Tin hot

Sống trên đời đừng quá bận tâm đến việc người khác nghĩ gì về mình Suy ngẫm

Khi còn là một đứa trẻ, chúng ta không bận tâm việc người khác nghĩ gì về mình như lúc chúng ta trưởng thành.

Chúng ta sẵn sàng nói lên những ước mơ tưởng như điên rồ mà không sợ bị phán xét. Chẳng hạn như một ngày nào đó con sẽ trở thành siêu nhân đi giải cứu nhân loại. Chúng ta chẳng mấy bận tâm nếu người khác có trêu mình, có nói mình không làm được hay đưa ra những cái nhìn tiêu cực.

Kì lạ thay khi lớn lên, mặc dù chúng ta trưởng thành hơn, biết nhiều thứ hơn, nhưng nghịch lý khi ấy cũng là lúc mà chúng ta bắt đầu có những nỗi sợ về việc người khác sẽ nhận xét, đánh giá bản thân mình. Chúng ta lo lắng và dành quá nhiều thời gian bận tâm về việc khi làm một điều gì đó, liệu có bị chê cười, liệu có bị nhận xét, liệu có bị người khác nói ra nói vào hay không.

Đây là một sự trưởng thành tự nhiên, khi con người có được ý thức. Ý thức về những chuẩn mực, phép tắc, cư xử xã hội giữa những gì nên làm, những gì không nên làm, những gì được làm và những gì không được làm. Thế nhưng, việc quá ràng buộc và phụ thuộc bởi những định kiến nặng nề khiến chúng ta vô tình tạo dựng ra những hình tượng, mà chúng ta nghĩ rằng đó mới chính là mình, đó mới là thứ mà người đời ngưỡng mộ, tôn trọng.

Chúng ta nghĩ rằng phải đạt được danh hiệu nọ, chức vụ kia; phải sở hữu tài sản này, đồ vật kia thì mới đúng với hình tượng mà ta tạc dựng ra trong đầu. Chúng ta nghĩ rằng khi đạt được những điều ấy, chúng ta sẽ hạnh phúc. Nếu không đạt được nó, ta sẽ đau khổ. Thế rồi, ngay cả khi đạt được những điều đó rồi, hóa ra nó không làm ta hạnh phúc. Mà khổ đau bắt đầu từ đây.

Chẳng hạn như ta nghĩ rằng phải mặc đồ hàng hiệu, phải đi chiếc xe hạng sang trọng thì người đời mới ngưỡng mộ và không phán xét. Nhưng rồi khi đi một chiếc xe hạng sang, ta lo lắng bị đụng xe sẽ mất nhiều tiền sửa chữa. Ta nghĩ rằng phải ở nhà cao, cửa rộng thì người đời mới nể phục, ta mới oai. Thế rồi khi ở nhà cao, ta lại lo bị dòm ngó, bị trộm cắp. Cuối cùng, mọi thứ cứ trở thành một vòng lặp luẩn quẩn. Ta cứ nghĩ phải được cái nọ cái kia thì người đời mới không phán xét. Còn sự thật thì không như vậy.

Người đời nhìn người khác theo lăng kính của họ. Một người đeo cặp kính màu hồng nhìn đâu cũng thấy màu hồng. Một người đeo cặp kính màu vàng nhìn gì cũng thấy màu vàng. Một người đeo “cặp kính” phán xét thì cho dù chúng ta có hoàn hảo đến mấy, họ cũng vẫn sẽ phán xét. Một người đeo “cặp kính” lạc quan, tốt đẹp thì nhìn đâu cũng thấy sự tích cực nơi người khác. Cho nên, việc người khác có đánh giá bạn hay không là do người đó là ai, họ là tuýp người như thế nào, chứ không nằm ở bạn.

Chúng ta không thể kiểm soát suy nghĩ của người khác. Một ca sĩ hát ca khúc, nếu bạn yêu thích ca sĩ đó, bạn sẽ thấy nó hay. Ngược lại, người nào ghét sẽ thấy nó dở. Hay hay dở là quan niệm từng người. Cũng là một cô gái đoạt vương miện hoa hậu, người trầm trồ khen ngợi sắc đẹp, người lại nói “con nhỏ đó xấu như quỷ” mà cũng hoa với chả hậu. Vậy nên, ở đời không thể tránh được sự phán xét của xã hội. Nhưng quá bận tâm việc người khác suy nghĩ, phán xét về mình sẽ chỉ làm cho cuộc sống của chúng ta thêm căng thẳng.

Một ngày nào đó trong đời, chúng ta sẽ nhận ra một sự thật rằng người khác cũng không nghĩ nhiều về chúng ta như cách mà ta vẫn nghĩ. Thay vào đó, phần lớn thời gian người đời cũng chủ yếu bận tâm về việc người khác có nghĩ về họ hay không. Hóa ra vô tình cả ta và người đều lãng phí thời gian chỉ vì một việc: bận tâm xem người khác nghĩ gì về mình.

Có một câu chuyện tiếu lâm kể về hai vị sư, một sư phụ và một đệ tử nhân một ngày đi đường vô tình đi qua con sông. Có một cô gái trần truồng dưới sông suýt chết đuối. Thấy vậy, ngay lập tức sư phụ liền nhảy xuống sông để cứu lấy cô gái lên bờ. Sau đó, hai thầy trò lại tiếp tục đi.

