Tin hot

Giàu có và sự thanh cao tao nhã Suy ngẫm

Để chỉ những người thiếu văn hóa và cư xử thiếu phép lịch sự, thành ngữ Pháp có câu «Ứng xử như người chọc tiết lợn» (se comporter comme un abatteur de cochon).  Ta cũng nói tương tự  «Một phường đồ tể,…».

Thế nào là sống đẹp ? “Ở rộng người cười, ở hẹp người chê” kia mà.

Sống tử tế là gì? Có thể định nghĩa được: Có nhân có hậu, có lễ phép lịch sự, … tựu chung, có những phương thức hành xử đẹp lòng người và làm cho xã hội thuận hòa hơn.

Giàu không có nghĩa là để khoe. Giàu có thì cũng trăm thứ giàu có.

Lý thuyết hơn về “giàu có”,  Bourdieu phân biệt bốn loại vốn – kinh tế, xã hội, văn hóa và biểu tượng – . Dĩ nhiên, trong nhiều trường hợp, các vốn này đi cùng với nhau. Cái kiểu có tiền mua tiên cũng được – có vốn kinh tế thì có thể học cao hơn, có phương tiện để mở rộng liên hệ xã hội, mua được thế lực và từ từ giàu thêm về vốn biểu tượng – Nhưng các vốn này có thể không đi đồng nhịp. Ta có thể gặp những người trưởng giả học làm sang chẳng hạn (có nhiều tiền bạc nhưng kém văn hóa).

Vốn văn hóa không những chỉ có mức học vấn, những tập tính mà còn bao gồm sự thanh cao tao nhã.

Thế nào là thanh cao tao nhã? Biết thưởng thức âm nhạc thính phòng, đi viếng các bảo tàng, đi nghe hòa nhạc, xem kịch, xem hát, trang hoàng nội thất kín đáo cổ điển, …Đó là tựu chung các thanh cao tao nhã mà Bourdieu bàn đến trong La Distinction, một sách ông viết năm 1979, NXB Minuit.

Người thanh cao tao nhã thường tránh ăn mặc diêm dúa, nói to, cử động huênh hoang nơi đông người, … Họ dùng ngữ vựng phức tạp – codes élaborés – không dùng chữ thô tục, Về tri thức, thanh cao tao nhã bao gồm vốn văn hóa. Về đạo đức, ta thường chờ đợi ở họ  những cách xử sự đúng luân thường đạo lý.

Nói về cái đẹp thì quan niệm của mỗi người mỗi khác. Thành ngữ Pháp bảo rằng les goûts et les couleurs, chacun son avis et ça ne se discute pas – sở thích và các màu sắc, mỗi người có ý kiến riêng và không bàn luận được – .

Sự thanh cao tao nhã theo nguyên tắc thì cũng thế .

Nhưng xã hội định nghĩa thế nào là thanh cao tao nhã, thế nào có sở thích «đúng» về cái đẹp.

Xã hội ở đây là tầng lớp thống trị. Tầng lớp thống trị ngày xưa là các hoàng tộc. Ngày nay, theo các nghiên cứu của Bourdieu, là giai cấp những lảnh đạo xí nghiệp và các người hành nghề tự do như bác sĩ, kỹ sư, luật sư, những trí thức, thân hào nhân sĩ …

“Trí thức” và “thân hào nhân sĩ” cần định nghĩa rõ.

Jean Paul Sartre, Louis Aragon, René Char là điển hình cho ba trí thức Pháp, suốt đời họ sống khiêm tốn nhưng  nhưng thiên hạ lưu danh họ. 

Bill Gates có thể được xem như người thống trị bởi gia tài của ông. Nhưng Jean Luc Mélenchon, một chính trị gia thuộc đối lập ở Pháp, không có chức vị, không giàu,… ông “thống trị” bởi các ý tưởng của ông. Ít nhất, ông thuộc hạng thân hào nhân sĩ – les notables, theo tiếng Pháp.

Một người có giải Nobel dù không giàu, không nổi tiếng cũng ở trong thành phần thống trị của xã hội.

Thật vậy, những người này, ăn mặc thì theo cái đẹp kín đáo, cũng kín đáo nhắc cho người đối diện bởi một chi tiết nào đó thể hiện “giá trị” kinh tế của áo quần chứ không cần lòe loẹt phô trương.

Trong dấu ngoặc điều này giải thích tại sao các loại túi xách hàng hiệu chỉ lôi cuốn những “trưởng giả học làm sang”, những người mới giàu chứ không lôi cuốn những người thanh cao tao nhã theo định nghĩa của Boudieu. Họ kín đáo hơn.

Phép lịch sự cũng là một thanh cao tao nhã. Đó là cách nói không ồn ào mà từ tốn nhỏ nhẹ, biết nghiêng mình chào người khác, biết phải bắt tay thế nào, biết cách lên xuống xe, biết xử sự lúc ăn, …

Rốt cuộc sự thanh cao tao nhã tùy thuộc giáo dục trong đó có phần học làm người, tùy thuộc vị trí và giai cấp xã hội. Và tùy thuộc cái vốn văn hóa mà ta vừa nói đến ở trên.

Mà vị trí xã hội cũng có nguồn gốc. Xưa hơn Bourdieu, khi phân tầng giai cấp W.L. Warner (1898-1970, xã hội học gia người Mỹ) cũng phân biệt, trong giai cấp trưởng giả những trưởng giả truyền thống và những trưởng giả mới giàu.

