Hiếu thảo đứng đầu muôn hạnh Tâm và tín
Đạo làm con, phải biết lấy chữ Hiếu làm đầu Đức Phật dạy phước báo của lòng hiếu thật không thể suy lường. “Trăm nết người ta hiếu đứng đầu Đạo làm trai gái, đạo làm dâu…”. Đức Phật dạy: “Hiếu thảo đứng đầu muôn hạnh”; “Tâm hiếu là tâm Phật, hạnh hiếu là hạnh Phật”. Dù là con trai, con gái hay con dâu thì hiếu thảo vẫn là cái nết tốt đứng đầu, hiếu thảo là đạo trọng. Từ xưa tới nay, hiếu thảo được xem là đạo lý làm người, là một truyền thống quý báu của dân tộc Việt Nam. Khi vừa biết nói bập bẹ thì tiếng đầu tiên đứa trẻ gọi là “ba”, “má”. Đến khi biết đọc biết viết, bài học đạo đức vỡ lòng được học là: “Công cha như núi Thái Sơn. Nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra. Một lòng thờ mẹ kính cha. Cho tròn chữ...
Ma ám và quan niệm của Đạo Phật về giải trừ hiện tượng này? Tâm và tín
Chúng ta thường thấy rất nhiều chúng sinh bị oán thân trái chủ, ma quỷ quấy nhiễu, thần kinh bất ổn, có khổ cũng chẳng thể nói ra. Bởi trong thế gian này, không ai là không tạo nghiệp, kết oán. Tìm hiểu định nghĩa của Ma trong kinh sách Kinh sách định nghĩa chữ Ma (Mâra) là « Quỷ sứ cám dỗ », một thứ « Quỷ tinh ranh » tượng trưng cho những xu hướng tâm thần bấn loạn và lầm lẫn, cản trở con đường tu tập của một hành giả. Khi nhìn Ma dưới khía cạnh này, ta sẽ hiểu ngay là ma ở đâu. Ma ngự trị chính trong đầu của ta. Ma nằm sẵn trong tâm thức ta, trong da thịt ta, trong sự vận hành của thân xác và tâm trí ta. Nói cách khác Ma không nằm bên ngoài ta, không có ta thì cũng...
Học Phật 4 chữ này, chắc chắn nàng dâu được mẹ chồng yêu như con gái, hôn nhân trọn đời bền vững Tâm và tín
Phật giáo không chỉ là tôn giáo mà còn là nơi truyền tải những giá trị nhân sinh. Sống chung với mẹ chồng không phải điều xa lạ nhưng vẫn thường xuyên gây ra những làn sóng tranh luận. Có lẽ với nhiều người, đó là chuyện rất khó giải quyết, vậy hãy thử xem, theo cách nhìn Phật giáo thì nên làm như thế nào. Hãy cùng đọc câu chuyện dưới đây: Có một cô gái nọ mới đi làm dâu, cuộc sống ngột ngạt vô cùng vì mẹ chồng nàng dâu không ưa nhau. Bà mẹ chồng hay trách cô, cô dâu mới cũng hay bướng bỉnh, làm cuộc sống hai người luôn gay gắt, căng thẳng. Cũng bởi mẹ chồng nàng dâu lục đục nên gia đình luôn khó chịu, nặng nề, người chồng không biết đứng về phía ai, bênh vợ thì mẹ buồn, bênh mẹ thì vợ khóc,...
Chọn vị trí ngồi theo nguyên tắc Tứ tượng Tâm và tín
Không chỉ áp dụng cho thế đất, nguyên tắc Tứ tượng (Thanh Long, Bạch Hổ, Huyền Vũ, Chu Tước) còn được vận dụng để xác định vị trí ngồi lý tưởng theo quan điểm phong thủy. Nó giúp hình dung cụ thể hướng chuyển động của năng lượng xung quanh bạn. Hãy quan sát hình vẽ trên, bắt đầu từ trung tâm rồi hướng ra ngoài. Chính giữa là vòng tròn nhỏ, trong đó có hình người. Đó chính là bạn. Mũi tên trước mặt mô tả hướng bạn nhìn thẳng về phía trước. Xung quanh có 4 vòng tròn nhỏ, tượng trưng cho Thanh Long (trái), Bạch Hổ (phải), Chu Tước (trước) và Huyền Vũ (sau). Mỗi thánh thú thuộc về một hành khác nhau và những mũi tên nhỏ màu trắng chỉ hướng di chuyển của năng lượng: • Huyền Vũ (màu đen, xanh tím than) tượng trưng cho Thủy;...