Trên đường, vị đệ tử cứ liên tục trăn trở và suy nghĩ về sư phụ, rằng thầy dặn mình là người xuất gia, phải giữ gìn các giới luật, tại sao sư phụ lại có hành động khiếm nhã như thế. Cuối cùng, không thể lý giải nổi, đệ tử bèn hỏi sư phụ.

Sư phụ chỉ mỉm cười nhẹ nhàng nói rằng ta đã để cô gái ấy ở lại bên phía bờ sông, sao con còn mang cô ta đến tận bây giờ. Chắc chắn người sư phụ hiểu được việc cứu một mạng người quan trọng hơn cho nên đã hành động như thế. Nhưng điều đáng nói đó chính là việc đã chẳng phải bận tâm việc người khác phán xét và suy nghĩ gì về mình.

Cho nên, hàng ngày khi một ai đó nhận xét, phán xét về bạn, hãy bình tĩnh tiếp nhận. Nếu điều đó là đúng, bạn có thêm kinh nghiệm để giúp mình trở nên hoàn hảo hơn. Nếu điều đó là sai, hãy cảm ơn họ nhưng cho họ biết rằng tôi có một quan điểm khác. Và hơn hết, là đừng bận tâm việc người khác sẽ nghĩ gì về bạn.

Tin tức liên quan

Gian nan hoạn nạn mới biết được lòng người
Tắm cho con gái, cha vô tình hỏi một câu, bất ngờ biết được bí mật giấu kín bấy lâu
Muốn thành công và giàu có, đừng bỏ qua lời khuyên đắt giá này của Donald Trump 
Đã mơ thì mơ hẳn tới những vì sao, nhưng hãy để đôi chân trụ vững dưới mặt đất
Một phút bạn làm được gì?
Điều gì quan trọng nhất trong cuộc đời
Nghịch lý không thể ngược đời hơn của Người Việt.
Google
Đừng cố tỏ ra hạnh phúc, cứ sống thật với bản thân rồi hạnh phúc sẽ đến
Bao giờ chúng ta ngừng kiếm tiền và biết cách hưởng thụ?
Những tháng ngày tốt đẹp của nhân loại không còn nhiều.
Làm người Việt Nam
Thống kê lực lượng đi làm và ăn bám ở Việt Nam
Phẩm giá con người trong truyền thông đại chúng
Sự nguy hiểm của một trào lưu
Sự khác nhau giữa bức thư gửi mẹ của người... tử tù và của CEO
Hệ lụy từ việc du nhập tùy tiện, thiếu văn hóa các lễ hội nước ngoài
Từ
Im lặng – Sức mạnh của kẻ thông minh hay sự lạnh lùng?
Gà con hỏi: ‘Sao ngày nào mẹ cũng phải đẻ trứng?’, gà mẹ trả lời thật là hay…
Tư duy tích cực - nguồn năng lượng tự nhiên vô giá
Nghiên cứu chứng minh: Càng học cao, lắm tiền thì cuộc sống càng ít hạnh phúc
Thôi kệ
Đừng hờ hững với đời như bọt bể
Đây là lý do tại sao bạn không nên tranh cãi khi đang tức giận
Đẹp và cái đẹp cần vinh danh!
Phạm phải 4 sai lầm này, tiền bạc sẽ mãi mãi rời xa bạn
Bức thư ông bố gửi con gái và bài học cuộc đời
Bố mẹ còn nghiện facebook bảo sao trẻ không sống ảo
Vì sao người Nhật lại thích xin lỗi?
Cái tôi – điều nghiệt ngã nhất của kiếp nhân sinh?
Những suy nghĩ của tôi về tiền và sự giàu có
Chỉ suy nghĩ nhị nguyên sẽ chẳng tiến lên được
Tại sao “giàu thì nó ghét”???
Vì cái Tôi vẫn còn hiện hữu nên không thể sống lặng lẽ
Bạn có dám khóa Facebook 1 năm để đổi lấy 5 điều tuyệt vời này không?
Tấm lòng thoáng đãng thì tiền đồ rộng mở
Năm mới suy nghĩ về hai chữ Phúc và Đức
Năm mới, mong gì? làm gì?
Đầu độc tổ tiên,
Bản chất vi diệu của lời khen: Có thể người ta khen là để dò xét, cảnh cáo bạn đấy nhé!
Đời người ai cũng có 4 giai đoạn khắc nghiệt nhất, nhưng không phải ai cũng toàn vẹn trải qua.
Người tâm lượng hẹp hòi thì cuộc sống khó suôn sẻ
Dừng lại đi những tâm hồn méo mó!
Đừng cảm thấy tồi tệ thay tôi, khi tôi làm gì đó chỉ một mình!
Biết tôn trọng người khác là một loại mỹ đức
Sự thật khắc nghiệt của cuộc sống mà chúng ta đừng cố ... tự lừa mình!
Tri ân thầy tôi đã dạy tôi sống đẹp
3 việc tuyệt đối không nên giúp người khác
hotline
0917123113
chat Facebook
zalo