Vạn sự tùy duyên liệu có phải là làm việc tùy tiện và vô nguyên tắc? Tâm và tín
Trong cuộc sống chúng ta thường hay sử dụng 2 chữ “tùy duyên”. Vậy tùy duyên có phải là lúc gặp khó khăn, không thể làm tốt một vài việc gì đó, thì nói thôi mặc kệ để tùy duyên? Vạn sự đều có duyên, bất luận là nhân duyên, cơ duyên, thiện duyên, ác duyên, hay các duyên khác, khắp nơi đều có. Kỳ thực, tùy duyên không phải là vậy, chữ “tùy” ở đây không phải là chỉ tùy tiện, mà nó có nguyên tắc nhất định là: thuận theo tự nhiên, không oán hận, không tức giận, không cưỡng cầu. Thế nào là duyên? Vạn sự đều có duyên, bất luận là nhân duyên, cơ duyên, thiện duyên, ác duyên, hay các duyên khác, khắp nơi đều có, bất cứ lúc nào cũng có thể xuất hiện, duyên tồn tại là một quá trình, có tụ cũng có tán. “Tùy...
Hãy nhìn lại chính mình: Bạn là người thiện hay ác? Tâm và tín
Ngồi im lặng hồi lâu… Xưa nay tôi vẫn cho mình là một người rất lương thiện, mãi đến lúc này, phải! chỉ đến lúc này, tôi mới biết được trong tôi còn có một con người rất xấu xa, rất độc ác! Vì sao có những người lương thiện cả đời gặp nỗi buồn và trắc trở? Tôi đã tìm một người thầy thông thái và đạo hạnh xin chỉ bảo: - Vì sao những người lương thiện như con lại thường xuyên cảm thấy khổ, mà những người ác lại vẫn sống tốt như vậy Thầy hiền hòa nhìn tôi trả lời: - Nếu một người trong lòng cảm thấy khổ, điều đó nói lên rằng trong tâm người này có tồn tại một điều ác tương ứng. Nếu một người trong nội tâm không có điều ác nào, như vậy, người này sẽ không có cảm giác thống...
Phật dạy: “Những thứ vào miệng không độc, những thứ từ miệng tuôn ra mới độc” Tâm và tín
Trong các nghiệp mà con người măc phải, khẩu nghiệp là dễ vướng nhất. Con người cần hết sức chú ý nếu không có ngày phải chịu báo ứng. Ngày ta chập chững lò dò tập đi, ta được học nói. Gọi mẹ, gọi cha, đòi ăn, đòi chơi,…ta đặt câu hỏi, ta giãi bày lòng mình, ta chia sẻ học thức. Nhưng rồi, cái miệng cũng bắt đầu biết buông lời nói dối, lời cay đắng, lời nóng giận để biến mỗi lời thành lưỡi dao nhọn sắc.’ Nhà văn, tác giả tiểu thuyết Nhà Giả Kim nói: “Những thứ vào miệng không độc, những thứ từ miệng tuôn ra mới độc”. Tại sao lại như thế? Chúng ta ăn cơm lành, canh ngọt, ăn quả chín, rau xanh, tại sao những lời chúng ta nói lại có thể như thuốc độc? Chúng ta đã học nói, phải chăng đến lúc chúng...
Đi chùa là tìm lại chính mình Tâm và tín
Phật giáo là một hệ tư tưởng khoa học và vô thần được truyền vào nước ta rất sớm. Theo sách Thủy Kinh Chú của Lịch Đạo Nguyên thì vào khoảng đầu thế kỷ thứ III (TCN) ở nước ta đã có các cao tăng từ Ấn Độ đến truyền giáo và xây tháp. Có thể nói, đạo Phật đã có mặt ở Việt Nam ngay từ thời điểm đó hoặc muộn hơn. Đến khi đất nước rơi vào hoàn cảnh Bắc thuộc, bị áp đặt hệ tư tưởng Nho – Lão thì ý thức khao khát tự do trong lòng dân chúng trỗi dậy và đạo Phật được xem là một hệ tư tưởng đối trọng. Phật giáo đã song hành cùng vận mệnh của dân tộc ta trải qua suốt mấy ngàn năm thăng trầm cho đến ngày nay. Phật giáo ở nước ta hiện nay có nhiều tông phái,...
