Tin hot

Cho nghìn xưa... lơ lửng với... nghìn sau Suy ngẫm

Đầu xuân, mượn ý và đảo thơ của thi sĩ Hồ Dzếnh. Lịch sử cần đi lên vững chãi, không bị cái bóng của nghìn xưa đè nặng lên tâm tư và cuộc sống. Nghìn xưa chỉ nên lơ lửng để nghìn sau tươi sáng hơn, nhìn vào đó mà soi rọi những giá trị nhân văn của cuộc sống...

 

Lịch sử không có chữ “nếu”

Vẫn biết lịch sử là dòng thời gian miên man. Lịch sử không có chữ “nếu”. Nhưng giả dụ như có chữ “nếu” thì sao nhỉ?

Chuyện viễn tưởng đâu chỉ ở thì tương lai. Viễn tưởng có thể đặt vào quá khứ, để cỗ máy quay ngược thời gian, nếu có, sẽ soi sáng nhiều điều của hiện tại và tương lai.

Nếu như dòng giống Bách Việt đi thật xa về phương Nam, có bản đồ Google thì có thể bây giờ chúng ta là chủ nhân của châu Úc, đúng không các bạn?

Máu hải hồ tốt hơn máu giang hồ. Cứ quanh quẩn ao làng, hay lũy tre làng, hay dòng sông thơ ấu thì chân trời luôn hẹp và cũ. Sau mấy ngàn năm, chúng ta hiểu được giá trị của chân trời rộng và mới, dù thế giới có phẳng hay gồ ghề.

Tầm nhìn có thể thay đổi Singapore, Nhật Bản, Dubai và rất nhiều nước khác trong một thời gian ngắn hơn giấc ngủ Nam Kha. Tầm nhìn phải dựa trên trí tuệ và sự bao dung, để mọi quốc gia dù chỉ là nhỏ và vừa cũng đều hài hòa một hợp chủng quốc. Chỉ riêng phương Đông của châu Á cũng đã mấy trăm dân tộc rồi. Đường xa nghĩ lại sau này mà kinh (Nguyễn Du) .

Đúng vậy, nếu không có sự bao dung thì có lẽ sẽ có thêm rất nhiều thiên đường ở đây đã bị xóa sạch, nhiều ngôn ngữ độc đáo bên dòng sông Mẹ đã mai một, nhiều chủng tộc chỉ còn khoảng non một trăm người và nhiều nét đẹp của nền văn minh sơ khai đã bị hủy hoại.

Lịch sử là một xâu chuỗi của những sai lầm?

 

Mẹ thiên nhiên nổi giận...

Nếu chỉ nhìn dòng lịch sử là 30.000 cuộc chiến tranh giành đất đai, tài nguyên, gái đẹp và thống trị nô lệ thì quả là hạn hẹp, vì lịch sử còn là sự tiến hóa khoa học, kỹ thuật, công nghệ, của sự lớn lên hoặc suy đồi về đạo lý, pháp lý và tâm lý của loài người. Lớn lên theo cái nghĩa mạnh mẽ của sự “nên một” nhưng cũng là sự thống nhất trong đa dạng của đa văn hóa và cả sự hài hòa tôn giáo. Suy đồi trong vô số dạng thức của sự băng hoại, hủy hoại, tha hóa, ảo hóa những giá trị một cách vô thức hoặc ý thức tàn độc nhất.

Lịch sử cũng ghi nhận cách đối xử của loài người đối với thiên nhiên.

Lịch sử địa chất đã cho thấy những chu kỳ của trái đất, nhưng biến đổi khí hậu đang chủ yếu do loài người gây ra, làm nước biển dâng nhanh hơn (với 1 cen ti mét mỗi năm là 1 mét trong vòng một thế kỷ), và trái đất nóng lên vì hiện tượng nhà kính.

Loài khủng long đã bị tuyệt chủng cách đây 65-66 triệu năm vì trái đất nóng lên, có thể do núi lửa phun trào, có thể do cả thiên thạch va vào trái đất.

Hàng loạt sông băng khổng lồ ở Alaska gần như biến mất hoàn toàn trong mấy thập kỷ qua. Biển Aral bị thu hẹp. Những cánh rừng ở Rondonia (Brazil), rừng Uruguay nổi tiếng đã bị chết dần.

Nhìn ra Hạ Long với những hòn đảo bị xâm thực hàng mấy thước ở chân, rõ nhất là vùng hòn Gà Chọi.Tương tự như thế ở vùng Hòn Đất (Kiên Giang).

Mùa xuân là mầm bác ái và bình an. Chỉ ước mong một điều đơn giản như câu thơ của vua Trần Nhân Tông sẽ đến với mọi người, mọi nhà: Trăng vô sự soi người vô sự.

