Tại sao nhiều người ngại nói: Xin lỗi? Suy ngẫm
Nhiều người không bao giờ chấp nhận mình sai! Vì sao vây?
Một trong những điều đầu tiên chúng ta được dạy khi còn bé là nói “tôi xin lỗi”, nhưng một số người từ chối xin lỗi ngay cả khi họ rõ ràng sai.
Câu hỏi là, Tại sao?
Xin lỗi dường như là từ khó nói nhất
Một số người thấy rất khó để xin lỗi, dù chỉ là thừa nhận điều sai trái nhỏ nhất. Dù chúng ta có thể nhận thấy sự không sẵn lòng của những người không xin lỗi đơn giản là sự phòng vệ hoặc lòng kiêu hãnh, thì còn có một cơ chế tâm lý sâu xa hơn ở đây. Từ chối xin lỗi thường phản ánh những nỗ lực để bảo vệ một cảm giác về cái tôi mong manh dễ vỡ.
Khi những hành động hoặc không hành động của chúng ta gây nguy hại hoặc bất tiện cho một ai đó thì hầu hết chúng ta sẽ nhanh chóng đưa ra một lời xin lỗi chân thành, vì người đó xứng đáng nhận lời xin lỗi và đó là cách tốt nhất để nhận được sự tha thứ và xoa dịu cảm giác có lỗi của chúng ta. Nhưng, những người không xin lỗi thường viện lí do và chối bỏ trách nhiệm của họ. Tại sao?
Tại sao những lời xin lỗi đe dọa những người không xin lỗi
Đối với những người không xin lỗi, nói “Tôi xin lỗi” gợi ra những nỗi sợ cơ bản mà họ cố gắng tránh:
1. Thú nhận điều sai trái gây đe dọa cho những người không xin lỗi vì họ gặp rắc rối trong việc tách rời giữa hành động với tính cách của họ. Nếu họ đã làm điều gì đó xấu thì họ phải là người xấu; nếu họ hờ hững thì họ về cơ bản là người ích kỷ và không quan tâm; nếu họ đã làm sai thì họ phải là người ngu dốt…Do đó, những lời xin lỗi đại diện cho 1 mối đe dọa đến cảm giác về bản sắc tâm lý và lòng tự trọng của họ.
2. Xin lỗi có thể mở ra cánh cửa đi đến sự tội lỗi đối với hầu hết chúng ta, nhưng đối với những người không xin lỗi, nó có thể mở ra cánh cửa đi đến sự xấu hổ. Trong khi sự tội lỗi làm chúng ta cảm thấy tồi tệ về những hành động của chúng ta thì sự xấu hổ làm họ cảm thấy tồi tệ về “bản thân họ”- điều đó làm cho xấu hổ là 1 cảm xúc độc hại hơn nhiều so với tội lỗi.
3. Trong khi hầu hết chúng ta xem lời xin lỗi như cơ hội để giải quyết xung đột liên nhân cách thì những người không xin lỗi sợ lời xin lỗi của họ sẽ mở ra những cánh cổng cho những lời buộc tội và xung đột. Khi họ thừa nhận về 1 việc làm sai, chắc chắn người khác sẽ chộp lấy cơ hội để nhắc lại tất cả những lần phạm lỗi trước đây.
4. Người không xin lỗi sợ rằng khi xin lỗi họ sẽ chịu toàn bộ trách nhiệm và làm giảm bớt tội lỗi của người khác.
5. Bằng cách từ chối xin lỗi, người không xin lỗi đang cố gắng kiểm soát cảm xúc của họ. Họ thường thoải mái với sự tức giận, khó chịu và tạo khoảng cách về cảm xúc và trải nghiệm sự gần gũi cảm xúc và tính dễ bị tổn thương trở nên cực kì gây đe dọa. Họ sợ rằng khi hạ thấp tấm chắn bảo vệ của họ dù chỉ 1 chút cũng sẽ làm cho những phòng vệ tâm lý của họ bị sụp đổ và mở ra những cánh cửa đi đến nỗi buồn và tuyệt vọng sẽ trút xuống họ, làm họ không thể chấm dứt nó – và họ có thể cũng đúng! Tuy nhiên, họ đã sai khi giả định rằng bày tỏ những cảm xúc sâu sắc đó sẽ gây nguy hiểm. Sự mở lòng thường có tính trị liệu và làm tăng sức mạnh cho họ, và nó có thể dẫn họ đến trải nghiệm sự gần gũi cảm xúc sâu sắc hơn và tin tưởng người khác hơn so với trước đây.