Vì sao ta có mặt trong cõi đời này? Tâm và tín
Sự bám víu vào sắc thân và dính mắc vào các cảm thọ nên chúng ta bắt đầu có ý niệm về “cái tôi”, cho rằng có “cái tôi” thật có, rồi từ đó tham đắm, muốn chiếm hữu và bám víu vào đó vì thấy tất cả là của ta. Chúng ta đến với nhau Bằng tình yêu luyến ái Là tự mình ràng buộc Trong nhiều kiếp mai sau. Muốn chấm dứt sống chết Hãy diệt trừ tham ái Chuyển hóa sự vô minh Để sống đời hạnh phúc. Sự bám víu vào sắc thân và dính mắc vào các cảm thọ nên chúng ta bắt đầu có ý niệm về “cái tôi”, cho rằng có “cái tôi” thật có, rồi từ đó tham đắm, muốn chiếm hữu và bám víu vào đó vì thấy tất cả là của ta. Cho nên, một ông vua ngày xưa sau khi chết bắt buộc phải chôn sống vợ con,...
Cách đối diện với thị phi cuộc đời Tâm và tín
Đa số chúng ta có cái tật nghe người nói không tốt về mình qua miệng người thứ hai, thứ ba, thì tìm phăng cho ra manh mối để thọ nhận rồi nổi sân si phiền não, đó là là điều không hay. Để đi kiếm một tiêu chuẩn cho đúng, cho hay, cho đẹp đôi khi không dễ dàng vì nó phụ thuộc nhiều vào xã hội, văn hóa, cách tiếp nhận vấn đề của người trong cuộc. Bị người ta nói xấu, nói không đúng sự thật về mình, mình phải làm sao đây? Chẳng riêng gì tôi, bạn đã từng bị như thế, và sẽ tiếp tục “được” bị như thế nếu vẫn còn sống, còn tồn tại, còn va chạm trong cuộc sống. Thế nên, chúng ta cần sẵn sàng chuẩn bị tâm lý trước, hay ít ra cho mình một lối đi riêng có sẵn, và tới...
Cuộc sống, có những lúc thật sự cần một chút thiện ngộ Tâm và tín
Sinh mệnh, đối với chúng ta, chính là một cuộc hành trình. Chúng ta đã cất tiếng khóc khi đến thế gian này, khóc là một phần thông báo rằng chúng ta đã tới, tuy nhiên những người thân quanh ta lại cười, cười là một phần hân hoan mừng rỡ, một loại hoan nghênh đón chào. Cảm tạ trời xanh với những gì ta đang có, cũng cảm tạ trời xanh với những gì ta không có. Lớn lên rồi, chúng ta cười trong tiếng khóc, lại khóc trong tiếng cười. Có người cả đời cười nhiều hơn khóc, vì vậy sinh mệnh khắp nơi tràn ngập ánh sáng. Có người cả đời khóc nhiều hơn cười, vì vậy khó tránh khỏi âm u mù mịt. Mỗi người đều có sinh mệnh, nhưng không phải ai cũng hiểu được ý nghĩa của sinh mệnh, then chốt là xem bạn dùng một cây...
Người xưa dạy kiêng kỵ cắt móng tay ban đêm, ắt phải có nguyên do Tâm và tín
Người xưa dạy kiêng kỵ cắt móng tay, móng chân vào buổi tối vì sẽ mang đến những điều không may mắn, thậm chí giảm tuổi thọ. Sự thật có đúng như vậy không? Móng tay, móng chân là một bộ phận bao phủ của da, có tác dụng bảo vệ ngón tay và ngón chân. Khi móng tay và móng chân mọc quá dài thì phải cắt ngắn đi, bởi ít nhiều nó sẽ ảnh hưởng đến sinh hoạt thường ngày. Tất nhiên cũng có những phụ nữ thích nuôi và trang điểm móng tay để làm đẹp. Không chỉ vậy, cắt móng tay, móng chân là một việc làm tốt cho sức khỏe. Lý do là khi móng tay, móng chân quá dài, đây sẽ thành nơi trú ẩn lí tưởng cho vi trùng, vi khuẩn gây bệnh. Trong một gam móng tay cắt ra có tới… 4 tỉ con...