Còn việc chuộng chức tước và bằng cấp? Cũng là một hình thức khoe. Mà ở đây lại là một tàng dư của thời lều chõng, của thời khoa bảng và thời quan liêu ?

Trong một số xã hội Âu Mỹ, cái chức «Tiến sĩ» được ghi trước tên của đương sự nhưng tập tục này càng ngày càng lùi vào quá khứ. Bằng Thạc sĩ thì hoàn toàn không được nhắc tới. Ta mà bỏ thói quen đưa bằng cấp của thân hào nhân sĩ thì có lẽ sẽ tạo ra một xã hội bớt chuộng bằng cấp và sẽ góp phần chống lại tệ nạn mua bằng, học giả bằng thật, …

Trở về cái thanh cao tao nhã mà ta đang bàn, chính bản thân Pierre Bourdieu lúc còn sinh thời, ông Di Ruppo – cựu thủ tướng Bỉ – hay bà Angela Merkel – thủ tướng Đức – (những người này đều có bằng Tiến sĩ) và rất nhiều Tiến sĩ Giáo sư khác bên này, không bao giờ tự xưng với học vị hay học hàm. Đương nhiên thôi, các xã hội này đang cố gắng thực thi lý tưởng bình đẳng và nhân bản.

Họ cũng sống giản dị, không chạy theo sự giàu có và không khoe giàu. Giá trị của họ nằm ở chỗ khác – những giá trị tiềm ẩn.

Nguyễn Huỳnh Mai

Tin tức liên quan

Tắm cho con gái, cha vô tình hỏi một câu, bất ngờ biết được bí mật giấu kín bấy lâu
Muốn thành công và giàu có, đừng bỏ qua lời khuyên đắt giá này của Donald Trump 
Đã mơ thì mơ hẳn tới những vì sao, nhưng hãy để đôi chân trụ vững dưới mặt đất
Một phút bạn làm được gì?
Điều gì quan trọng nhất trong cuộc đời
Nghịch lý không thể ngược đời hơn của Người Việt.
Google
Đừng cố tỏ ra hạnh phúc, cứ sống thật với bản thân rồi hạnh phúc sẽ đến
Bao giờ chúng ta ngừng kiếm tiền và biết cách hưởng thụ?
Những tháng ngày tốt đẹp của nhân loại không còn nhiều.
Làm người Việt Nam
Thống kê lực lượng đi làm và ăn bám ở Việt Nam
Phẩm giá con người trong truyền thông đại chúng
Sự nguy hiểm của một trào lưu
Sự khác nhau giữa bức thư gửi mẹ của người... tử tù và của CEO
Hệ lụy từ việc du nhập tùy tiện, thiếu văn hóa các lễ hội nước ngoài
Từ
Im lặng – Sức mạnh của kẻ thông minh hay sự lạnh lùng?
Gà con hỏi: ‘Sao ngày nào mẹ cũng phải đẻ trứng?’, gà mẹ trả lời thật là hay…
Tư duy tích cực - nguồn năng lượng tự nhiên vô giá
Nghiên cứu chứng minh: Càng học cao, lắm tiền thì cuộc sống càng ít hạnh phúc
Thôi kệ
Đừng hờ hững với đời như bọt bể
Đây là lý do tại sao bạn không nên tranh cãi khi đang tức giận
Đẹp và cái đẹp cần vinh danh!
Phạm phải 4 sai lầm này, tiền bạc sẽ mãi mãi rời xa bạn
Bức thư ông bố gửi con gái và bài học cuộc đời
Bố mẹ còn nghiện facebook bảo sao trẻ không sống ảo
Vì sao người Nhật lại thích xin lỗi?
Cái tôi – điều nghiệt ngã nhất của kiếp nhân sinh?
Những suy nghĩ của tôi về tiền và sự giàu có
Chỉ suy nghĩ nhị nguyên sẽ chẳng tiến lên được
Tại sao “giàu thì nó ghét”???
Vì cái Tôi vẫn còn hiện hữu nên không thể sống lặng lẽ
Bạn có dám khóa Facebook 1 năm để đổi lấy 5 điều tuyệt vời này không?
Tấm lòng thoáng đãng thì tiền đồ rộng mở
Năm mới suy nghĩ về hai chữ Phúc và Đức
Năm mới, mong gì? làm gì?
Đầu độc tổ tiên,
Bản chất vi diệu của lời khen: Có thể người ta khen là để dò xét, cảnh cáo bạn đấy nhé!
Đời người ai cũng có 4 giai đoạn khắc nghiệt nhất, nhưng không phải ai cũng toàn vẹn trải qua.
Người tâm lượng hẹp hòi thì cuộc sống khó suôn sẻ
Dừng lại đi những tâm hồn méo mó!
Đừng cảm thấy tồi tệ thay tôi, khi tôi làm gì đó chỉ một mình!
Biết tôn trọng người khác là một loại mỹ đức
Sự thật khắc nghiệt của cuộc sống mà chúng ta đừng cố ... tự lừa mình!
Tri ân thầy tôi đã dạy tôi sống đẹp
3 việc tuyệt đối không nên giúp người khác
Trí tuệ người xưa: Không chần chừ, không nói lời thừa thãi, không ra vẻ
hotline
0917123113
chat Facebook
zalo