

Tắm cho con gái, cha vô tình hỏi một câu, bất ngờ biết được bí mật giấu kín bấy lâu
Muốn thành công và giàu có, đừng bỏ qua lời khuyên đắt giá này của Donald Trump
Đã mơ thì mơ hẳn tới những vì sao, nhưng hãy để đôi chân trụ vững dưới mặt đất
Đừng cố tỏ ra hạnh phúc, cứ sống thật với bản thân rồi hạnh phúc sẽ đến
Sự khác nhau giữa bức thư gửi mẹ của người... tử tù và của CEO
Hệ lụy từ việc du nhập tùy tiện, thiếu văn hóa các lễ hội nước ngoài
Gà con hỏi: ‘Sao ngày nào mẹ cũng phải đẻ trứng?’, gà mẹ trả lời thật là hay…
Nghiên cứu chứng minh: Càng học cao, lắm tiền thì cuộc sống càng ít hạnh phúc
Đây là lý do tại sao bạn không nên tranh cãi khi đang tức giận
"Đừng ví em là biển" – khi phái đẹp chọn về mình điều nhỏ nhoi
Bức thư ông bố gửi con gái và bài học cuộc đời "Không ai nợ con điều gì cả"
Bạn có dám khóa Facebook 1 năm để đổi lấy 5 điều tuyệt vời này không?
Bản chất vi diệu của lời khen: Có thể người ta khen là để dò xét, cảnh cáo bạn đấy nhé!
Đời người ai cũng có 4 giai đoạn khắc nghiệt nhất, nhưng không phải ai cũng toàn vẹn trải qua.
Đừng cảm thấy tồi tệ thay tôi, khi tôi làm gì đó chỉ một mình!
Sự thật khắc nghiệt của cuộc sống mà chúng ta đừng cố ... tự lừa mình!
Mục đích của lắng nghe là để hiểu.
Ta có những điều biết và rất nhiều điều chưa biết. Khi biết lắng nghe thì nghe những điều nói đúng ta hiểu, mà nghe những điều sai ta cũng hiểu. Mình phải tập ngồi nghe với tâm không thành kiến. Thành kiến là những ý kiến đã có sẵn trước. Vì có những ý kiến có sẵn trước rồi nên những điều đang nói không lọt được vào tâm hồn mình. Mình bóp méo tất cả những điều người kia nói.
Ta phải tập ngồi nghe mà không phán xét, không phản ứng. Cái tật của ta là muốn làm quan tòa, nghe cái gì là muốn phán xét ngay lập tức, giống như một bức tường hất trái bóng trở lại. Ta đừng làm một bức tường nữa mà phải làm không gian để khi trái bóng được liệng tới thì ta có thể tiếp đón được. Phạm Duy có một câu hát rất hay với ý này: "Em là khoảng trống cho tình đong vào".
Ta phải tạo ra khoảng trống trong ta trước thì mới có thể lắng nghe. Hãy làm trống mình và để vũ trụ lấp đầy bạn! (Empty yourself and let the universe fill you!)
Kỹ năng giao tiếp là một phần quan trọng không thể thiếu trong cuộc sống của chúng ta. Các bạn thường nghĩ rằng, để có thể giao tiếp tốt, chỉ cần học cách ăn nói khéo léo là đủ. Nhưng trên thực tế, ngoài việc ăn nói khéo léo ra, để giao tiếp tốt bạn cần có kỹ năng lắng nghe người khác nói. Nếu người biết cách ăn nói có thể tạo được ấn tượng trước người khác thì người biết lắng nghe sẽ cho người khác cảm giác gần gũi, thân thiết. Nhưng lắng nghe như thế nào cho đúng, đó là cả một nghệ thuật.
1. Lắng nghe một cách cẩn thận khi giao tiếp
Khi bạn giao tiếp với người khác, đừng vội vàng đưa ra lời nhận xét hay nói chen vào khi họ chưa nói hết câu, hãy lắng nghe một cách cẩn thận. Vì đôi khi một chi tiết nhỏ bị bỏ qua cũng có thể khiến bạn hiểu sai ý mà người khác đang nói. Lắng nghe một cách cẩn thận những gì đối phương nói sẽ giúp bạn có được đầy đủ thông tin của cuộc trò chuyện. Khi đó, bạn sẽ hiểu hơn thông điệp mà người nói muốn truyền đạt, có sự cảm thông và sẻ chia của mình. Ngoài ra, điều này còn cho thấy sự quan tâm và tôn trọng của bạn dành cho người nói.
2. Sự kiên nhẫn là cần có để lắng nghe trong giao tiếp
Trong nghệ thuật giao tiếp, để lắng nghe người khác, bạn cần phải có sự kiên nhẫn. Bởi vì, đôi khi trong những trường hợp nội dung trò chuyện không hấp dẫn bạn, thậm chí nhàm chán và bạn không có hứng thú tham gia nhưng vẫn phải lắng nghe. Vì vậy, bạn nên học cách kiên nhẫn trong giao tiếp. Trong những tình huống thế này, bạn chỉ cần gật nhẹ thể hiện rằng bạn đã hiểu những gì đối phương nói và chia sẻ với họ để họ cảm thấy mình không đơn độc. Đó cũng là bí quyết để bạn có được những mối quan hệ tốt đẹp và được nhiều người yêu mến.
3. Hãy thể hiện là bạn quan tâm tới câu chuyện
Khi giao tiếp, bạn không nên chỉ nhìn chăm chăm người nói hay xao nhãng làm việc riêng. Người nói sẽ rất tinh tế để nhận ra điều đó. Vì vậy, bạn cần có những hành động để cho thấy bạn thật sự quan tâm tới câu chuyện của họ. Khi lắng nghe người khác nói, thỉnh thoảng bạn nên có những cái gật đầu nhẹ hoặc những câu nói như: à, ừ, thì ra là vậy, rồi sao nữa,… Những lưu ý tuy rất nhỏ này sẽ khuyến khích người khác mở lòng trò chuyện với bạn và họ sẽ có ấn tượng tốt về bạn.
4. Phản hồi lại sau khi lắng nghe
Khi nghe người khác nói, bạn có thể phản hồi lại bằng ý kiến cá nhân của mình. Bạn có thể hỏi họ thêm về chủ đề mà họ đã nói hoặc gợi mở nhiều hơn để hai người có thể cùng nhau trao đổi, thảo luận. Khi bạn làm được điều này, chứng tỏ bạn đã lắng nghe họ nói một cách chân thành và cẩn thận.
5. Không cắt ngang khi người khác đang nói
Một điều tối kỵ trong giao tiếp, đó là cắt ngang lúc người khác đang nói. Hành động này được cho là không lịch sự và dễ gây phản cảm cho người khác. Người nói sẽ bị cắt ngang, không còn có sự hứng thú để nói tiếp câu chuyện và họ sẽ nghĩ rằng bạn không tôn trọng họ.
6. Tôn trọng ý kiến của người khác
Bạn hãy lắng nghe và đánh giá một cách khách quan và chân thật nhất. Trong giao tiếp, bạn không nên trực tiếp đả kích hay chê bai, khích bác ý kiến của người khác. Vì như vậy sẽ khiến cho họ cảm thấy không thoải mái và có ác cảm với bạn. Do đó, trước khi đưa ra bất kỳ nhận định gì, bạn cần phải cân nhắc, suy nghĩ cẩn thận những gì mình đã nghe được.
Hoàng Thanh Bình