 

Do đâu?

Rồi đây, số phận của châu thổ sông Hồng và nhất là châu thổ đồng bằng sông Cửu Long sẽ ra sao? Liệu sẽ phải di cư lên Tây Nguyên? Liệu việc nuôi cá lồng trên biển sẽ lấn át nuôi cá nước ngọt? Liệu cây lúa nước sẽ thu hẹp một nửa diện tích?

Trong cách nhìn ra thế giới thì mối tương quan, nhận thức và tầm nhìn đối với thiên nhiên rất quan trọng. Viễn tượng di cư thoát khỏi trái đất bị già cỗi, bị bóc lột, bị tàn phá và bị hủy hoại như nhà bác học Stephen Hawking dự báo đang là một kế hoạch nghiêm túc, dù chưa biết phải đi về đâu. Thomas Robert Malthus cũng đã cảnh báo: Lương thực thực phẩm tăng theo cấp số cộng, dân số tăng theo cấp số nhân. Vậy 9 tỉ người của năm 2050 và 11 tỉ người của năm 2100 sẽ sống ra sao? Thiên nhiên có còn kham nổi cõi trần gian này không?

 

Con người và thế giới

Thời gian qua rộ lên câu hỏi “Thế nào là nơi đáng sống? làm sao để quê hương mình đáng sống?”. Câu hỏi to tát nhưng phương Tây đã trả lời hơi chút tiếu lâm. Một nơi văn minh cần xét dưới ba khía cạnh: một là con người đối xử với nhau như thế nào, hai là con người đối xử với thiên nhiên ra sao, ba là con người đối xử với các loài vật nuôi như chó, mèo... ra sao.

Thế là rõ! Văn minh tới đâu và lạc hậu còn ở mức nào?!

Quá trình hội nhập thế giới là thách thức và cũng là cơ hội để thiết kế lại cấu trúc thoát ách lệ thuộc và để hài hòa các nền văn minh, các nền văn hóa vốn là thế mạnh của người Việt từ mấy ngàn năm dựng nước và giữ nước.

Câu chuyện lịch sử thành công của nước Mỹ, nước Nhật, Hà Lan và cả Israel chỉ mới đây thôi sau khi trở về “miền đất hứa” là hướng ra thế giới, học hỏi từ thế giới để làm giàu trí thức cho chính mình.

Cái thiếu trầm trọng của chúng ta vẫn còn là tinh thần tự chủ, tự cường và nhất là khoa học.

 

Khoa học và công nghệ

Lịch sử đã có những bước ngoặt lớn đưa tiến bộ khoa học, kỹ thuật và công nghệ vào đời sống. Đặc biệt, các phát minh lớn của thế kỷ 20 như bán dẫn, tia laser, năng lượng hạt nhân, máy tính điện tử và Internet đã thay đổi thế giới thật sự: từ thói quen trong sinh hoạt, làm việc... đến cách tổ chức cuộc sống và cả nhận thức nhìn ra thế giới.

Các quốc gia phát triển thần kỳ, vượt đói nghèo và xóa dần sự lạc hậu đều nhờ vào cải cách giáo dục hướng về khoa học, kỹ thuật và công nghệ. Nhưng ở ta, một thời quá dài, ai hay chữ theo nghĩa rành điển tích hàn lâm, rành thất ngôn bát cú, giỏi câu đối thì được chọn làm quan, sở học mênh mông được gói lại trong vài cuốn sách rất xưa, được mệnh danh là sách Thánh Hiền.

Giá như tinh thần khoa học ngấm vào máu dân ta thì giờ đây đã đi rất xa rồi, đâu tụt hậu đến mức “bắt chước” cũng đã trầy vi tróc vẩy, chứ nói gì đến việc “bắt trước” một thành quả khoa học và công nghệ nào thực sự lớn lao. Vấn đề không phải là đâu đó, năm nào đó có vài cá nhân xuất sắc, mà phải được phổ cập trong hàng vạn, hàng triệu nhà khoa học, kỹ sư và sinh viên ưu tú để thực sự có “đội ngũ hiền tài là nguyên khí quốc gia”. Xin nhấn mạnh là “đội ngũ”.

 

Lương tâm

Trong lịch sử tiến hóa của loài người, lương tâm đã được rao giảng ở mọi lúc mọi nơi, như một sự cần thiết để gìn giữ những giá trị tốt đẹp của nhân loại. Đó là cuộc chiến đấu chống lại bản năng thấp hèn, lòng tham quyền lực, tiền bạc và mọi thứ cám dỗ có thể dẫn đến cái ác.