66 câu Phật học làm chấn động Thiền ngữ thế giới Tâm và tín
Đọc được gì là tùy mỗi người…Nhưng xin hãy đọc thật chậm, nghĩ thật kỹ và nhớ thật lâu. Cuối cùng là làm theo được càng nhiều càng tốt… 1. Sở dĩ người ta đau khổ chính vì mãi đeo đuổi những thứ sai lầm. 2. Nếu anh không muốn rước phiền não vào mình, thì người khác cũng không cách nào gây phiền não cho anh. Vì chính tâm anh không buông xuống nỗi. 3. Anh hãy luôn cảm ơn những ai đem đến nghịch cảnh cho mình. 4. Anh phải luôn mở lòng khoan dung lượng thứ cho chúng sanh, cho dù họ xấu bao nhiêu, thậm chí họ đã làm tổn thương anh, anh phải buông bỏ, mới có được niềm vui đích thực. 5. Khi anh vui, phải nghĩ rằng niềm vui này không phải là vĩnh hằng. Khi anh đau khổ, anh hãy nghĩ rằng nỗi đau này cũng không...
Tâm linh - Thấy bằng trái tim Tâm và tín
Mạch ngầm tâm linh cứ thế mà chảy âm ỉ trong đời sống. Dòng năng lượng ấy chưa bao giờ ngưng lại, thậm chí đang ngày một mạnh mẽ hơn, khi mà con người đang tiến dần vào một thời đại của mâu thuẫn đỉnh cao giữa giá trị vật chất và tinh thần. Nhưng tâm linh không phải là điều gì đó huyền bí, mê tín dẫn dắt con người đi sâu vào bóng tối mê man, mà đó là những điều ta tin bằng trái tim. Những linh cảm đẹp đẽ đến từ tâm hồn, cuối cùng, sẽ có vị trí xứng đáng trong mọi hình thức của sự sống. Thực hành đời sống tâm linh càng nhiều, ta dễ dàng an tâm đón nhận những vô thường bất tận của cuộc đời Khó có thể định nghĩa hoặc diễn tả đầy đủ về hai từ tâm linh, vốn là thế...
Cuối cùng khoa học cũng đã thừa nhận ‘Thiện ác hữu báo’ là có thật Tâm và tín
Trong kiếp nhân sinh nhỏ nhoi, ai cũng muốn có được một cuộc sống phong phú, đa dạng sắc màu, khỏe mạnh, thọ lâu. Nhiều người chú trọng thức ăn dinh dưỡng, rèn luyện dưỡng sinh… nhưng có một điều họ luôn quên mất là “tu dưỡng đức hạnh“. Đây mới chính là phương pháp bảo đảm sức khoẻ tốt nhất. Hiện nay, nhiều nghiên cứu khoa học đã chứng minh rằng: Thiện ác hữu báo, người làm việc thiện sẽ được sống lâu trường thọ. Tôn Tư Mạc, một vị danh y trường thọ nổi tiếng đời nhà Đường từng nói: “Bách hành chu bị, tuy tuyệt dược nhị, túc dĩ diên niên. Đức hành bất khắc, túng phục ngọc dịch kim đan, vị năng diên thọ” (Người có đầy đủ đức hạnh thì không cần thuốc cũng có thể kéo dài thọ mệnh. Người đức hạnh không có thì...
