Tin hot

Đạo nhà Suy ngẫm

Người Việt chúng ta có một đạo riêng để thờ mà cụ Đồ Chiểu gọi là "đạo nhà":

Thà đui mà giữ đạo nhà

Còn hơn có mắt ông cha không thờ

Đạo nhà hay đạo thờ cúng ông bà là cái đạo gốc của người Việt Nam nói lên tấm lòng biết ơn đối với các đấng sinh thành đã có công lao nuôi dưỡng cho mình nên người và với các bậc tiền nhân có công duy trì dòng họ, góp phần làm phong phú thêm cái vốn vật chất và cả tinh thần cho những lớp người kế thừa.

Ngoài bàn thờ ông bà, cha mẹ không bao giờ thiếu trong các gia đình truyền thống, mỗi tộc họ có đền thờ tiên hiền, mỗi làng xã có đình, miếu thờ vị thần đã có ông tiên lập, tất cả đã thể hiện lòng biết ơn của kẻ đến sau.

Như lời của một triết gia Hy Lạp từ thời cổ đại rằng "lòng biết ơn là một đặc tính đứng đầu mọi đức tính khác", chúng ta đã được gắn kết qua nhiều thế hệ, thừa hưởng được nhiều giá trị văn hóa tích lũy nhiều đời, từ đó mà nơi mỗi người tiềm ẩn những nhận thức sống hợp với đạo lý và luôn có một ý thức cộng đồng sâu đậm.

Anh Cả, anh Hai: Mỗi gia đình, ở Việt Nam, là hình ảnh của quốc gia được thu nhỏ lại, hay nói cách khác quốc gia Việt Nam là một gia đình mở rộng. Chúng ta nhìn thấy điều ấy rất rõ khi ở miền Bắc người con đầu lòng gọi là anh Cả, chị Cả, song ở miền Nam thì con đầu là anh Hai, chị Hai.

Điều này đã được giải thích là từ khi tiến về Nam để tìm đất mới hầu mong thoát cảnh khổ nghèo hoặc thoát khỏi sự trói buộc của những luật lệ phong kiến khắt khe thì người dẫn đầu của các đoàn người ra đi là những anh Hai, còn các anh Cả phải ở lại nhà để mà chăm sóc mộ phần tổ tiên. Từ đó, ở miền Nam các con đầu lòng chỉ được gọi là anh Hai, chị Hai, bởi ngầm hiểu rằng anh Cả, chị Cả ở ngoài miền Bắc.

Như vậy, ở đâu trên mảnh đất Việt Nam này chúng ta cũng nằm trong một gia đình. Sau khi Pháp đã chiếm được Việt Nam, vào giữa thế kỷ XIX, một sử gia Pháp bấy giờ là Gosselin đã viết: "Khi chúng ta đặt chân đến nước này, chúng ta đã phải đối đầu với một dân tộc có sự thống nhất ngoài sức tưởng tượng của chúng ta".

Tuy nhiên, sự gắn kết và thống nhất ấy không làm chúng ta trở thành những người cố chấp, hẹp hòi mà chính qua những thăng trầm lịch sử, qua các cuộc chiến chống quân xâm lược, chống thiên tai, địch họa, qua sự xê dịch không ngừng để tìm đất sống, chúng ta đã có một quan niệm rộng mở về đời và điều này được ý thức từ cơ sở gia đình.

Hẳn là vì vậy mà khi người Hoa trốn chạy khỏi triều Mãn Thanh để sang Việt Nam tị nạn, chúng ta đã tiếp nhận họ với lòng rộng mở và kể từ đó họ được gọi là anh Ba, cũng như mãi về sau này những người Ấn Độ nhập cư Việt Nam, được gọi là anh Bảy, hoặc thân mật hơn anh Bảy Cà Ri. Như thế đã có anh Cả, anh Hai, lại thêm anh Ba, anh Bảy, chúng ta đều là anh em sống chung dưới mái cửa một gia đình.

Tình nghĩa: Từ đó, ta thấm thía hơn về tiếng "tình nghĩa" trong ngôn ngũ Việt. Có lẽ chỉ người Việt Nam mới nói "tình nghĩa vợ chồng", "tình nghĩa họ hàng", "tình nghĩa thầy trò"... Và sự hòa hợp của một lứa đôi, không chỉ tạo được niềm vui trong cảnh thiếu thốn, nghèo nàn: Râu tôm nấu với ruột, chồng chan, vợ húp, gật đầu khen ngon, mà còn tạo được sức mạnh phi thường: Thuận vợ, thuận chồng tát bể Đông cũng cạn.

Nhà tôi: Chẳng rõ có dân tộc nào trên thế giới như người Việt Nam dùng tiếng "nhà tôi" để nói về người bạn đời với người thứ ba. "Nhà" gợi lên hình ảnh lớn lao, vững chãi dẫu là nhà tranh vách đất và có ý nghĩa cổ định. "Nhà" cũng là nơi đùm bọc, chở che, lưu trữ bao nhiêu giá trị về mặt tinh thần cũng như cất giữ bao nhiêu vốn liếng về phần vật chất.

"Nhà tôi" là một tiếng gọi bình đẳng cho vợ và chồng. Tính bình đẳng ấy là một đặc điểm của gia đình Việt Nam ta xưa, trước khi tập nhiễm quan niệm "chồng chúa, vợ tôi" vay mượn từ ngoài.

