Tin hot

Đổ lỗi – Vòng ‘văn hóa’ loanh quanh Suy ngẫm

Có một sự thật là, trong cuộc sống ắt sẽ luôn luôn xuất hiện mâu thuẫn, sẽ xuất hiện những biến cố không mong muốn, mỗi người chúng ta sẽ đối diện với chúng như thế nào? Luôn luôn có hai sự lựa chọn đối lập nhau: nhận trách nhiệm hay đẩy trách nhiệm đó đi?

Có những người luôn không nhận lỗi về mình nhưng việc đầu tiên họ nghĩ tới là đẩy trách nhiệm đó cho người khác. Phương thức tư duy đó đã được hình thành, nuôi dưỡng và cắm rễ sâu trong con người họ, đến mức đã trở thành một phản xạ tự nhiên khiến nhiều người không thể tự mình ý thức ra được nữa, mà ngược lại nếu được người khác góp ý nhận xét thì họ sẽ ngay lập tức xù lông và phản xạ dội ngược trở lại. Như khi ta đập một quả bóng xuống đất vậy, quả bóng ấy khi bị đập xuống đất, nó lập tức dội thẳng lại chúng ta.

Thói quen đổ lỗi không chỉ dừng lại ở một vài sự việc hay hiện tượng mà ngày càng trở nên phổ biến, không phải chỉ dừng lại ở mức độ một trào lưu hay theo phong trào mà nó từ lâu đã ăn sâu vào mỗi một con người, dường như đã dần trở thành một phong cách ứng xử hiện đại – một văn hoá đối đáp của xã hội ngày nay.

Đổ lỗi cho người khác, đổ lỗi cho ngoại cảnh, đổ lỗi cho điều kiện tự nhiên, đổ lỗi cho số phận, v.v… – đó là những đối tượng bị đổ lỗi phổ biến mà chúng ta vẫn thường hay vịn vào nhằm giảm thiểu hoặc tránh né trách nhiệm của bản thân.

Ngày nay khi đi đường, nếu xảy ra va chạm thì trước hết người ta sẽ xem lại thân thể hay phương tiện của mình có xây xát gì không và câu cửa miệng chỉ trực phát ra là: “Đi đứng như thế à? Đi kiểu gì vậy? Không có mắt à?”,... Người thì đổ lỗi, người thì ăn vạ, chẳng ai chịu nhường ai mà xảy ra tranh cãi. Có thể đúng là người này mắc lỗi trước nhưng người kia cũng là kẻ mắc lỗi sau. Bởi vì họ ở giữa đường mà giải quyết mâu thuẫn cá nhân, như vậy chính là ảnh hưởng tới những người khác, họ đang vô ý gây ùn tắc giao thông tại chỗ đó rồi.

 

Không chỉ thế, văn hoá đổ lỗi xuất hiện ở khắp mọi nơi

Trong môi trường giáo dục, giáo viên đổ lỗi cho học sinh lười nhác, chểnh mảng. Phụ huynh đổ lỗi cho giáo viên ở lớp giảng bài chỗ cần thì hời hợt, chỗ không quan trọng thì dông dài, chẳng giảng trúng trọng tâm. Rồi tất cả lại cùng đổ lỗi cho chương trình cải cách thay đổi liên miên nên không theo kịp. Ở trên kia, Bộ Giáo Dục đổ lỗi do hoàn cảnh hội nhập quốc tế nên chương trình giáo dục cần phải thay đổi để theo kịp, đáp ứng với xu thế chung của thế giới; vẫn chưa hết trách nhiệm, thì lại tiếp tục đổ lỗi cho thiếu hụt kinh phí, cho nhân lực, vật lực không đủ điều kiện, v.v…

Đổ lỗi một vòng loanh quanh cuối cùng nếu xét theo cái lý của riêng mỗi cá nhân thì mình hoàn toàn không có lỗi. Trên thực tế thì ai ai cũng có lỗi, chỉ là không ai dám nhận lỗi về mình.

Vậy nhưng dường như đa số chúng ta chỉ đang làm một việc đó là “uỷ thác” trách nhiệm cho người khác. Khi không còn là trách nhiệm của bản thân thì nếu có bất trắc xảy đến đó sẽ là vấn đề của người kia phải không? Là lỗi của họ phải không? Chúng ta có thể suy xét như vậy được không đây?