Hơn cả việc rao giảng là cấy mầm lương tâm ở mọi lúc, mọi nơi. Nhất là trong gia đình và trường học. Cấy mầm để sinh sôi, nảy chồi, ra hoa, kết trái. Vẫn biết con người sinh ra đều bình đẳng (nhưng thường là chỉ ngụ ý “trước pháp luật”) nhưng chẳng ai có được quyền chọn vào nhà giàu, nước giàu, cha mẹ tốt, phúc lợi xã hội tốt. Vì không có sự công bằng tự tại, công bằng tự thân, công bằng cho mọi số phận... Shakespeare đã viết “vì công lý rất là chậm chạp và nhóm cầm quyền thường rất ngạo mạn...”. Bởi thế, gieo mầm lương tâm là để lập trình nó trong mỗi con người và mọi thể chế. Lương tâm đang bị chà đạp ở nhiều nơi, nhất là ở “nhà thương”, nơi có những người cha, người mẹ lặng người nhìn con mình chết dần trong từng giây phút đau đớn, vì không còn tiền mua thuốc.

 

Bất tri tam bách dư niên hậu!

Mỗi năm, vào mùa xuân, ai cũng hy vọng có nhiều điều tốt lành sẽ đến cho bản thân, gia đình và mọi người.

Thử thả trí tưởng tượng bay cao, và xin đừng hỏi những lý do nào tạo nên sự đổi đời lớn lao khi cuộc đời có thể trở thành ác mộng hay giấc mơ đẹp. Cứ xem như sẽ có phép lạ, sẽ có những phát minh còn tuyệt vời hơn cả Internet và khoa học vũ trụ, khoa học vật liệu mới, trí tuệ nhân tạo và sinh học đầy nhân văn... Cứ xem như tri thức và “lòng tốt đã trở nên thừa thãi” (Bertolt Brecht).

Chỉ nhìn riêng vào nước Việt Nam thì sẽ có nhiều kịch bản từ xấu đến tốt cho thế giới 300 năm nữa.

Kịch bản 1 (Ác mộng): Trái đất kiệt quệ tài nguyên. Khủng hoảng lương thực và năng lượng triền miên. Những người giàu di cư sang các hành tinh khác, làm lại từ đầu với sự trợ lực của những bình oxy.

30 tỉ người còn lại rơi vào những cuộc chiến tranh giành nguồn nước. Nạn di cư tránh ô nhiễm bầu trời là một đại thảm họa. Nhiệt độ đã tăng thêm gần 10 độ C so với thời tiết trung bình là 33-35 độ C ở miền Nam nước ta hiện nay. Kẹt xe từng cen ti mét và triều cường vượt mức 3 mét. Rất nhiều thành phố lớn đã teo lại thành những hòn đảo nhỏ.

Kịch bản 2 (Mộng bình thường): Thiên nhiên và con người được bảo vệ. Thế giới bình ổn được lương thực và năng lượng nhờ kiểm soát được mức tăng dân số tối ưu cho từng vùng miền. Khoa học và công nghệ phát triển vượt bậc, giúp con người có cuộc sống tốt đẹp hơn.

Lương tâm thì vẫn chưa được kiểm soát tốt như thế nên vẫn còn xung đột, khủng bố và chiến tranh. Và chiến tranh nghĩa là hủy diệt trong nháy mắt, và mọi bên tham chiến trở về ngay với thời đại nguyên thủy. May lắm thì trở về thời kỳ đồ đá.

Kịch bản 3 (Giấc mơ hoa): Thiên nhiên xinh đẹp tuyệt vời như tranh vẽ. Những cánh rừng nguyên sinh được phục hồi. Đủ thứ hoa cỏ từ thời xa xưa, khi trái đất tiếp thụ ánh nắng mặt trời để làm ra những lá xanh đầu tiên. Muông thú đều ở trong hàng trăm ngàn khu rừng như những chiếc thuyền Noé thoát nạn đại hồng thủy.

Nơi nào cũng đáng sống vì con người đối xử quá văn hóa, quá văn minh với nhau, vì môi trường sống không chê vào đâu được. Thật là đáng sống!

Niềm vui lớn nhất là không có khủng bố hay chiến tranh. Mọi chuyện đã được khoa học công nghe giải quyết. Robot, trí tuệ nhân tạo làm thay con người hầu như mọi chuyện. Quan trọng nhất là lương tâm đã được tự kiểm soát để mãi mãi hướng thiện.