Phật dạy khẩu nghiệp từ đâu mà ra? Tâm và tín
Cái chết của con người có thực sự đáng sợ! Đối với con người, cái chết có thực sự đáng sợ không?. Hãy tham khảo qua bài viết này. Có câu: “Con chim sắp chết, tiếng kêu bi thương; con người sắp chết thì nói lời phải”. Khi con người sắp sửa từ giã cõi đời, họ đều mong ước mình làm được nhiều điều tốt đẹp, vuông tròn đạo nghĩa với cha mẹ, trách nhiệm với gia đình. Cũng từ lúc ấy họ trở nên bao dung, nhân ái và vị tha hơn… Khi nhận biết điều đó trước sau gì cũng sẽ xảy ra, không có nghĩa là người Phật tử xem cuộc đời là ảm đạm, thê lương. Ngược lại, khi ấy ta có thêm dũng cảm đối diện với sự thật. Sợ chết! Con người lo âu không phải vì ngoại cảnh mà vì hy vọng và tưởng tượng về đời...
Nhân sinh rốt cuộc chỉ ở trong những đạo lý này, thông suốt, ắt sẽ một đời hạnh phúc Tâm và tín
Đời người, có vô vàn những sự tình xảy ra hàng ngày khiến chúng ta cảm thấy căng thẳng, mệt mỏi. Tuy nhiên, nếu như có thể thông suốt, minh bạch được 8 điều này, thì cuộc sống sẽ rất nhẹ nhõm ung dung. Vận mệnh Mệnh chỉ có một thước thì không cách nào cầu một trượng. Tục ngữ xưa rất có đạo lý, không cần kháng cự vô ích, mọi thứ trời cao đã an bài xong cho bạn rồi, là như thế nào thì sẽ như thế đó. Tiền tài Tiền là vật ngoài thân, miễn là không bị chết đói thì không có gì đáng lo cả. Người khác ăn ngon, mình ăn dưa muối, cũng không phải điều gì quá kinh khủng; họ mặc đồ đẹp, mình mặc đồ cũ, độ ấm cũng như nhau, không có gì ảnh hưởng quá lớn. Tiền mãi mãi chỉ...
Học trò hành xử vô lễ, Khổng Tử đã xử trí ra sao? Tâm và tín
Khổng Tử (551 – 479) là một trong những nhà tư tưởng lớn nhất, có ảnh hưởng nhất trong lịch sử văn hoá phương Đông. Người đời xưng tụng ông là “Vạn thế sư biểu” (thầy của muôn đời). Cuộc đời ông gắn liền với nhiều giai thoại. Mỗi câu chuyện về ông được hậu thế kể lại đều hàm chứa những bài học đạo lý sâu sa. Từ năm 34 tuổi, Khổng Tử đã cùng các học trò đi khắp nơi du thuyết, truyền bá tư tưởng. Ông đã qua kinh đô Lạc Dương của nhà Chu nghiên cứu lễ nhạc, rồi rong ruổi qua khắp các nước chư hầu, từ Vệ, Khuông, Trần đến Tống, Thái, Sở… để tìm một ông vua chịu thực hành đạo trị quốc của mình. Ở thời của Khổng Tử, Trung Hoa loạn lạc, liệt quốc phân tranh, dân chúng phiêu bạt, lầm than. Đi chu...