Đổ lỗi một vòng loanh quanh…

Đổ lỗi để bảo vệ hình ảnh bản thân – nhưng thực chất là che đậy sự yếu kém

Là con người thì ai ai cũng đều mắc lỗi, đều phạm sai lầm, nhưng không phải ai cũng có thể nhận ra. Một người bị dán sau lưng họ một mảnh giấy ghi là: “tôi thật ngốc” thì tự họ không thể biết cho tới khi họ đi đâu cũng bị mọi người bịt miệng cười sau lưng. Thế nhưng nếu họ nhận ra rồi gỡ tờ giấy ấy xuống và có thể đọc to lên: “Tôi thật ngốc, điều này không sai”, có lẽ những người trước đó đã cười họ bây giờ sẽ không thể cười to được nữa. Người ta thường cười lớn trước những điều phi lý nhưng ít khi cười được chân lý. Che giấu lỗi lầm và đổ lỗi cũng chỉ như đang diễn một màn hài kịch trước mặt những người có thể thực sự nhìn ra bản chất vấn đề, chỉ khác là họ đang cười thầm trong bụng mà thôi.

Những người có vẻ khôn ngoan ấy, khi không ngừng đổ lỗi cho người khác lại vô tình khiến mình ngày càng trở nên lố bịch. Cũng như cách một đứa trẻ được người lớn “dạy khôn”, khi vấp ngã nếu chúng được dạy dỗ là hãy đổ lỗi cho cái giày, hay vật kia dưới đất, nếu chúng vẫn mang nguyên cái lối tư duy như thế, lâu dần thành quen, thì sẽ chẳng lạ gì nếu tương lai khi gặp bất kì việc gì ‘xấu’ chúng đều có thể đổ lỗi ngay cho thứ khác, có những lúc đến mức quả thực phi lí nực cười, thậm chí chúng có thể nói dối như thế với vẻ mặt hoàn toàn tự nhiên.

Dường như cuộc sống hiện đại chỉ xoay quanh Danh và Lợi. Những gì đi ngược với lợi ích thực tại trước mắt thường bị phủ nhận ngay lập tức. Bảo vệ lợi ích của người này thường lại là chà đạp lên lợi ích của người khác, nếu không ai chịu thiệt thì sẽ đẩy mâu thuẫn ngày càng trở nên gay gắt. Sống vì Danh, vì Lợi khiến người ta càng ngày càng phải mưu mô tính toán. Bây giờ có những người tính toán, so đo từng lợi ích nhỏ bé, thậm chí ngay cả giữa những người thân trong cùng một gia đình, không ai muốn chịu thiệt, ai cũng cảm thấy mình đang bị người khác đối xử bất công. Tình trạng ấy đang ngày càng phổ biến.

Cũng vì có những người chỉ tin vào thứ gọi là “lợi ích cá nhân” mà họ có thể chấp nhận buông bỏ niềm tin vào rất nhiều thứ tốt đẹp khác. Trong các mối quan hệ xã hội: đối tác không tin tưởng lẫn nhau, bạn bè chẳng tin cậy nhau, anh chị em chẳng dựa vào nhau, bố mẹ không trông nhờ con cái, ngay cả vợ chồng cũng chẳng muốn chia sẻ gánh vác cùng nhau…

Có thể chúng ta đắc được rất nhiều những thứ lợi ích vật chất hữu hình, nhưng có những thứ vô hình – rất thực tại và gần gũi với chúng ta thì lại đang dần bị rơi vào quên lãng: tình người. Chúng ta sống càng thoải mái về vật chất thì lại càng ít được thoải mái về tinh thần, âu đó cũng là sự điều phối một cách vốn dĩ rất cân bằng của Tự Nhiên.

Đổ lỗi có thể bảo toàn lợi ích bằng cách chia nhỏ thiệt hại tập trung vào một cá nhân rồi dàn trải, phân tán trách nhiệm ấy cho số đông cùng gánh chịu. Nó diễn ra cũng giống như nguyên tắc đền bù bảo hiểm vậy, tuy nhiên, có một sự khác biệt cơ bản đó là sự chia sẻ ấy hoàn toàn dựa trên việc áp đặt thay vì ý thức tự nguyện. Khi bên đổ lỗi có một vị trí càng cao thì khả năng tán nhỏ thiệt hại của họ càng lớn, nghĩa là với một số lượng lớn người bên dưới cùng gánh vác thì thiệt hại chia đều tới mỗi một người sẽ thành rất nhỏ và do đó dễ dàng được “chấp nhận” hơn. Nhưng “chấp nhận” ở đây không có nghĩa là đồng ý.