Chao ôi, cái thời mà hàng rào ngôn ngữ bị xóa sạch vì ai cũng đã được gắn chip đa ngôn ngữ, cái thời mà sự tiếp thu trí thức hàng triệu năm của loài người bằng một cái bấm chuột, cái thời mà Internet đã nhường chỗ cho cosmosnet và tuổi thọ trung bình của một đời người sẽ khoảng 300 năm.

Vâng, 300 năm sau nữa, từ đây, thưa cụ Nguyễn Du. Hay nghìn sau nữa, những căn bệnh ấu trĩ, những suy nghĩ thô thiển, lạc hậu, lạc điệu, lạc loài, lạc lối sẽ được đẩy lùi đến đâu?!

Mùa xuân là mầm bác ái và bình an. Chỉ ước mong một điều đơn giản như câu thơ của vua Trần Nhân Tông sẽ đến với mọi người, mọi nhà: Trăng vô sự soi người vô sự.

Nguyễn Thanh Lâm/Thời báo kinh tế Sài Gòn xuân Đinh Dậu 2017

Tin tức liên quan

Gian nan hoạn nạn mới biết được lòng người
Tắm cho con gái, cha vô tình hỏi một câu, bất ngờ biết được bí mật giấu kín bấy lâu
Muốn thành công và giàu có, đừng bỏ qua lời khuyên đắt giá này của Donald Trump 
Đã mơ thì mơ hẳn tới những vì sao, nhưng hãy để đôi chân trụ vững dưới mặt đất
Một phút bạn làm được gì?
Điều gì quan trọng nhất trong cuộc đời
Nghịch lý không thể ngược đời hơn của Người Việt.
Google
Đừng cố tỏ ra hạnh phúc, cứ sống thật với bản thân rồi hạnh phúc sẽ đến
Bao giờ chúng ta ngừng kiếm tiền và biết cách hưởng thụ?
Những tháng ngày tốt đẹp của nhân loại không còn nhiều.
Làm người Việt Nam
Thống kê lực lượng đi làm và ăn bám ở Việt Nam
Phẩm giá con người trong truyền thông đại chúng
Sự nguy hiểm của một trào lưu
Sự khác nhau giữa bức thư gửi mẹ của người... tử tù và của CEO
Hệ lụy từ việc du nhập tùy tiện, thiếu văn hóa các lễ hội nước ngoài
Từ
Im lặng – Sức mạnh của kẻ thông minh hay sự lạnh lùng?
Gà con hỏi: ‘Sao ngày nào mẹ cũng phải đẻ trứng?’, gà mẹ trả lời thật là hay…
Tư duy tích cực - nguồn năng lượng tự nhiên vô giá
Nghiên cứu chứng minh: Càng học cao, lắm tiền thì cuộc sống càng ít hạnh phúc
Thôi kệ
Đừng hờ hững với đời như bọt bể
Đây là lý do tại sao bạn không nên tranh cãi khi đang tức giận
Đẹp và cái đẹp cần vinh danh!
Phạm phải 4 sai lầm này, tiền bạc sẽ mãi mãi rời xa bạn
Bức thư ông bố gửi con gái và bài học cuộc đời
Bố mẹ còn nghiện facebook bảo sao trẻ không sống ảo
Vì sao người Nhật lại thích xin lỗi?
Cái tôi – điều nghiệt ngã nhất của kiếp nhân sinh?
Những suy nghĩ của tôi về tiền và sự giàu có
Chỉ suy nghĩ nhị nguyên sẽ chẳng tiến lên được
Tại sao “giàu thì nó ghét”???
Vì cái Tôi vẫn còn hiện hữu nên không thể sống lặng lẽ
Bạn có dám khóa Facebook 1 năm để đổi lấy 5 điều tuyệt vời này không?
Tấm lòng thoáng đãng thì tiền đồ rộng mở
Năm mới suy nghĩ về hai chữ Phúc và Đức
Năm mới, mong gì? làm gì?
Đầu độc tổ tiên,
Bản chất vi diệu của lời khen: Có thể người ta khen là để dò xét, cảnh cáo bạn đấy nhé!
Đời người ai cũng có 4 giai đoạn khắc nghiệt nhất, nhưng không phải ai cũng toàn vẹn trải qua.
Người tâm lượng hẹp hòi thì cuộc sống khó suôn sẻ
Dừng lại đi những tâm hồn méo mó!
Đừng cảm thấy tồi tệ thay tôi, khi tôi làm gì đó chỉ một mình!
Biết tôn trọng người khác là một loại mỹ đức
Sự thật khắc nghiệt của cuộc sống mà chúng ta đừng cố ... tự lừa mình!
Tri ân thầy tôi đã dạy tôi sống đẹp
3 việc tuyệt đối không nên giúp người khác
hotline
0917123113
chat Facebook
zalo