Năm mới suy nghĩ về hai chữ Phúc và Đức Suy ngẫm
Trong lòng người ước vọng đầu năm thảy dân ta không thiếu chữ Phúc. Tú Xương có câu đối: Chiều ba mươi nợ hỏi tít mù Co cẳng đạp thằng Bần ra cửa Sáng mồng một rượu say túy lúy Giơ tay bồng ông Phúc vào nhà Thời xưa các gia đình bình dân ít học thường đi thuê thầy đồ văn hay chữ tốt viết câu đối Tết mang về treo trong nhà hoặc dán ngoài cổng. Người ít tiền chỉ dám thuê các thầy viết cho một cha Phúc to đùng. Nhà khá giả không chỉ bằng lông với câu đối Tết có nội dung Phúc mà còn mua ba tượng tam đa: Phúc, Lộc, Thọ bày trong nhà quanh năm. Nhiều dòng họ lấy chữ Phức để đệm tên. Nguyễn Phúc Ánh (Vua Gia Long), Lê Phúc Thọ, đệm tên húy các chúa Nguyễn. Nhiều địa...
Loại phở chỉ dành cho bố Suy ngẫm
Sáng Chủ Nhật, như thường lệ, tôi dẫn đứa con gái 9 tuổi ra quán phở Xưa, hai mẹ con gọi mỗi người một bát, con gái ăn phở bò, mẹ ăn phở gà. Hôm đó cũng có một người khách ăn mặc rất lịch sự đến ngồi vào bàn bên cạnh hai mẹ con. Trông anh ta còn khá trẻ, nhưng phong cách có một vẻ gì đó già dặn, từng trải cuộc đời. Anh gọi hai bát, một bát có thịt bò và một bát không thịt. Tôi thầm nghĩ chắc anh gọi cho cô người yêu sắp đến, và có thể cô ta sợ béo nên không ăn thịt. Nhưng gọi rồi mà vẫn không thấy có ai đến cả. Anh vẫn ngồi như đang suy nghĩ điều gì đó, vẻ mặt rất buồn, tôi lại nghĩ anh buồn vì lỡ hẹn với người yêu chăng? Và đánh bạo,...
Hãy sống thành thật với chính mình Suy ngẫm
Tại sao sống thật với chính bản thân mình lại khó khăn thế? Tại sao bộc lộ cảm xúc và suy nghĩ cá nhân lại còn phải nhìn trước, ngó sau, hoặc cải biến theo ý muốn của người khác? Tại sao không thể là chính mình? Tại sao không dám đối mặt với bản thân mình trong gương để rồi mỉm cười hay òa khóc cũng nhận được sự xác nhận của trái tim? Trong cái thời đại mà đời không thuê, không mướn, nhưng ai cũng tự giác tô vẽ để biến thành diễn viên. Khi đối mặt với những người xung quanh cũng chỉ là vài ba kiểu cười, nhưng thật tâm lại lạnh lùng, ghét bỏ. Liệu có xứng đáng hay không? Chúng ta mang mình ra để thử nghiệm cách chống chọi yếu ớt với đời nhưng lại độc đoán với bản thân mình. Cuối cùng, người chịu...
Luôn cố gắng vừa lòng mọi người là dấu hiệu cho thấy bạn đang đánh mất giá trị bản thân Suy ngẫm
Hãy sống cuộc sống của bạn. Cuộc sống này quá ngắn ngủi để bạn phải cố gắng sống theo ý người khác hay cố gắng làm vừa lòng tất cả mọi người. Amy Morin, nhà trị liệu tâm lý, tác giả của “13 điều những người thần kinh thép không bao giờ làm” cho biết, nếu bạn cố gắng trở thành người luôn cố làm hài lòng người khác, bạn sẽ chẳng bao giờ đạt được các mục tiêu của mình. Bà cũng cho biết, thực ra mong muốn khiến người khác vui lòng theo lối đó chính là dấu hiệu của một vấn đề nào đó sâu hơn. Đối với nhiều người, việc này bắt nguồn từ việc sợ mất mặt hay là sợ bị gạt ra khỏi đám đông. Họ nghĩ rằng khi mình đồng ý với mọi người thì mình sẽ được mọi người chấp nhận và yêu...