Bản khai sinh của cuộc đời Tâm và tín
Cuộc đời con người sống chỉ khoảng 80 năm, nhưng loanh quanh, lẫn quẫn trong sự vui buồn, thương ghét, phải quấy, tốt xấu, hơn thua, thành bại và được mất. Hôm nay, chúng ta cùng nhau tham khảo về "thông điệp cuộc đời" Mỗi người chúng ta có mặt trong cuộc đời này đều sống và gắn bó với nó giống như gắn bó với đau khổ và hạnh phúc vậy. Nhưng bất hạnh thay, hạnh phúc thì ít mà khổ đau lại quá nhiều. Bởi vì sao? Vì chúng ta không biết yêu thương, đùm bọc, giúp đỡ lẫn nhau bằng tình người trong cuộc sống với trái tim thương yêu và hiểu biết. Phật dạy, từ con người cho đến muôn loài vật muốn tồn tại và phát triển phải biết nương nhờ lẫn nhau về mọi phương diện. Ta dù có tài giỏi đến đâu cũng không thể...
Tình yêu thương luôn tồn tại vĩnh cửu Tâm và tín
Những lời Phật dạy về tình yêu thương không ở đâu xa, trong chính bản thân mỗi người, hãy suy ngẫm, làm theo để cuộc đời ngày càng tươi sáng, thế giới thêm hòa bình. 1. “Hạnh phúc không đến với người không biết quý trọng những gì mình có” Con người luôn có lòng tham vô đáy, ai nấy đều sống thật nhanh, thật gấp để đi tìm hiểu khám phá và chinh phục những thứ xa vời, mông lung mà không hề biết quý trọng những gì mình đang có, đang hiện hữu. Hạnh phúc đâu có xa vời như vậy, nó sẽ sớm gõ cửa nhà bạn nếu bạn thực sự biết trân trọng những gì mình đang có. 2. “Hãy yêu cả thế giới như tình yêu của người mẹ dành cho con” Tình yêu thương không hề giới hạn trong số bạn bè, người thân, nó chính là tình người...
Hiểu được 3 đạo lý này chính là đã nắm rõ cả cuộc đời Tâm và tín
Trí tuệ tinh thâm của người xưa có thể bao hàm trong 3 câu nói: “Nắm lấy được, nghĩ thông được, buông bỏ được”. Nếu như bạn có thể thực sự hiểu được nội hàm của nó, bạn sẽ biết được đời người vì đâu lại bấp bênh, chìm nổi. Nắm được cũng có thể buông xuống được, đó chính là bậc trí tuệ. 1. Người bạn luôn thích hỏi nên làm như thế nào Tôi có một người bạn, luôn thích hỏi nên làm như thế nào. Gặp được người con gái mình thích, không biết có nên theo đuổi hay không; có cơ hội việc làm, lại không biết có nên thử hay không; trong kinh doanh buôn bán người khác mời gọi đầu tư, lại đắn đo không biết có nên hợp tác hay không… Tóm lại là khi phải ra quyết định thì có chút lo sợ, nên...
Lời Phật dạy: Gặp một người là tăng thêm một nhân duyên Tâm và tín
Người yêu quý bạn mang đến cho bạn sự ấm áp và lòng can đảm – dũng khí. Người bạn yêu quý sẽ khiến bạn học được thế nào là yêu thương và nâng niu gìn giữ. Người bạn không ưa lại dạy bạn có lòng khoan dung và biết cách tôn trọng. Kẻ không ưa bạn sẽ giúp bạn trưởng thành, khiến bạn tự dè dặt, tự mình xem xét lại chính mình. Không ai là vô duyên vô cớ xuất hiện trong cuộc đời của bạn cả, sự xuất hiện của mỗi người đều có nguyên do, đều đáng được cảm kích. Có phải thực sự duyên phận đã được trời định rồi hay không, hay tất cả là do con người tự tạo? Khi đầy yêu thương, người ta thường nói “có duyên” để tìm cơ hội gần gũi. Lúc đã cạn tình cảm, người ta lại nói “hết duyên” để lấy...