Đổ lỗi không giúp cho vấn đề được giải quyết từ căn bản mà chỉ có thể trì hoãn một số hệ luỵ của nó và chuyển nó tới tương lai. Tương lai rất có thể tại đó sẽ lại tiếp tục phát sinh những vấn đề khác, ở một mức độ thiệt hại khác, và sẽ có “những người khác” bị đổ lỗi bắt phải chịu trách nhiệm về chúng. Cứ thế tiếp diễn, dòng xoáy không ngừng đổ lỗi sẽ dồn nén những hệ luỵ và tổn thất không thể giải quyết được, chúng cứ theo đó mà tích tụ lại, trở thành một “khối nợ” lớn, ngày một phình to thêm.

Đổ lỗi không thúc đẩy sự tiến bộ. Không có sự tự nhận lỗi thì cũng không có sự thay đổi từ bản chất mà chỉ có thể là một chút biến đổi trên vỏ bọc ngoài cùng. Nếu mỗi người đều đổ lỗi cho ngoại cảnh thì sẽ xảy ra hai vấn đề: Thứ nhất là nếu hoàn cảnh không thay đổi thì vấn đề mâu thuẫn đó sẽ không bao giờ được giải quyết; Thứ hai là khi xét trên diện rộng, ai ai cũng đổ lỗi cho người khác, vậy tổng thể trên thực tế là ai ai cũng mang một phần lỗi của mình, nhưng tất cả lại đều cho là vì ngoại cảnh nên sẽ không có bất kỳ một mâu thuẫn nào có thể giải quyết được.

Đổ lỗi cũng thường đi kèm với sự quy chụp trách nhiệm, những hành động “gắp lửa bỏ tay người”. Bản chất của việc đổ lỗi ấy vốn là một hành vi gian dối, ác độc, kích động mâu thuẫn đấu tranh giữa người với người.

“Cờ bí dí tốt” – có những khi sai lầm trên khắp cả ván cờ nhưng nếu chỉ cần chọn được ra một cá nhân đứng mũi chịu sào, một “anh hùng” gánh trên vai mình trách nhiệm sai lầm của cả một tập thể; khi “anh hùng” ấy “hy sinh”, được tập thể tôn vinh thì mọi nút thắt mâu thuẫn trước đó sẽ coi như được giải quyết xong, và “đoàn quân” lại có thể tiếp tục tiến bước như chưa từng có chuyện gì xảy ra. Trong chiến tranh vẫn luôn có mặt những vị “anh hùng quả cảm” mà đây là một trong những lí do.

Đổ lỗi – nếu ta thử suy xét rộng hơn nữa, thì đó chính là sự tương quan trách nhiệm thông qua nhiều vòng kết nối với các quan hệ trong-ngoài đan xen chồng chập, nghĩa là, anh thuộc phạm vi trách nhiệm này thì là lỗi của anh, còn tôi không nằm trong vòng tròn trách nhiệm đó. Vấn đề ở đây là các mối liên quan xã hội này là quá ư phức tạp, các vòng tròn trách nhiệm ấy đều có sự giao nhau, cũng có lồng vào nhau, cũng có tiếp xúc và không tiếp xúc. Nhưng có thể khẳng định rằng xuất hiện mâu thuẫn ở đâu thì chắc chắn ở đó có sự giao thoa trách nhiệm, và lỗi lầm nếu có xuất hiện thì đó không phải chỉ là trách nhiệm duy nhất của một bên.

Đổ lỗi cũng sẽ không xuất hiện nếu không có “lời trách móc”, giữa chúng có mối quan hệ tương phụ tương thành với nhau. Nếu một người kia nghĩ rằng mình ở ngoài vòng trách nhiệm và nhìn ra lỗi lầm của kẻ khác rồi đi nói với họ về chuyện đó, thì thực tế là, hai người họ, xét trong những vòng tròn trách nhiệm lớn hơn của hai người này, đang có một sự giao thoa trách nhiệm. Vấn đề sẽ được giải quyết hài hoà nếu cả hai bên, mỗi người đều biết tự nhìn nhận lại mình dưới một góc độ trách nhiệm lớn hơn và đối xử với nhau bằng một tấm lòng rộng mở hơn trước. Những lời chê bai, chỉ trích và trách móc… không thể giải quyết được mâu thuẫn, mà trái lại, chỉ thúc đẩy làm xuất hiện và tăng thêm những mâu thuẫn cá nhân.

Có một sự thật là, trong cuộc sống ắt sẽ luôn luôn xuất hiện mâu thuẫn, sẽ xuất hiện những biến cố hay những tai nạn không mong muốn, mỗi người chúng ta sẽ đối diện với chúng như thế nào?