Ngoài tiếng "nhà tôi" ở ngôi vị thứ ba, người Việt ngày xưa quen dùng tiếng "mình" giữa vợ và chồng. Tiếng "mình" cũng mang tính cách bình đẳng, ra ngoài đẳng cấp và ngoài giới tính. Dĩ nhiên, vợ chồng không thể gọi nhau bằng "đầu” chẳng hạn. "Đầu ơi, anh yêu đầu lắm", vì tuy quan trọng nhưng đầu ở trên thượng đỉnh có tính năng động của sự xét nét, khó mà gần gũi. Cũng không thể gọi nhau bằng "tay, chân", vì nó lèo khoèo, lòng thòng, có vẻ bất ổn và không đủ sức bảo đảm cho sự tin yêu.

Chỉ có tiếng "mình" với cái khối lượng lớn lao trong một con người mang nhiều cơ năng trọng yếu, tiếng "mình" thân mật và êm đềm ấy, gần gũi và ổn định ấy là tiếng xưng hô riêng biệt của người Việt Nam muốn tìm kiếm trong hôn nhân một sự hòa đồng, hòa nhập, một sự kết hợp đầy tính thống nhất giữa hai con người có thể ở hai hoàn cảnh, ở hai trình độ nhưng đã chấp nhận phối hợp để thành một người duy nhất có nhiều giá trị cũng như quyền năng...

Chính những nét văn hóa ấy đã làm nên cội nguồn sức mạnh dân tộc và gắn kết keo sơn mỗi thành viên trong đại gia đình dân tộc Việt Nam.

Vũ Hạnh/Tạp chí Nghiên cứu con người

Tin tức liên quan

Gian nan hoạn nạn mới biết được lòng người
Tắm cho con gái, cha vô tình hỏi một câu, bất ngờ biết được bí mật giấu kín bấy lâu
Muốn thành công và giàu có, đừng bỏ qua lời khuyên đắt giá này của Donald Trump 
Đã mơ thì mơ hẳn tới những vì sao, nhưng hãy để đôi chân trụ vững dưới mặt đất
Một phút bạn làm được gì?
Điều gì quan trọng nhất trong cuộc đời
Nghịch lý không thể ngược đời hơn của Người Việt.
Google
Đừng cố tỏ ra hạnh phúc, cứ sống thật với bản thân rồi hạnh phúc sẽ đến
Bao giờ chúng ta ngừng kiếm tiền và biết cách hưởng thụ?
Những tháng ngày tốt đẹp của nhân loại không còn nhiều.
Làm người Việt Nam
Thống kê lực lượng đi làm và ăn bám ở Việt Nam
Phẩm giá con người trong truyền thông đại chúng
Sự nguy hiểm của một trào lưu
Sự khác nhau giữa bức thư gửi mẹ của người... tử tù và của CEO
Hệ lụy từ việc du nhập tùy tiện, thiếu văn hóa các lễ hội nước ngoài
Từ
Im lặng – Sức mạnh của kẻ thông minh hay sự lạnh lùng?
Gà con hỏi: ‘Sao ngày nào mẹ cũng phải đẻ trứng?’, gà mẹ trả lời thật là hay…
Tư duy tích cực - nguồn năng lượng tự nhiên vô giá
Nghiên cứu chứng minh: Càng học cao, lắm tiền thì cuộc sống càng ít hạnh phúc
Thôi kệ
Đừng hờ hững với đời như bọt bể
Đây là lý do tại sao bạn không nên tranh cãi khi đang tức giận
Đẹp và cái đẹp cần vinh danh!
Phạm phải 4 sai lầm này, tiền bạc sẽ mãi mãi rời xa bạn
Bức thư ông bố gửi con gái và bài học cuộc đời
Bố mẹ còn nghiện facebook bảo sao trẻ không sống ảo
Vì sao người Nhật lại thích xin lỗi?
Cái tôi – điều nghiệt ngã nhất của kiếp nhân sinh?
Những suy nghĩ của tôi về tiền và sự giàu có
Chỉ suy nghĩ nhị nguyên sẽ chẳng tiến lên được
Tại sao “giàu thì nó ghét”???
Vì cái Tôi vẫn còn hiện hữu nên không thể sống lặng lẽ
Bạn có dám khóa Facebook 1 năm để đổi lấy 5 điều tuyệt vời này không?
Tấm lòng thoáng đãng thì tiền đồ rộng mở
Năm mới suy nghĩ về hai chữ Phúc và Đức
Năm mới, mong gì? làm gì?
Đầu độc tổ tiên,
Bản chất vi diệu của lời khen: Có thể người ta khen là để dò xét, cảnh cáo bạn đấy nhé!
Đời người ai cũng có 4 giai đoạn khắc nghiệt nhất, nhưng không phải ai cũng toàn vẹn trải qua.
Người tâm lượng hẹp hòi thì cuộc sống khó suôn sẻ
Dừng lại đi những tâm hồn méo mó!
Đừng cảm thấy tồi tệ thay tôi, khi tôi làm gì đó chỉ một mình!
Biết tôn trọng người khác là một loại mỹ đức
Sự thật khắc nghiệt của cuộc sống mà chúng ta đừng cố ... tự lừa mình!
Tri ân thầy tôi đã dạy tôi sống đẹp
3 việc tuyệt đối không nên giúp người khác
hotline
0917123113
chat Facebook
zalo