

Tắm cho con gái, cha vô tình hỏi một câu, bất ngờ biết được bí mật giấu kín bấy lâu
Muốn thành công và giàu có, đừng bỏ qua lời khuyên đắt giá này của Donald Trump
Đã mơ thì mơ hẳn tới những vì sao, nhưng hãy để đôi chân trụ vững dưới mặt đất
Đừng cố tỏ ra hạnh phúc, cứ sống thật với bản thân rồi hạnh phúc sẽ đến
Sự khác nhau giữa bức thư gửi mẹ của người... tử tù và của CEO
Hệ lụy từ việc du nhập tùy tiện, thiếu văn hóa các lễ hội nước ngoài
Gà con hỏi: ‘Sao ngày nào mẹ cũng phải đẻ trứng?’, gà mẹ trả lời thật là hay…
Nghiên cứu chứng minh: Càng học cao, lắm tiền thì cuộc sống càng ít hạnh phúc
Đây là lý do tại sao bạn không nên tranh cãi khi đang tức giận
"Đừng ví em là biển" – khi phái đẹp chọn về mình điều nhỏ nhoi
Bức thư ông bố gửi con gái và bài học cuộc đời "Không ai nợ con điều gì cả"
Bạn có dám khóa Facebook 1 năm để đổi lấy 5 điều tuyệt vời này không?
Bản chất vi diệu của lời khen: Có thể người ta khen là để dò xét, cảnh cáo bạn đấy nhé!
Đời người ai cũng có 4 giai đoạn khắc nghiệt nhất, nhưng không phải ai cũng toàn vẹn trải qua.
Đừng cảm thấy tồi tệ thay tôi, khi tôi làm gì đó chỉ một mình!
Sự thật khắc nghiệt của cuộc sống mà chúng ta đừng cố ... tự lừa mình!
Tắm cho con gái, cha vô tình hỏi một câu, bất ngờ biết được bí mật giấu kín bấy lâu
Cũng bởi vậy vị thế của người thầy luôn được xã hội đề cao. Trong kho tàng thành ngữ, tục ngữ, ca dao Việt Nam có không ít những câu nói về đạo thầy trò; Trong lịch sử của dân tộc đã có không ít câu chuyện cảm động về tình nghĩa thầy trò.
Người thầy khi thực hiện sứ mệnh của mình không đơn thuần chỉ là người truyền đạt tri thức của thế hệ trước cho thế hệ sau bởi nếu vậy họ chỉ là những người thợ giảng. Người thầy khi dạy dỗ học trò ngoài vốn kiến thức còn cần đến cả nhân cách của mình để tạo thành tấm gương cao quí cho học trò noi theo. Chính vì thế, có thể những kiến thức người thầy cung cấp sẽ cũ đi nhưng đạo đức, nhân cách của người thầy còn đọng mãi trong các thế hệ học trò.
Quả vậy, con người ngay khi thành hình đã bắt đầu được thụ hưởng sự giáo dục. Người thầy đầu tiên của mỗi chúng ta không ai khác chính là Mẹ. Từ lúc lọt lòng qua những tháng nằm nôi đến khi chậm chững những bước chân đầu tiên tập đứng thẳng luôn có bóng Mẹ dõi theo, chỉ dạy và nâng đỡ chúng ta. Những bài học đầu đời trong mỗi con người đều được hưởng không chỉ là những tri thức, kinh nghiệm mà còn là tình yêu thương vô bờ bến của người thầy đầu tiên ấy. Điều đó lí giải tại sao lại xuất hiện câu thành ngữ: “Phúc đức tại mẫu”.
Lớn lên một chút nữa, khi con người bước chân vào môi trường giáo dục xã hội thì tri thức phổ thông ở mỗi người có được thông qua các người thầy truyền tải. Bên cạnh việc truyền tải kiến thức, người thầy còn thổi vào thế hệ trẻ lòng đam mê, sự yêu thích được tìm tòi, khám phá kho tàng tri thức của nhân loại. Chính điều này có ý nghĩa quan trọng trong sự phát triển không ngừng của xã hội.
Có thể nói, gia đình là người thầy đầu tiên đã đặt nền móng cho sư phát triển của con người thì những người thầy trong nhà trường đã cung cấp “năng lượng” cho sự phát triển ấy. Và đây chính là nguồn gốc của truyền thống tôn sư trọng đạo của con người nói chung và của dân tộc Việt Nam nói riêng.
Bách Việt.