Tin hot

Nhớ ngày khai giảng năm xưa Suy ngẫm

  Sáng mùa Thu dịu nhẹ, ánh nắng rắc vàng trên những vòm cây. Chạy xe chậm chậm để tận hưởng không khí trong lành buổi sáng. Nhìn những cô bé cậu bé học sinh tiểu học trong bộ đồng phục màu trắng tới trường trong lòng dấy lên nhiều cảm xúc. Cả một bầu trời tuổi thơ ngày xưa hiện về. Niềm vui được đến trường, được mẹ mua cho bộ quần áo mới, cặp sách mới thấy hân hoanvô cùng. 
  Ngày xưa chúng tôi đi học không có đồng phục như bây giờ. Không phải đứa trẻ nào cũng may mắn có quần áo mới. Chiếc cặp mới mà thật ra chỉ là túi xách làm bằng cước được nhuộm phẩm màu xanh đỏ, đứa trẻ nào có được thì lấy làm kiêu hãnh lắm. Đứa thì dép đứt quai, đứa thì dép bị gãy mất phần "mũi" đằng trước, đứa thì dép được vá chằng vá chịt bởi những mảnh nhựa thừa tận dụng từ đôi dép cũ, chỉ vài đứa có bố mẹ làm cơ quan thì may ra mới có dép mới. Ấy thế mà nhìn đứa nào cũng vui, cũng cười nói rộn ràng. Rồi cũng ngoan ngoãn xếp hàng làm lễ chào cờ cho buổi khai giảng đầu năm học mới. 

Ngày xưa, không có những chiếc áo mới tinh tươm,

nhưng các bạn học sinh vẫn hào hứng đón lễ khai giảng.

  Lễ khai giảng giản dị nhưng thật vui vẻ và ấm áp tình thầy trò. Không có những bài phát biểu dài dòng của các vị khách mời, chỉ có thầy hiệu trưởng đọc bài diễn văn khai mạc và một bạn học sinh đại diện cho toàn thể học sinh đọc lời phát biểu nhân dịp năm học mới. Các tiết mục văn nghệ đơn sơ, không có nhạc công, không váy áo lấp lánh, cô và trò cầm micro hát mộc mà nghe thật xúc động, thật hay. Khăn quàng đỏ là đạo cụ để các bạn làm nơ hoa cột trên những ngón tay nhỏ xinh mà múa thật dẻo, thật đẹp. Những đôi má hồng, những đôi môi đỏ được cô giáo điểm trang cho các bạn nhỏ hừng lên sắc hồng rạng rỡ trong ánh nắng buổi sáng ngày khai trường. Lũ học trò chúng tôi ngồi dưới nhìn lên khán đài với ánh mắt mê say. Sau đó là một hồi trống khai trường do chính thầy Hiệu trưởng đánh lênthật trang trọng và nó rung động tận con tim những đứa trẻ học trò đang háo hức đón năm mới là chúng tôi.Những hồi trống thiêng liêng ấy, giờ đây như vẫn còn vang vọng mỗi lần tôi hồi nhớ về ngày khai trường.
  Bài học vỡ lòng đầu tiên vẫn còn vọng về từ ngày xưa. Những tiếng ê a của đám trẻ con trong lớp cất lên thật đều sau những lần cô giáo gõ nhẹ thước trên bảng. Mùi thơm của quyển sách mới, những dòng chữ màu xanh màu đỏ, những hình họa đầy màu sắc vẫn còn in đậm trong trí nhớ. Ngôi trường xưa lợp ngói cũ kỹ, những bức tường loang lổ, những bậc thềm sứt mẻ lô nhô vài viên gạch. Hàng cây Bạch Đàn trồng trước sân trường tỏa mùi thơm dịu dịu. Con đường làng đến trường quanh co... 
  Đã bao nhiêu năm rồi, những đứa trẻ ngày xưa giờ đã trưởng thành. Cuộc sống bộn bề nhiều nỗi lo toan, những thăng trầm của cuộc đời khiến người ta ít mộng mơ, và trở nên rắn rỏi hơn. Nhưng có lẽ không mấy ai dễ quên được những ngày đầu tiên đến trường, không mấy ai dễ quên được những bài học đầu tiên, những lời dạy của cô giáo cố gắng học tập tốt để nên người...  Đó là một phần hành trang của mỗi người khi bước vào đời. Là những gì trong sáng nhất để ta soi mình vào đó, để ta cố gắng sống tốt hơn, để ta nhắc nhớ mình không làm điều tội lỗi với người, với đời.
  Vậy nên, một buổi lễ khai giảng, chẳng cần phải nhiều nghi thức, chẳng cần phải đầy đủ các ban bệ, chẳng cần phải hoành tráng, rực rỡ phông màn. Hãy là một lễ khai giảng đơn sơ, nhưng ấp áp tình thầy trò. Nó sẽ đong đầy ý nghĩa và mãi mãi đi cũng cuộc đời các cô cậu học trò!
Phạm Thu Thủy/VHNA