Tiết Thanh minh, chớ phạm những kiêng kỵ này kẻo rước vận rủi vào thân! Tâm và tín
Thanh minh là một trong những ngày lễ cổ truyền có giá trị văn hóa sâu sắc của người Á Đông. Vậy nên, từ xưa người dân đã rất coi trọng lễ tiết này, đồng thời cũng cẩn thận những điều kiêng kỵ. Vào dịp Thanh minh, người dân đi tảo mộ, tu chỉnh lại mộ phần tổ tiên với đạo nghĩa uống nước nhớ nguồn. Thanh minh năm 2017 là vào ngày nào? Theo các nhà tâm linh, Thanh Minh là lễ tiết hàng năm, sau Lập xuân 45 ngày, sau Đông chí 105 ngày. Năm nay, Thanh Minh 2017 là ngày nào? Theo lịch Âm dương, tiết Thanh minh năm 2017 bắt đầu từ 22h ngày 4/4 Dương lịch (8/3 âm lịch) và kết thúc vào khoảng ngày 20, hay 21/4 khi tiết Cốc vũ bắt đầu. Và Người ta thường lấy ngày đầu tiên của tiết Thanh Minh là ngày Tết Thanh...
Tết Thanh minh ngày lễ mang tính nhân văn của người Việt Tâm và tín
Tết Thanh minh là một trong những ngày lễ cổ truyền của người Việt, với đạo lý "uống nước nhớ nguồn", từ xa xưa, tết Thanh minh đã trở thành ngày gắn liền với đạo đức, thể hiện đạo hiếu của con cháu với ông bà tổ tiên. Tết Thanh Minh gắn liền với đạo đức, với bổn phận con người Việt Nam – bổn phận của con cháu tưởng nhớ công lao của tổ tiên, của những người đi trước. Đây chính là ngày giỗ tổ chung để mọi người có dịp báo hiếu, trả nghĩa, gọi là đền đáp phần nào ơn sinh thành tạo dựng của tổ tiên. Con cháu quanh năm đi làm ăn xa cũng thường trở về vào dịp này để tưởng nhớ tổ tiên và sum họp với gia đình. Thông thường, vào dịp này, người còn sống sẽ tổ chức tụ họp người thân,...
Thân cát bụi lại trở về với cát bụi, ý nghĩa đời người thực sự là gì? Tâm và tín
Có người nói rằng nếu cuộc đời là một đoạn thẳng thì thời thơ ấu và lúc về già là hai điểm nút của đoạn thẳng ấy. Còn tôi thì lại nghĩ cuộc đời giống như một vòng tròn, người ta bắt đầu tại một điểm, đi loanh quanh trong những năm tháng đầy gập ghềnh và sóng gió, cuối cùng lại trở về nơi đã sinh ra. Có một ngày, tôi tình cờ nghe được cuộc trò chuyện giữa hai người phụ nữ khi họ thấy một cụ già chống gậy bước qua: “Cha bà năm nay nhiêu tuổi rồi?”. “75 rồi”, người phụ nữ còn lại đáp. “Cái gì? Cha bà 5 tuổi thì có, chứ 75 tuổi gì, giờ mà ông ấy còn tập đi kìa!” Tôi nhớ mẹ thường hay nói rằng người già và trẻ nhỏ giống nhau, cùng đơn giản, cần sự chăm sóc và thương yêu. Vậy nên...
Khẩu nghiệp ở Việt Nam đang rất nặng! Tâm và tín
Mặt trái của mạng xã hội ở Việt Nam đang phá hỏng tâm tính lành thiện của con người, đặc biệt là giới trẻ. Việc ai cũng có thể chửi rủa, phán xét một cách tàn nhẫn, hùa theo, không suy nghĩ và thiếu bao dung, đã làm khẩu nghiệp của chúng ta nặng thêm. Khẩu nghiệp từ đâu ra? Chúng ta có thân này là do nghiệp. Nghiệp được hiểu đơn giản nhất, đời thường nhất là thói quen. Nếu ta thường xuyên sống bình an, nhẹ nhàng, thanh tịnh, vô ngã vị tha thì chúng ta tạo nghiệp thiện, được sinh về các cảnh giới thiện lành, được làm chư thiên và làm người hạnh phúc. Nếu chúng ta thường xuyên tức giận, quát nạt kẻ khác, ức hiếp người khác sẽ tạo nghiệp không lành và có thể sinh về cõi atula (hiểu nôm na, cõi này chỉ biết sân hờn...