Tin hot

Mùa cưới, chuyện mừng cưới Suy ngẫm

Ngày tui sắp cưới vợ, nói đầy đủ là sắp xây dựng gia đình, ông anh bà con cho một lời khuyên: “Tính chuyện mua sắm thì hãy tính từ nhà bếp!”. Đó là kinh nghiệm anh từng trải qua cuộc sống khó khăn thiếu thốn hàng mấy chục năm thời kinh tế bao cấp, thời mà các đồ gia dụng bếp núc chủ yếu chỉ bán tại cửa hàng mậu dịch quốc doanh, và bán theo tiêu chuẩn phân phối. Thành thử, quà mừng đám cưới thời đó thường không ngoài các “chủng loại” lớn thì xoong nồi bằng nhôm, nhỏ hơn thì chén bát bằng sứ thủ công hay ly tách bằng thủy tinh tái chế. Đám cưới vợ chồng tui phải nói là khá xôm tụ, quà xoong nồi nhiều đến nỗi một đồng nghiệp cơ quan đùa: hai vợ chồng nhà này nếu giận nhau cãi nhau đâm lủng cả năm mới hết! Nên hiểu vào thời đó, đâm lủng xoong nồi là sự tàn phá quá sức nghiêm trọng, và gia đình tui thì không sứt lủng mảy may một miếng nồi nào

Bây giờ, mọi thứ đó đã đi vào cổ tích, các thế hệ cô dâu chú rể 8x hay 9x thật khó hình dung. Quà mừng cưới, từ hiện vật đã được “hiện kim hóa” triệt để bằng chiếc phong bì nhỏ gọn, chẳng biết tự bao giờ? Ngoài Bắc có thể dùng phong bì tự chọn, tùy nghi có sẵn, nhưng mừng cưới trong Nam phải dùng chính cái phong bì đựng thiệp mời đám cưới để tỏ ý tôn trọng vợ chồng mới. Tất nhiên chứa bên trong là những tờ tiền dù mang mệnh giá nào cũng ráng được càng mới mẻ thơm tho càng tốt, cho hợp với chữ “tân” của lễ tân hôn. Việc trao phong bì mừng cưới nhiều khi cũng từa tựa cảnh bỏ phiếu, có quay phim chụp ảnh, có ký tên đàng hoàng, chỉ khác là “thùng phiếu” nếu không thiết kế trang trí hình trái tim thì cũng hoa lá tươi vui, chứ không nghiêm túc trang trọng kiểu sáng suốt lựa chọn. Cũng có những đám cưới (thấy ở phía Bắc nhiều hơn?) dùng hai “thùng phiếu”, một dành cho khách bên nhà trai và một cho khách nhà gái. Chẳng biết lúc kiểm phiếu thì mức độ công khai chính xác thế nào, nhưng chắc chắn chỉ toàn phiếu thuận, tuyệt đối không phiếu chống; phiếu trắng (phong bì rỗng) nếu có như từng nghe kể, chắc là do đãng trí?

Những ai sinh sống ở Nam bộ, lần đầu ra Bắc có dịp dự đám tiệc nói chung chứ không riêng gì đám cưới, hẳn sẽ ngạc nhiên vì tập quán miền ngoài quen bày mâm cỗ cho sáu người. Tập quán “mâm sáu” này hóa ra có gốc tích từ thuở xa xưa, khi đình làng còn dọn tiệc bằng mâm gỗ. Chiếc mâm hình tròn đóng ghép bằng gỗ xẻ, các món đãi đằng đặt trên đó cũng vừa phải (chỉ giá trị ở chỗ “một miếng giữa làng bằng một sàng xó bếp” mà thôi) do một người bưng hai tay. Những mâm ấy đặt lên các vuông chiếu đình làng, kích thước mâm tối đa vừa đủ cho sáu người ngồi quanh, bất kể chiếu trên hay chiếu dưới. Từ tiệc chung của làng lan sang tiệc riêng mỗi nhà, lệ xưa truyền giữ cho đến bây giờ, ở nông thôn cũng như thành thị. Mâm gỗ dần được thay bằng mâm nhôm tiện nhẹ hơn song ít thấy ai dùng nữa. Các món tiệc bày hẳn ra trên mặt bàn hình chữ nhật nhưng vẫn giữ khái niệm mâm với sáu người. Chỉ mấy năm gần đây các nhà hàng khách sạn ở ngoải mới dần theo lối bàn tròn mười/mười hai thực khách như trong Nam, nơi đã quen dùng kiểu bàn ăn hình tròn tiện dụng hơn do người Hoa “nhập cảng”.

