Tin hot

Suy nghĩ về tấm bằng đại học: Ngày xưa và thời nay Suy ngẫm

Còn nhớ, khi tôi đang học phổ thông trung học, khoảng từ năm 2002 trở về trước, nói đến thi và đậu đại học quả là mơ ước lớn lao đối với học sinh. Bởi, muốn đậu đại học phải học thật giỏi, gia đình có điều kiện mới cho con học được đại học.

Nhiều anh chị lớp trước, tuy học rất giỏi ở địa phương, nhưng khi thi đại học cũng rớt, rồi phải kiên trì năm sau thi tiếp; nhiều khi phải thi 2 - 3 năm mới đậu được đại học.

Khi học ra trường, họ đều có việc làm ổn định, lương cao và rất nhiều người thành đạt. Tôi cũng không phải ngoại lệ. Khi thi vào đại học ở TP. Hồ Chí Minh, tôi cũng “miệt mài kinh sử”, học rất nhiều, tốn nhiều chi phí cho việc học hành. Khi ra trường thì phải kiếm công việc ổn định để đi làm. Lúc ấy, thấy mình thật may mắn hơn những người không có điều kiện học tập. Xen vào đó là một chút tự hào vì mình đã được xã hội ghi nhận công lao, trình độ qua tấm bằng đại học.

Nhưng ngày nay, việc thi đậu đại học không còn là chuyện gì khó khăn và không có gì là to tát như xưa. Ngoại trừ các trường danh tiếng, đào tạo kỹ sư, bác sĩ, cử nhân ngành nghề… có chất lượng đào tạo cao, chỉ dành cho người có thực học, trên thực tế, đã xuất hiện rất nhiều trường đại học mà nhiều khi không ai biết chất lượng đào tạo như thế nào. Những trường đại học này tuyển học viên với điểm rất thấp; có trường nhận kết quả của những thí sinh không trúng tuyển vào những trường khác để báo trúng tuyển cho trường mình… Đã thế, nhiều nơi còn tổ chức đại học từ xa, hoặc tham vọng kiến nghị với cơ quan có thẩm quyền xóa bỏ cụm từ “từ xa”, “tại chức” để tránh phân biệt. Điều này, một mặt mở rộng cơ hội học đại học cho nhiều người, nhưng mặt khác, nó cũng khiến giá trị chung của tấm bằng đại học có phần giảm sút.

Nếu so sánh với bằng đại học trước kia, thì bằng đại học ngày nay học thật dễ dàng. Cũng là một ngành kinh tế, luật…, nhưng mọi người có thể học tại những trường hoàn toàn không dính dáng gì đến ngành học, thông qua những chương trình liên kết đào tạo. Hoặc, cũng có thể học từ các chương trình từ xa, tại chức, dân lập, công lập… Việc có quá nhiều trường, quá nhiều chương trình đào tạo mà không ai dám chắc về chất lượng đầu ra đã khiến tình trạng học để kiếm bằng hơn là tích lũy kiến thức trở thành phổ biến. Chính vì chủ trương không phân biệt của Nhà nước mà những cử nhân này cũng được hưởng các chế độ giống như những người phải bỏ công sức để đi học tại các trường công lập có lịch sử hình thành, có đội ngũ giảng viên ưu tú. Điều này cũng có mặt tích cực là tạo điều kiện cho các cá nhân phát huy trình độ của mình nhưng mặt khác cũng khiến chất lượng nguồn lực lao động giảm sút.

Chủ trương cho thành lập nhiều trường đại học là tốt nhưng cũng cần chú ý đến các điều kiện cần và đủ. Đó là phải nghiêm túc trong việc “trồng người”; không dễ dàng, tùy tiện và quan trọng là tránh “thương mại hóa giáo dục”. Báo chí cũng đã phản ánh tình trạng các trường kém chất lượng, không có cơ sở vật chất, không có giáo viên, phải thuê mướn, chắp vá… hoặc để đạt mục tiêu tuyển sinh, nhiều trường đã hạ thấp điểm chuẩn; tuyển thẳng mà không quan tâm đến chất lượng… Đầu vào thấp thì làm sao đào tạo ra những cử nhân chất lượng?

