Tin hot

Dạy con lòng tử tế Tâm và tín

Trong vấn đề dạy dỗ con cái, đâu là lằn ranh giữa dìu dắt, uốn nắn, tập cho con có trách nhiệm và kiềm chế? Lằn ranh nằm nơi động lực của ta. Khi ta xem đứa trẻ như một phần của ta, như sự tiếp nối của ta, tôi nghĩ đó là khi tâm muốn điều khiển, chế ngự khởi lên. Ta chấp ngã vào đứa trẻ nhiều quá, nên ta muốn nó trở thành cái ta không thể trở thành. Ta muốn nó phải hoàn hảo. Chúng ta không hoàn hảo, nên ta nói, “Đứa bé này phải hoàn hảo”. Nó còn trẻ, dễ uốn nắn, ta nghĩ thế. “Hãy khiến con cái trở nên cái chúng ta không bao giờ có thể là. Hãy cho chúng tất cả những gì chúng ta không hề có, dầu chúng có muốn hay không”.

Khi ta đặt cái ngã của mình vào nơi đứa trẻ, ta không phân rõ sự khác biệt giữa ta và chúng sanh kia. Từ đó sự kiềm chế, điều khiển xuất hiện. Nhưng khi ta nhìn đứa trẻ như một con người đặc biệt đã đến với cuộc đời này mang theo nghiệp và bao nhiêu thứ nữa từ kiếp sống trước, rằng nó có Phật tánh của riêng nó, thì vai trò của bạn giống như một phục dịch viên; vai trò của bạn là hướng dẫn và nương nắn đứa trẻ.

Chúng ta phải quán sát xem đứa trẻ có năng khiếu hay thiên hướng gì. Thí dụ con bạn thích âm nhạc, nhưng bạn muốn nó giỏi toán, nên bạn nói, “Dẹp âm nhạc đi. Con phải học toán cho giỏi! Đồ ngu, sao làm bài toán này sai rồi. Mày không làm gì nên thân cả. Tao phải mướn người kèm mới được”. Hay “Mày làm bài thi dở quá! Mới học kỳ 1 mà chỉ làm được 50%. Hàng xóm sẽ cười vào mặt tao. Cả đời mày sẽ thất bại thôi!”.

Mô Phật! Nó chỉ là một đứa trẻ, và vấn đề chỉ là về toán! Biết đâu con bạn là thiên tài âm nhạc. Con trẻ chỉ cần học một ít toán, dẫu không đạt được điểm cao về toán, thì thế giới cũng đâu hoàn toàn sụp đổ.

Bạn cần khám phá xem con mình giỏi về gì, khả năng đặc biệt của nó là gì, rồi thì giúp nó tưới tẩm những điều đó. Có thể con bạn là Mozart, nhưng bạn muốn biến nó thành Einstein, là điều không tưởng! Ngay cả nếu chúng không là Einstein hay Mozart, thì đã sao! Mỗi đứa trẻ có những năng khiếu riêng mà với tư cách là bậc cha mẹ, bạn phải phát hiện ra và bồi dưỡng chúng.

Giáo dục con cái có lẽ là công việc khó nhất mà ta phải thực hiện, nhưng lại là cái ta ít được rèn luyện nhất.

 

Làm gương cho con trẻ

Thực hành Pháp không phải chỉ là việc đến chùa; không phải chỉ đọc tụng kinh Phật hay niệm danh hiệu Phật. Pháp hành chính là cách sống của ta, cách ta hành xử trong gia đình, cách ta giao tiếp với đồng sự, cách ta quan hệ với người cùng quê hương, người cùng sống chung trên trái đất này. Chúng ta cần mang những lời dạy của Đức Phật về lòng từ bi vào gia đình, nơi công sở, ngay cả vào chợ, vào những nơi công cộng. Chúng ta làm việc này không phải bằng cách phát tờ rơi ở các ngã tư đường, mà bằng cách chính mình thực hành và sống theo pháp Phật. Khi được như thế, tự nhiên chúng ta tạo ra những ảnh hưởng tích cực đến người quanh ta. Thí dụ, bạn dạy con cái về lòng từ, tâm bi mẫn, kiên nhẫn, không phải chỉ bằng lời nói mà cả trong chính hành động của bạn. Nhưng nếu bạn dạy một điều, mà hành động ứng xử của bạn ngược lại, thì con cái sẽ làm theo cách bạn hành động, không phải theo lời bạn nói.