Dự đám cưới ở miền ngoài, tui thấy dễ chịu nhất là ít phải chờ đợi. Khách gom đủ sáu người thì cứ việc mời nhau “vào mâm” cùng nâng ly, cầm đũa. Lệ xưa tiếng chào cao hơn mâm cỗ, nhưng với đám cưới nay, phần lễ thấp hơn phần tiệc. Vì sao vậy? Đề tài này đem “ấp” ra tiến sĩ được chăng? Chuyện phải ngồi chờ lâu ở phòng cưới, nhiều người than van, nhưng nay cũng dần thay đổi sắc thái, không còn gây nỗi bực mình ngao ngán, nhờ có mạng wifi hoặc mạng 3G, 4G phủ sóng. Không ai tranh thủ đọc sách khi chờ tiệc cưới, nhưng người ta hoàn toàn có thể cắm mặt vào màn hình điện thoại thông minh mà không sợ bị chê lập dị. Đổi lại, việc rèn kỹ năng mềm giao tiếp bị tước mất cơ hội, bởi không cần phải tìm cách bắt chuyện làm quen với người lạ ngồi bên để “giết thời gian” nữa. Tui thì vẫn giữ thói xưa, luôn muốn hỏi chuyện người mới gặp lần đầu chung bàn tiệc cưới. Có lần hỏi một anh nọ ra dáng công chức, rằng khách bên đằng trai hay đằng gái, quan hệ với cô dâu/chú rể thế nào... Câu trả lời nghe thật thà nhưng không mấy hoan hỉ: “Có bạn bè bà con gì đâu, họ chỉ biết mình qua buổi làm việc trong cuộc thanh tra dịp cuối năm mà thôi”. Trời đất ơi! Tui phải bấm bụng thầm kêu oan cho một món quà mừng cưới.

Bình Vương

Tin tức liên quan

Gian nan hoạn nạn mới biết được lòng người
Tắm cho con gái, cha vô tình hỏi một câu, bất ngờ biết được bí mật giấu kín bấy lâu
Muốn thành công và giàu có, đừng bỏ qua lời khuyên đắt giá này của Donald Trump 
Đã mơ thì mơ hẳn tới những vì sao, nhưng hãy để đôi chân trụ vững dưới mặt đất
Một phút bạn làm được gì?
Điều gì quan trọng nhất trong cuộc đời
Nghịch lý không thể ngược đời hơn của Người Việt.
Google
Đừng cố tỏ ra hạnh phúc, cứ sống thật với bản thân rồi hạnh phúc sẽ đến
Bao giờ chúng ta ngừng kiếm tiền và biết cách hưởng thụ?
Những tháng ngày tốt đẹp của nhân loại không còn nhiều.
Làm người Việt Nam
Thống kê lực lượng đi làm và ăn bám ở Việt Nam
Phẩm giá con người trong truyền thông đại chúng
Sự nguy hiểm của một trào lưu
Sự khác nhau giữa bức thư gửi mẹ của người... tử tù và của CEO
Hệ lụy từ việc du nhập tùy tiện, thiếu văn hóa các lễ hội nước ngoài
Từ
Im lặng – Sức mạnh của kẻ thông minh hay sự lạnh lùng?
Gà con hỏi: ‘Sao ngày nào mẹ cũng phải đẻ trứng?’, gà mẹ trả lời thật là hay…
Tư duy tích cực - nguồn năng lượng tự nhiên vô giá
Nghiên cứu chứng minh: Càng học cao, lắm tiền thì cuộc sống càng ít hạnh phúc
Thôi kệ
Đừng hờ hững với đời như bọt bể
Đây là lý do tại sao bạn không nên tranh cãi khi đang tức giận
Đẹp và cái đẹp cần vinh danh!
Phạm phải 4 sai lầm này, tiền bạc sẽ mãi mãi rời xa bạn
Bức thư ông bố gửi con gái và bài học cuộc đời
Bố mẹ còn nghiện facebook bảo sao trẻ không sống ảo
Vì sao người Nhật lại thích xin lỗi?
Cái tôi – điều nghiệt ngã nhất của kiếp nhân sinh?
Những suy nghĩ của tôi về tiền và sự giàu có
Chỉ suy nghĩ nhị nguyên sẽ chẳng tiến lên được
Tại sao “giàu thì nó ghét”???
Vì cái Tôi vẫn còn hiện hữu nên không thể sống lặng lẽ
Bạn có dám khóa Facebook 1 năm để đổi lấy 5 điều tuyệt vời này không?
Tấm lòng thoáng đãng thì tiền đồ rộng mở
Năm mới suy nghĩ về hai chữ Phúc và Đức
Năm mới, mong gì? làm gì?
Đầu độc tổ tiên,
Bản chất vi diệu của lời khen: Có thể người ta khen là để dò xét, cảnh cáo bạn đấy nhé!
Đời người ai cũng có 4 giai đoạn khắc nghiệt nhất, nhưng không phải ai cũng toàn vẹn trải qua.
Người tâm lượng hẹp hòi thì cuộc sống khó suôn sẻ
Dừng lại đi những tâm hồn méo mó!
Đừng cảm thấy tồi tệ thay tôi, khi tôi làm gì đó chỉ một mình!
Biết tôn trọng người khác là một loại mỹ đức
Sự thật khắc nghiệt của cuộc sống mà chúng ta đừng cố ... tự lừa mình!
Tri ân thầy tôi đã dạy tôi sống đẹp
3 việc tuyệt đối không nên giúp người khác
hotline
0917123113
chat Facebook
zalo