Dạy con lòng tử tế Tâm và tín
Trong vấn đề dạy dỗ con cái, đâu là lằn ranh giữa dìu dắt, uốn nắn, tập cho con có trách nhiệm và kiềm chế? Lằn ranh nằm nơi động lực của ta. Khi ta xem đứa trẻ như một phần của ta, như sự tiếp nối của ta, tôi nghĩ đó là khi tâm muốn điều khiển, chế ngự khởi lên. Ta chấp ngã vào đứa trẻ nhiều quá, nên ta muốn nó trở thành cái ta không thể trở thành. Ta muốn nó phải hoàn hảo. Chúng ta không hoàn hảo, nên ta nói, “Đứa bé này phải hoàn hảo”. Nó còn trẻ, dễ uốn nắn, ta nghĩ thế. “Hãy khiến con cái trở nên cái chúng ta không bao giờ có thể là. Hãy cho chúng tất cả những gì chúng ta không hề có, dầu chúng có muốn hay không”. Khi ta đặt cái ngã của mình...
Người luôn nhân hậu, càng lớn sẽ càng xinh đẹp Tâm và tín
Cổ nhân thường nói: “Tướng tùy tâm sinh, mệnh tùy tâm tạo”. Ai cũng đều từ cha mẹ sinh ra, nhưng khi lớn lên, nếu là người có tâm từ bi, từ thiện, sẽ cải biến được cả dung mạo lẫn số mệnh của mình. 1. Người thường hay từ bi càng lớn càng xinh đẹp, nhìn khuôn mặt cũng không có nét hung dữ, khó gần. 2. Phúc khí thường có quanh thân. Người hay từ bi thì phúc khí luôn luôn đi theo bên mình, càng từ bi, phúc khí sẽ càng tăng lên. 3. Ngủ an lòng. Người từ bi khi đi ngủ liền ngủ được ngay, ngủ thật bình an, không day dứt, sợ hãi. 4. Cảm giác bình an. Chỉ người từ bi mới có được cảm giác này. Ví như, hôm nay ta đối với người khác không tốt, sẽ thấy trong lòng không yên, lo lắng người...
Đạo lý cuộc đời và đạo trong kinh doanh chỉ gói gọn trong 4 chữ… Tâm và tín
Trong văn hóa cổ xưa, 4 chữ “Nguyên, Hanh, Lợi, Trinh” dùng để mô tả quy luật biến hóa của thiên địa. Lý giải một cách sâu sắc và nắm chắc 4 chữ này, sẽ lý giải được đạo lý của cuộc đời cũng như đạo trong kinh doanh. Đạo lý cuộc đời và đạo trong kinh doanh chỉ gói gọn trong 4 chữ Nguyên, Hanh, Lợi, Trinh 1. Nguyên: Hướng thiện mới là sự khởi đầu tốt nhất “Nguyên” là nói về khởi đầu, là sự khởi đầu của vạn vật. Vậy khởi đầu như thế nào mới là tốt nhất? Trong Kinh Dịch có viết “Nguyên giả, thiện chi trường dã”, chỉ có phát triển theo hướng thiện mới là tốt khởi đầu tốt nhất, mới là cái khởi đầu mà chúng ta muốn. Mạnh Tử nói: “Nhân giả vô địch” . Sự nghiệp quan trọng nhất là xuất phát...
Hiếu thảo đứng đầu muôn hạnh Tâm và tín
Đạo làm con, phải biết lấy chữ Hiếu làm đầu Đức Phật dạy phước báo của lòng hiếu thật không thể suy lường. “Trăm nết người ta hiếu đứng đầu Đạo làm trai gái, đạo làm dâu…”. Đức Phật dạy: “Hiếu thảo đứng đầu muôn hạnh”; “Tâm hiếu là tâm Phật, hạnh hiếu là hạnh Phật”. Dù là con trai, con gái hay con dâu thì hiếu thảo vẫn là cái nết tốt đứng đầu, hiếu thảo là đạo trọng. Từ xưa tới nay, hiếu thảo được xem là đạo lý làm người, là một truyền thống quý báu của dân tộc Việt Nam. Khi vừa biết nói bập bẹ thì tiếng đầu tiên đứa trẻ gọi là “ba”, “má”. Đến khi biết đọc biết viết, bài học đạo đức vỡ lòng được học là: “Công cha như núi Thái Sơn. Nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra. Một lòng thờ mẹ kính cha. Cho tròn chữ...