Nếu không cẩn thận, chúng ta dễ dàng dạy con cái sân hận, không biết tha thứ khi người khác làm hại chúng. Hãy nhìn những gì xảy ra ở Yugoslavia trước đây: đó là một thí dụ hùng hồn về việc người lớn dạy cho con trẻ lòng sân hận trong gia đình, cũng như ở học đường. Khi những đứa trẻ này lớn lên, chúng cũng dạy con cái chúng sân hận. Từ thế hệ này sang thế hệ khác, cứ tiếp tục như thế, và thử nhìn xem. Có quá nhiều đau khổ nơi xứ sở đó, thật đáng buồn. Đôi khi bạn còn dạy con cái ghét các thành viên khác trong gia đình. Thí dụ như khi ông bà nội ngoại hai bên không thuận thảo với nhau, vậy là hai bên gia đình không tiếp xúc với nhau. Đôi khi những điều đó xảy ra trước khi bạn có mặt trên đời - bạn thực sự không biết điều gì đã xảy ra - nhưng vì chuyện đó, bạn không thể tiếp xúc với một số họ hàng. Rồi bạn truyền lại những điều đó cho con cháu bạn. Chúng học được bài học rằng cách giải quyết việc tranh chấp với ai đó là không bao giờ tiếp xúc với họ nữa. Việc làm đó có giúp chúng trở thành người tử tế và hạnh phúc không? Bạn nên suy nghĩ kỹ về điều này để chắc chắn rằng bạn chỉ dạy cho con những điều tốt lành.

Đó là lý do tại sao việc bạn phải gương mẫu trong hành động là quan trọng. Khi bạn cảm thấy giận hờn, sân hận, oán ghét hay chống báng khởi lên trong lòng thì bạn phải tập buông bỏ, không chỉ vì sự bình an nội tâm cho bạn mà còn vì bạn không muốn dạy con trẻ các cảm xúc tai hại này. Vì bạn yêu con cái mình, thì bạn cũng phải tập yêu thương bản thân mình. Yêu thương bản thân và muốn cho bản thân được hạnh phúc có nghĩa là bạn phát khởi một trái tim nhân hậu vì lợi ích cho tất cả mọi thành viên trong gia đình.

 

Mang từ bi vào học đường

Chúng ta cần mang lòng từ bi không chỉ vào gia đình mà cả cho học đường. Trước khi trở thành người tu, tôi là một nhà giáo, nên tôi đặc biệt có những tình cảm mạnh mẽ về đề tài này. Điều quan trọng nhất đối với trẻ em không phải là thâu thập thật nhiều kiến thức, mà là làm thế nào để trở thành những con người tử tế, và biết giải quyết các mâu thuẫn với người khác một cách xây dựng.

Cha mẹ và các thầy cô đã bỏ rất nhiều thời gian và tiền bạc để dạy con em mình về khoa học, văn chương, địa lý và điện toán... Nhưng chúng ta có bao giờ bỏ thì giờ để dạy chúng phải tử tế như thế nào? Chúng ta có môn học nào về lòng tử tế không? Chúng ta có dạy con trẻ phải tự giải quyết những cảm xúc tiêu cực của chúng và cách giải quyết mâu thuẫn với người như thế nào không? Tôi nghĩ là những điều này quan trọng hơn các môn học khác nhiều. Tại sao? Vì nếu trẻ em biết rất nhiều điều, nhưng khi lớn lên chúng trở thành những người lớn tham, sân, độc ác, thì chắc chắn cuộc đời chúng sẽ không thể hạnh phúc.

