu đạo, từng nói với các bạn và gia đình của bà một câu mà đến giờ tôi vẫn nhớ như in trong đầu: “Cơm rau dưa là phúc!”
Trầm ngâm một lát, ông lại nói: “Trên thế gian này, đồ ăn ngon thực sự không phải ở trong yến tiệc hoàng cung, cũng không phải ở nhà hàng sang trọng mà là nằm ở chỗ người dân, dân gian!” Ngẫm lại những lời ông nói, thực sự đó đều là phi thường sâu sắc.
Sau khi cuộc sống của con người rơi vào tình cảnh ô nhiễm, thì hết thảy thực vật đều không còn thuần tịnh. Cho dù là hữu cơ hay vô cơ, khi mà không khí và đất đai bị ô nhiễm thì tất cả bản vị và hương vị của đồ ăn đều bị ảnh hưởng rồi. Hơn nữa, khi mà mọi người đều là vì cái lợi trước mắt nên thường xuyên “sáng tạo” ra những loại chất hóa học mới để cải biến thực phẩm, thì câu nói của người xưa: “Cơm rau dưa là phúc” lại càng ý nghĩa hơn.
Muốn giải quyết được triệt để vấn đề ấy, nhất định phải cải thiện từ phương diện đạo đức con người. Nếu như trình độ đạo đức của con người không đề cao lên thì xã hội loài người chỉ có thể ngày càng đi xuống, không thể làm ra được những món đúng vị như xưa.
Trong “Hoàng đế nội kinh” viết rằng, đồ ăn phải được phối hợp hợp lý mới có thể khiến thân thể khỏe mạnh, tinh lực dồi dào. Bởi vậy có thể thấy được rằng, ngũ cốc, hoa quả xưa nay chính là thức ăn chủ yếu của con người. Con người mấy ngàn năm qua, đều dựa vào đồ ăn mà lớn lên. Nếu cẩn thận quan sát hình dạng của răng, chúng ta cũng đều biết con người không phải ăn thịt là chính mà rau và ngũ cốc mới là đồ ăn chủ yếu của con người.
Nói rằng, cơm rau dưa là vui nhưng kỳ thực cũng không phải có ý nói rằng mỗi ngày đều ăn cơm với rau dưa, mà là muốn nói lên một loại tâm thái “thanh tâm quả dục” (tâm tính thanh cao, đạm bạc, tiết chế ham muốn, dục vọng), cuộc sống đạm bạc, không sa đà vào những vật chất xa xỉ.
Con người không chỉ ở ham muốn danh lợi, tiền tài là cần biết tiết chế mà ở phương diện ẩm thực cũng phải biết tiết chế. Ẩm thực chỉ nên ăn bảy phần nóng, tám phần no, biết đủ thường vui. Cho nên, trong cuộc sống nên nhớ kỹ, “cơm rau dưa thực sự là phúc, cơm rau dưa là đủ!” thì tâm thái, tinh thần mới luôn thanh tao và ngủ mới tròn giấc!