Hãy sống chứ đừng tồn tại Suy ngẫm
Cuộc sống cũng giống như một chuyến hành trình không có bản đồ vậy! Trong suốt hành trình của cuộc đời, ai trong số chúng ta cũng sẽ dừng chân lại ở nhiều địa điểm khác nhau, đổi hướng đi tới những con đường chưa từng biết tới, thường xuyên thay đổi định hướng và đôi khi bị lạc đường, mặc dù chẳng ai muốn phải thừa nhận điều này cả. hật đáng buồn bởi hiện tại trong cuộc sống này vẫn có một số người kiên quyết mang theo tấm bản đồ để đảm bảo rằng không có gì là không chắc chắn, tất cả các con đường đều có sẵn trên bản đồ và họ chắn chắn bản thân sẽ không bao giờ bị lạc. Nếu cuộc sống đơn thuần chỉ là tồn tại thì nó sẽ giống như ở trên một chiếc máy bay điều khiển tự động; với...
Cúi đầu làm việc, ngẩng đầu làm người, đường đường chính chính đứng giữa nhân gian Suy ngẫm
Ai cũng muốn làm một người dũng khí hiên ngang, đứng giữa cuộc đời, đầu tròn đội trời, chân vuông đạp đất. Nhưng thế nào là có dũng khí, thế nào là có khí chất thì chẳng mấy ai hiểu được. Người thường hiểu dũng khí tức là tay đấm, chân đá, đọ sức một phen, phân tài cao thấp. Nhưng đó chỉ là cái vũ dũng của kẻ thất phu. Có câu: “Thất phu chịu nhục, tuốt kiếm tương đấu“. Dũng khí của người ta thực sự xuất phát từ một nội tâm can trường, mạnh mẽ, từ sức mạnh của tình yêu, lòng vị tha, nhẫn chịu, khoan dung. Đó mới thực là cái dũng của bậc thánh nhân vậy. Dũng khí đời người ta, xét cho cùng, chính là gói gọn trong hai chữ, ngẩng đầu và cúi đầu. Người quân tử chính là biết lúc nào nên ngẩng,...
Đời bánh trung thu như đời cô gái trẻ! Suy ngẫm
Chiếc bánh tròn thơm tho ấy ngẫm cũng như một cô gái trẻ đẹp lận cô gái trẻ, đận đường tình. Ngày tân hôn được được khoác lên đủ thứ trang sức quý. Tiếc thay 12 bến nước lênh đênh cứ gả vào nhà này ít hôm thì lại phải cập bến mới Tôi là dân miền Trung chính cống, vào Sài Gòn sống ghét nghét 20 năm. Đón 20 mùa trung thu nơi đất khách... 20 năm ấy, vị bánh trung thu quê với cục mỡ heo ướp rang đường giòn như mứt bí đao luôn ám ảnh. Quê tôi nghèo lắm, thôn tôi lại nghèo nhất trong 14 thôn. Trung thu quê chất phác. Người lớn đếm đầu trẻ con từng nhà, có khi tính dôi luôn cho đứa còn trong bụng mẹ lấy thảo. Chặp tối, trăng bắt đầu ló nửa mình vàng như lòng đỏ trứng gà,...
Hai mặt của CUỘC ĐỜI Suy ngẫm
Trong đời phải có nghèo một lần và giàu một lần mới biết ai là bạn ai là bè. Ở đời nhiều cái lắm cái ngược. --- Không ai nghèo 3 họ, không ai khó 3 đời. --- Nếu bạn nợ ngân hàng 1 tỉ thì bạn sợ ngân hàng. Nhưng nếu bạn nợ ngân hàng 10 tỉ thì ngân hàng sẽ phải sợ bạn. --- Bán thân 1 đêm vài trăm nghìn, người ta gọi bạn là gái gọi là cave, nhưng bán thân 1 đêm vài nghìn đô, người ta gọi bạn là kiều nữ. Bạn bán đất được 1-2 nền người ta gọi bạn là cò đất, còn nếu bạn bán hơn trăm lô người ta gọi bạn là doanh nhân, đại gia bất động sản. --- Nếu bạn quảng cáo bán hàng online trên facebook thì bị người ta ghét, xem thường và đôi lúc xem bạn là kẻ lừa đảo nhưng khi bạn bán...