Cha mẹ luôn muốn con cái họ có được tương lai tươi sáng, do đó họ nghĩ rằng con họ phải làm ra nhiều tiền. Họ dạy con các kỹ năng về kỹ thuật, về học vấn để chúng có thể tìm được việc làm tốt, kiếm được thật nhiều tiền - như thể tiền là nguồn hạnh phúc. Nhưng trước khi từ giã cõi đời, có mấy ai nói rằng, “Lý ra tôi phải làm việc nhiều hơn nữa. Lý ra tôi phải kiếm nhiều tiền hơn thế nữa”. Khi người ta hối tiếc về cách sống của mình, họ thường hối tiếc đã không thể thông cảm, không thể tử tế hơn với người khác, không nói cho người thân biết mình quan tâm, lo lắng cho họ như thế nào. Nếu bạn muốn con cái bạn có một tương lai tươi sáng, thì đừng chỉ dạy chúng cách kiếm tiền, mà nên dạy chúng cách sống lành mạnh, cách làm người hạnh phúc, cách phụng sự xã hội một cách hữu ích.

 

Dạy trẻ em biết chia sẻ

Cha mẹ phải làm gương về điều này. Thí dụ, con bạn đi học về và nói, “Cha ơi, mẹ ơi, con muốn quần jean, giày trượt hàng hiệu, con muốn cái này, cái kia vì mấy đứa trẻ khác đều có”. Bạn nói với con rằng, “Các thứ đó không đem lại hạnh phúc cho con. Con không thực sự cần chúng. Đâu cần con phải bằng bạn A, con mới có hạnh phúc”. Nhưng rồi chính bạn đi mua tất cả mọi thứ mà người khác có, dầu nhà bạn đã đầy những thứ mà bạn không dùng đến. Nếu thế thì lời bạn nói và việc bạn làm trái ngược nhau. Bạn dạy con phải chia sẻ với bạn bè, nhưng bạn không bao giờ đem gì cho từ thiện hay người nghèo. Hãy thử quan sát các gia đình ở đất nước này (Nd: ở Mỹ): nhà nào cũng đầy những thứ người ta không cần dùng đến nhưng không thể cho đi? Vì sao không? Vì ta sợ rằng nếu cho đi, mai kia ta có thể cần đến chúng. Chúng ta thấy khó chia sẻ với người khác, nhưng dạy con cái phải biết chia sẻ. Cách đơn giản nhất để dạy con cái rộng rãi là cho đi tất cả những gì bạn không dùng đến trong năm. Nếu cả năm, bạn đã không cần dùng đến thứ gì đó, thì có lẽ năm sau bạn cũng không cần dùng đến. Có rất nhiều người nghèo cần đến chúng, nên cho chúng đi là giúp đỡ bản thân, giúp đỡ con cái và người khác.

Một phương cách khác để dạy con trẻ lòng tử tế là không mua tất cả những gì bạn muốn. Thay vào đó, để dành tiền cho từ thiện hay người cần được giúp đỡ. Bạn có thể dạy cho con cái bằng chính kinh nghiệm bản thân, rằng tích trữ càng nhiều của cải vật chất không mang lại hạnh phúc, điều quan trọng hơn là phải biết chia sẻ với người khác.

 

Dạy trẻ về môi trường và sự tái chế

Song hành theo đó, ta cần dạy trẻ về môi trường và sự tái chế. Chăm sóc môi trường mà ta chia sẻ với các sinh vật khác là một phần của việc thực hành lòng từ bi. Nếu ta hủy hoại môi trường, ta gây hại cho người. Thí dụ, nếu ta sử dụng nhiều các bao bì, nhưng không tái chế, chỉ dùng một lần rồi vứt đi, thì ta đã làm gì cho các thế hệ tương lai? Chúng sẽ thừa hưởng những bãi rác lớn hơn. Tôi rất mừng vì giờ nhiều người đã biết tái sử dụng và tái chế nhiều thứ. Đó là một phần quan trọng trong việc hành Pháp, một hoạt động mà các chùa, các trung tâm tu tập cần phải làm làm gương, làm đầu tàu.