Tin tức liên quan

Tắm cho con gái, cha vô tình hỏi một câu, bất ngờ biết được bí mật giấu kín bấy lâu
Muốn thành công và giàu có, đừng bỏ qua lời khuyên đắt giá này của Donald Trump 
Đã mơ thì mơ hẳn tới những vì sao, nhưng hãy để đôi chân trụ vững dưới mặt đất
Một phút bạn làm được gì?
Điều gì quan trọng nhất trong cuộc đời
Nghịch lý không thể ngược đời hơn của Người Việt.
Google
Đừng cố tỏ ra hạnh phúc, cứ sống thật với bản thân rồi hạnh phúc sẽ đến
Bao giờ chúng ta ngừng kiếm tiền và biết cách hưởng thụ?
Những tháng ngày tốt đẹp của nhân loại không còn nhiều.
Làm người Việt Nam
Thống kê lực lượng đi làm và ăn bám ở Việt Nam
Phẩm giá con người trong truyền thông đại chúng
Sự nguy hiểm của một trào lưu
Sự khác nhau giữa bức thư gửi mẹ của người... tử tù và của CEO
Hệ lụy từ việc du nhập tùy tiện, thiếu văn hóa các lễ hội nước ngoài
Từ
Im lặng – Sức mạnh của kẻ thông minh hay sự lạnh lùng?
Gà con hỏi: ‘Sao ngày nào mẹ cũng phải đẻ trứng?’, gà mẹ trả lời thật là hay…
Tư duy tích cực - nguồn năng lượng tự nhiên vô giá
Nghiên cứu chứng minh: Càng học cao, lắm tiền thì cuộc sống càng ít hạnh phúc
Thôi kệ
Đừng hờ hững với đời như bọt bể
Đây là lý do tại sao bạn không nên tranh cãi khi đang tức giận
Đẹp và cái đẹp cần vinh danh!
Phạm phải 4 sai lầm này, tiền bạc sẽ mãi mãi rời xa bạn
Bức thư ông bố gửi con gái và bài học cuộc đời
Bố mẹ còn nghiện facebook bảo sao trẻ không sống ảo
Vì sao người Nhật lại thích xin lỗi?
Cái tôi – điều nghiệt ngã nhất của kiếp nhân sinh?
Những suy nghĩ của tôi về tiền và sự giàu có
Chỉ suy nghĩ nhị nguyên sẽ chẳng tiến lên được
Tại sao “giàu thì nó ghét”???
Vì cái Tôi vẫn còn hiện hữu nên không thể sống lặng lẽ
Bạn có dám khóa Facebook 1 năm để đổi lấy 5 điều tuyệt vời này không?
Tấm lòng thoáng đãng thì tiền đồ rộng mở
Năm mới suy nghĩ về hai chữ Phúc và Đức
Năm mới, mong gì? làm gì?
Đầu độc tổ tiên,
Bản chất vi diệu của lời khen: Có thể người ta khen là để dò xét, cảnh cáo bạn đấy nhé!
Đời người ai cũng có 4 giai đoạn khắc nghiệt nhất, nhưng không phải ai cũng toàn vẹn trải qua.
Người tâm lượng hẹp hòi thì cuộc sống khó suôn sẻ
Dừng lại đi những tâm hồn méo mó!
Đừng cảm thấy tồi tệ thay tôi, khi tôi làm gì đó chỉ một mình!
Biết tôn trọng người khác là một loại mỹ đức
Sự thật khắc nghiệt của cuộc sống mà chúng ta đừng cố ... tự lừa mình!
Tri ân thầy tôi đã dạy tôi sống đẹp
3 việc tuyệt đối không nên giúp người khác
Trí tuệ người xưa: Không chần chừ, không nói lời thừa thãi, không ra vẻ
hotline
0917123113
chat Facebook
zalo