Mưu kế thâm sâu và những bài học trong cuộc sống Suy ngẫm
Những mưu kế từ đời xưa nhưng cho đến giờ vẫn đầy ý nghĩa và thiết thực. Cùng chúng tôi suy ngẫm và rút ra những bài học thiết thực trong cuộc sống. 1. Mưu kế của Khổng Minh Khổng Minh chỉ còn ba ngàn quân trong thành, bỗng nghe thám báo hàng vạn quân Tư Mã Ý đến vây đánh. Ông ung dung sai người mở cổng thành, rồi sắp bàn rượu ngồi trên mặt thành gẩy đàn. Tư Mã Ý mới trông cảnh tượng ấy, trong bụng nghi hoặc Khổng Minh có mưu gì nên vội cho quân rút lui. Thấy Tư Mã Ý rút rồi, Khổng Minh tức tốc đem quân chạy. Bài học rút ra: luôn tạo cho mình một phong thái điềm tĩnh trước mọi sự. tránh sự lo lắng vì đối phương có thể lợi dụng điểm yếu đó để lấn át mình. Trước một sự việc...
Những câu nói đáng giá ngàn vàng, mỗi chữ đều thấu tận tâm can Suy ngẫm
Trong cuộc sống, giàu hay nghèo không phải là thứ quan trọng nhất. Điều cần thiết chính là bản lĩnh của người ấy trước mọi hoàn cảnh. Tiêu chuẩn hạnh phúc đối với những người khác nhau là không giống nhau. Một đứa trẻ mong cầu những điều rất đơn giản, được ăn, được nô đùa thì đã là cuộc sống hạnh phúc. Nhưng người lớn thì lại truy cầu phức tạp hơn nhiều, được ăn, được chơi, lại còn phải có nhà ở, có xe, khi đã có đủ rồi thì lại muốn một ngôi nhà to hơn, xe sang hơn. Điều này khiến cho người lớn rất khó khăn mới tìm kiếm được hạnh phúc, mà đứa trẻ thì lại rất đơn giản vậy. Vì vậy, truy cầu đơn giản, thì hạnh phúc cũng đơn giản. Thông minh là một loại tài năng thiên phú, còn lương thiện lại là một sự...
Cuộc chơi và cây đời Suy ngẫm
Một chàng trai còn rất trẻ, nhìn ra ngoài kia, thấy cảnh nhộn nhịp thanh bình của phố phường, mà lòng đầy tiếc nuối, tiếc nuối với công trình còn chưa được thừa nhận, tiếc nuối với bao dự định, chỉ vì anh đã bị sa bẫy, mắc vào một cuộc chơi sinh tử, để sáng ngày mai phải đấu súng. Đó là đoạn mà hậu thế đã từng có người viết về thiên tài toán học Evariste Galois (1811-1832) trước ngày anh từ giã cõi đời. Có lẽ nhân loại, không hiếm những người bị gục ngã thê thảm hoặc bị loại bỏ, thậm chí bị chết bởi những cuộc chơi, để lại những tiếc nuối, những xót xa, những mất mát cho những người thân yêu, và thậm chí cho cả cuộc đời này. Những người có lương tri, chắc không khỏi ai oán thốt lên, vì sao Galois...