Ni sư THUBTEN CHODRON/Diệu Liên Lý Thu Linh chuyển ngữ

Tin tức liên quan

Cớ sao nhiều người 'có phúc' mà không được hưởng? và câu trả lời của Đức Phật 
Những điều nên buông bỏ nhất
Học để biết đủ
Thầy phong thủy lên tiếng về nhà sát chủ, đọc mà thấy sờ sợ mọi người ạ
Những ngày tốt để lau dọn bàn thờ, phúc phần nhân đôi, tổ tiên
Nhiều người Việt đang hiểu sai về cúng Táo Quân
Kỳ lạ chuyện con người nhớ được tiền kiếp của mình
Ở đời, tâm thoải mái thì đời mới thanh thản, sống an nhiên là khởi điểm của hạnh phúc
Những ẩn số về sự tồn tại của linh hồn
Lý giải nguyên nhân không nên ăn đồ cúng cô hồn tháng 7
Tại sao nạn nhân đuối nước ộc máu tươi khi người nhà đến gần?
Vì sao con người sinh ra, có người giàu sang phú quý, có người cả đời nghèo mạt
Đốt tiền giấy – Chúng ta đã
Thuận theo tự nhiên là một loại phúc
Nước càng sâu thì chảy càng chậm, người càng trí huệ thì tâm càng tĩnh.
Học cách bình thản với đời, chuyện duyên phận hãy cứ để trời cao
Con người cả đời tranh giành nhau rốt cuộc là vì điều gì?
Cả đời bái Phật nhưng không biết điều này thì vẫn không bao giờ nhận được phúc báo
Phụ nữ nên biết những điều này để thay đổi cuộc đời
Điều công bằng nhất trên thế gian này chính là nhân quả
Những câu nói đáng suy ngẫm của Đức Đạt Lai Lạt Ma
Phật dạy đạo lý
Muốn an yên thì cuộc đời tuyệt đối không được nợ 3 thứ này
Những hiểu lầm về nghiệp chướng trong tư tưởng đạo Phật
Thiền và bí mật của sự giải thoát phía sau tiếng thở dài
Ứng dụng đạo Phật vào việc xử lý tranh luận
Điều kiêng kỵ tâm linh và những việc nên làm rằm tháng Giêng nhất định phải biết
Bạn còn nhớ ý nghĩa tâm linh của Tết Nguyên Đán?
8 điều nhất định phải làm trước đêm giao thừa để đón năm mới phát tài
Hạnh phúc ở quanh đây
Buông bỏ là chìa khóa của bình yên và hạnh phúc
Đời người làm điều gì là quan trọng nhất? Đừng bỏ qua bài viết này kẻo ân hận về sau! 
Sống có ích vì biết vô thường
Phật dạy 10 điều tĩnh tâm, thanh thản, phụ nữ hãy ghi nhớ để không phải khổ! 
Nghiệp có phải là sự trừng phạt?
Đạo đức đối xử bình đẳng nét đẹp làm người
Thấy pho tượng Phật bên đường, 5 người đi qua làm 5 việc khác nhau và hồi kết khiến bao người thức tỉnh
Duyên phận là việc của trời cao, con người đừng cưỡng cầu mà mất phúc!
Lòng người càng rộng lớn, hạnh phúc càng bao la, phúc báo càng bất tận 
Phong thủy lớn nhất mà một người nên theo đuổi trong cuộc đời là gì? 
Phân biệt ngày lễ Vu Lan báo hiếu &
Tháng 7 âm lịch - tháng của tình yêu nhân gian
Phật tính và sự giải thoát con người khỏi khổ não
Tướng số, phong thủy đều không tốt nhưng vì sao vẫn giàu có, hưởng phúc?
Vì sao người lương thiện hay gặp nỗi buồn và trắc trở?
Ai tự nguyện nhận visa đi địa ngục?
Mỗi người xuất hiện trong cuộc đời bạn đều có nguyên do 
Đức Phật nói gia đình muốn hưng thịnh thì nên làm 1 việc này, ai cũng cần lưu ý.
hotline
0917123113
chat Facebook
zalo