Trên thực tế , “Đổ lỗi” chính là một thói quen rất xấu, là sản phẩm của một xã hội biến dị đang trượt dốc về Đạo đức, nó được tiêm nhiễm và nuôi dưỡng trong đầu óc mỗi người dân ngay từ tấm bé một cách hết sức tự nhiên. Như một hạt giống được nảy mầm, nó đã ăn sâu bám rễ vào phương thức tư duy của mỗi người Việt Nam, để đến ngày nay, dần dần hình thành nên một tính cách chung của cả xã hội – không biết nhận lỗi, và có lẽ không chỉ riêng Việt Nam. Chúng ta đang coi việc đổ lỗi cho người khác như một lối ứng xử hoàn toàn tự nhiên nhưng không phải vậy mà hoàn toàn ngược lại, “Tự nhận lỗi” mới là văn hoá ứng xử tốt đẹp nhất của một người chân chính.

Minh Phong

Tin tức liên quan

Gian nan hoạn nạn mới biết được lòng người
Tắm cho con gái, cha vô tình hỏi một câu, bất ngờ biết được bí mật giấu kín bấy lâu
Muốn thành công và giàu có, đừng bỏ qua lời khuyên đắt giá này của Donald Trump 
Đã mơ thì mơ hẳn tới những vì sao, nhưng hãy để đôi chân trụ vững dưới mặt đất
Một phút bạn làm được gì?
Điều gì quan trọng nhất trong cuộc đời
Nghịch lý không thể ngược đời hơn của Người Việt.
Google
Đừng cố tỏ ra hạnh phúc, cứ sống thật với bản thân rồi hạnh phúc sẽ đến
Bao giờ chúng ta ngừng kiếm tiền và biết cách hưởng thụ?
Những tháng ngày tốt đẹp của nhân loại không còn nhiều.
Làm người Việt Nam
Thống kê lực lượng đi làm và ăn bám ở Việt Nam
Phẩm giá con người trong truyền thông đại chúng
Sự nguy hiểm của một trào lưu
Sự khác nhau giữa bức thư gửi mẹ của người... tử tù và của CEO
Hệ lụy từ việc du nhập tùy tiện, thiếu văn hóa các lễ hội nước ngoài
Từ
Im lặng – Sức mạnh của kẻ thông minh hay sự lạnh lùng?
Gà con hỏi: ‘Sao ngày nào mẹ cũng phải đẻ trứng?’, gà mẹ trả lời thật là hay…
Tư duy tích cực - nguồn năng lượng tự nhiên vô giá
Nghiên cứu chứng minh: Càng học cao, lắm tiền thì cuộc sống càng ít hạnh phúc
Thôi kệ
Đừng hờ hững với đời như bọt bể
Đây là lý do tại sao bạn không nên tranh cãi khi đang tức giận
Đẹp và cái đẹp cần vinh danh!
Phạm phải 4 sai lầm này, tiền bạc sẽ mãi mãi rời xa bạn
Bức thư ông bố gửi con gái và bài học cuộc đời
Bố mẹ còn nghiện facebook bảo sao trẻ không sống ảo
Vì sao người Nhật lại thích xin lỗi?
Cái tôi – điều nghiệt ngã nhất của kiếp nhân sinh?
Những suy nghĩ của tôi về tiền và sự giàu có
Chỉ suy nghĩ nhị nguyên sẽ chẳng tiến lên được
Tại sao “giàu thì nó ghét”???
Vì cái Tôi vẫn còn hiện hữu nên không thể sống lặng lẽ
Bạn có dám khóa Facebook 1 năm để đổi lấy 5 điều tuyệt vời này không?
Tấm lòng thoáng đãng thì tiền đồ rộng mở
Năm mới suy nghĩ về hai chữ Phúc và Đức
Năm mới, mong gì? làm gì?
Đầu độc tổ tiên,
Bản chất vi diệu của lời khen: Có thể người ta khen là để dò xét, cảnh cáo bạn đấy nhé!
Đời người ai cũng có 4 giai đoạn khắc nghiệt nhất, nhưng không phải ai cũng toàn vẹn trải qua.
Người tâm lượng hẹp hòi thì cuộc sống khó suôn sẻ
Dừng lại đi những tâm hồn méo mó!
Đừng cảm thấy tồi tệ thay tôi, khi tôi làm gì đó chỉ một mình!
Biết tôn trọng người khác là một loại mỹ đức
Sự thật khắc nghiệt của cuộc sống mà chúng ta đừng cố ... tự lừa mình!
Tri ân thầy tôi đã dạy tôi sống đẹp
3 việc tuyệt đối không nên giúp người khác
hotline
0917123113
chat Facebook
zalo