Nếu như trước kia, khi tốt nghiệp đại học, ra trường, được các cơ quan, doanh nghiệp nhận ngay, thì liệu hiện nay, với chất lượng đào tạo đại học như vậy, có cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp nào nhận hay không? Và thời nay, đã có không ít sinh viên tốt nghiệp đại học, không kiếm được việc làm, đành quay ra học nghề mới. Phải chăng học đại học kiểu đó là để cho có bằng, học cho vui?! Nên chăng, cần cơ cấu hệ thống giáo dục đại học hiện nay; khi tuyển sinh viên vào học, những người có trách nhiệm cũng phải tính đến và phải lo cho các em ra trường để làm gì, đừng bỏ mặc sinh viên bơ vơ sau khi tốt nghiệp!

Theo MINH ĐỨC

Tin tức liên quan

Tắm cho con gái, cha vô tình hỏi một câu, bất ngờ biết được bí mật giấu kín bấy lâu
Muốn thành công và giàu có, đừng bỏ qua lời khuyên đắt giá này của Donald Trump 
Đã mơ thì mơ hẳn tới những vì sao, nhưng hãy để đôi chân trụ vững dưới mặt đất
Một phút bạn làm được gì?
Điều gì quan trọng nhất trong cuộc đời
Nghịch lý không thể ngược đời hơn của Người Việt.
Google
Đừng cố tỏ ra hạnh phúc, cứ sống thật với bản thân rồi hạnh phúc sẽ đến
Bao giờ chúng ta ngừng kiếm tiền và biết cách hưởng thụ?
Những tháng ngày tốt đẹp của nhân loại không còn nhiều.
Làm người Việt Nam
Thống kê lực lượng đi làm và ăn bám ở Việt Nam
Phẩm giá con người trong truyền thông đại chúng
Sự nguy hiểm của một trào lưu
Sự khác nhau giữa bức thư gửi mẹ của người... tử tù và của CEO
Hệ lụy từ việc du nhập tùy tiện, thiếu văn hóa các lễ hội nước ngoài
Từ
Im lặng – Sức mạnh của kẻ thông minh hay sự lạnh lùng?
Gà con hỏi: ‘Sao ngày nào mẹ cũng phải đẻ trứng?’, gà mẹ trả lời thật là hay…
Tư duy tích cực - nguồn năng lượng tự nhiên vô giá
Nghiên cứu chứng minh: Càng học cao, lắm tiền thì cuộc sống càng ít hạnh phúc
Thôi kệ
Đừng hờ hững với đời như bọt bể
Đây là lý do tại sao bạn không nên tranh cãi khi đang tức giận
Đẹp và cái đẹp cần vinh danh!
Phạm phải 4 sai lầm này, tiền bạc sẽ mãi mãi rời xa bạn
Bức thư ông bố gửi con gái và bài học cuộc đời
Bố mẹ còn nghiện facebook bảo sao trẻ không sống ảo
Vì sao người Nhật lại thích xin lỗi?
Cái tôi – điều nghiệt ngã nhất của kiếp nhân sinh?
Những suy nghĩ của tôi về tiền và sự giàu có
Chỉ suy nghĩ nhị nguyên sẽ chẳng tiến lên được
Tại sao “giàu thì nó ghét”???
Vì cái Tôi vẫn còn hiện hữu nên không thể sống lặng lẽ
Bạn có dám khóa Facebook 1 năm để đổi lấy 5 điều tuyệt vời này không?
Tấm lòng thoáng đãng thì tiền đồ rộng mở
Năm mới suy nghĩ về hai chữ Phúc và Đức
Năm mới, mong gì? làm gì?
Đầu độc tổ tiên,
Bản chất vi diệu của lời khen: Có thể người ta khen là để dò xét, cảnh cáo bạn đấy nhé!
Đời người ai cũng có 4 giai đoạn khắc nghiệt nhất, nhưng không phải ai cũng toàn vẹn trải qua.
Người tâm lượng hẹp hòi thì cuộc sống khó suôn sẻ
Dừng lại đi những tâm hồn méo mó!
Đừng cảm thấy tồi tệ thay tôi, khi tôi làm gì đó chỉ một mình!
Biết tôn trọng người khác là một loại mỹ đức
Sự thật khắc nghiệt của cuộc sống mà chúng ta đừng cố ... tự lừa mình!
Tri ân thầy tôi đã dạy tôi sống đẹp
3 việc tuyệt đối không nên giúp người khác
Trí tuệ người xưa: Không chần chừ, không nói lời thừa thãi, không ra vẻ
hotline
0917123113
chat Facebook
zalo