Định nghĩa về cái đẹp Suy ngẫm
Thưa tiến sĩ Adler, Có lẽ không có lĩnh vực nào mà ở đó sự bất đồng lại phổ biến như trong lĩnh vực của những phán đoán của chúng ta về cái đẹp. Có phải điều này có nghĩa rằng cái đẹp nằm trong mắt người nhìn ngắm, rằng nó là vấn đề phán đoán chủ quan đơn thuần? Hay là có một phẩm tính hoặc những phẩm tính nào đó trong đối tượng sẽ khiến chúng ta thấy nó đẹp? Tôi không biết các tác giả của những cuốn sách nổi tiếng có nói điều gì về cái đẹp khả dĩ giải quyết vấn đề khó xử này không. J.E.T. J.E.T. thân mến, Hầu hết những người cố gắng định nghĩa cái đẹp đều nhất trí rằng nó dính dáng đến sự đáp ứng của ý thích. Chúng ta gọi một cái gì đó là đẹp khi nó làm chúng ta vui...
Không chỉ cần đọc sách, bạn cần rèn luyện 4 đức tính này để trở thành ‘người có văn hóa’ Suy ngẫm
Những người đọc nhiều sách hoặc có kiến thức sâu rộng không nhất định là người “có văn hóa”. Mà cần phải áp dụng được những điều hay lẽ phải đã học vào trong cuộc sống, mang đến những điều thiện lành cho mọi người và xã hội, hình thành cho mình một nhân cách đạo đức tốt đẹp, nhất là trong việc đối nhân xử thế. Cần “lấy nhân làm gốc”. Đây mới thực sự là người có văn hóa. Vậy nên, không chỉ cần đọc sách, trong cuộc sống bạn cần rèn luyện cho mình 4 đức tính dưới đây: 1. Tu dưỡng nội tâm từ gốc rễ Nếu một người luôn tâm bình khí hòa, ôn hòa nhã nhặn, ở trong “động” mà lòng luôn “tĩnh”, làm việc gì cũng hợp tình hợp lý, có thái độ lịch sự, lễ phép, đúng mực, đây chính là “tu dưỡng”. Vào thời xưa,...
Những góc khuất trong cuộc sống Suy ngẫm
Hồi còn quá trẻ, đọc một cuốn sách, có câu dạy rằng: “Người vui với bạn thực sự khi bạn thành công thì người đó mới chính là bạn của bạn”, tôi dường như chưa thể thẩm thấu hết! Trưởng thành một chút, các bậc cha anh đã rút ruột tâm sự: “Mỗi một chặng đường đời, con người càng thành công, thì càng cô đơn và càng lắm kẻ ghen ghét!” Nhưng khôn dại thật khó lường, vì thế mà những người tử tế chỉ biết bảo nhau, sống cho hết mình, tránh làm điều xấu, còn kết cục thế nào là việc của tạo hóa! Nhân loại đã để lại biết bao điều răn dạy tốt đẹp. Nhưng oái oăm thay, những thứ đó chỉ thấm vào những người tử tế, thậm chí đâu đó lại biến những người tốt, hiền lành cầu toàn quá, thành những “ông...
Xấu xa đừng đậy lại Suy ngẫm
GIÁO SƯ NGUYỄN LÂN DŨNG - Vì sao người Mỹ đã công khai nói lên toàn bộ sự đàn áp hết sức dã man trong một thời gian dài đối với những người da đen được mua hay bị bắt từ Châu Phi sang? LTS: Chia sẻ cảm nhận sau chuyến tham quan Bảo tàng Quốc gia về Lịch sử và Văn hóa người Mỹ gốc Phi tại Thủ đô Washington, Hoa Kỳ, Giáo sư Nguyễn Lân Dũng cho độc giả thấy tinh thần dám nhìn thẳng vào sự thật của người Mỹ. Theo Giáo sư, nước Mỹ để cho mọi người thấy rõ sự xấu xa, tàn ác của nạn phân biệt chủng tộc trong gần 200 năm lịch sử cũng là cách để họ quyết tâm đấu tranh cho sự bình đẳng. Tòa soạn trân trọng gửi đến độc giả bài viết. Tại Washington D.C., tôi vô cùng phấn khích khi được vào...