Tin hot

Hiểu được 3 đạo lý này chính là đã nắm rõ cả cuộc đời Tâm và tín

Trí tuệ tinh thâm của người xưa có thể bao hàm trong 3 câu nói: “Nắm lấy được, nghĩ thông được, buông bỏ được”. Nếu như bạn có thể thực sự hiểu được nội hàm của nó, bạn sẽ biết được đời người vì đâu lại bấp bênh, chìm nổi.

Nắm được cũng có thể buông xuống được, đó chính là bậc trí tuệ.

1. Người bạn luôn thích hỏi nên làm như thế nào

Tôi có một người bạn, luôn thích hỏi nên làm như thế nào. Gặp được người con gái mình thích, không biết có nên theo đuổi hay không; có cơ hội việc làm, lại không biết có nên thử hay không; trong kinh doanh buôn bán người khác mời gọi đầu tư, lại đắn đo không biết có nên hợp tác hay không… Tóm lại là khi phải ra quyết định thì có chút lo sợ, nên muốn hỏi xung quanh.

Lúc này, tôi mới nói cho người bạn một chút về đạo lý của Nho gia. Nho gia chính là muốn dạy cho chúng ta “Nắm lấy được”.

Tư tưởng Nho gia đối với người châu Á có ảnh hưởng vô cùng sâu sắc, văn hóa Nho gia phần lớn đều là giáo dục con người ta biết cố gắng, thúc đẩy người tiến lên.

Nói thí dụ, Nho gia giảng “Tu thân, tề gia, trị quốc, bình thiên hạ” . Đây chính là nói đến mục tiêu của mỗi người chúng ta. Mặc dù mục tiêu này cơ bản không nhiều người có thể làm được.

Nhưng Khổng Tử chính là giáo dục mọi người như vậy, quân tử là phải không ngừng vươn lên, kẻ sĩ không thể không có ý chí kiên định, gánh vác trọng trách lên mình. Đơn giản là hướng tới, còn thực hiện được hay không, trước tiên hãy làm rồi sau đó mới nói.

Nho gia chính là thúc đẩy người ta hăm hở tiến lên, chính là muốn nói rằng, gặp được người mình thích thì hãy theo đuổi, thấy cái mình muốn thì hãy nắm lấy, muốn thử thì cứ thử, đừng sợ. Có thể nói, Nho gia cũng giống như một phương thuốc giúp người ta luôn nỗ lực tiến tới.

Kỳ thực, cuộc đời chính là như vậy, bạn dám làm, dám thử, thì tất có thể thành công, còn nếu bạn không làm, không dám thử, thì chắc chắn thứ gì cũng không đạt được.

Sống trên đời, không theo đuổi và gánh vác điều gì, cũng không dám vươn lên, vậy thì cuốc sống còn có ý nghĩa gì nữa?

 

2. Còn có một người bạn, trái ngược hoàn toàn với người bạn ở trên

Anh ta gặp chuyện gì cũng dám làm, nhưng một khi thất bại, lại ủ rũ, không gượng dậy nổi, mất hết hy vọng với cuộc sống, cả ngày trầm lặng chán nản.

Lúc này tôi liền nói cho anh ta nghe một chút về đạo lý của Đạo gia. Đạo gia kỳ thực chính là dạy người ta “Nghĩ thông suốt”.

Đời người ngắn ngủi, cần phải khẩn trương nỗ lực vì một cuộc sống tốt đẹp cho gia đình. Đây là khẩn trương theo cách nói của Nho gia. Nhưng cuộc đời cũng có buông. Thời điểm nên buông bỏ thì phải buông, nỗ lực theo cách nói của Nho gia, sẽ khiến người ta cảm thấy mệt mỏi.

Giống như dây thun, có thể kéo căng, có thể co giãn mới sử dụng được. Nhưng nếu như luôn bị kéo căng, thì một ngày nào đó nó sẽ bị đứt.

Nói thí dụ như bạn đã thất bại, đầu tư kinh doanh bị lừa gạt, có thể đã mất hy vọng đối với cuộc sống. Lúc này nên nghĩ về những gì mà Lão Tử từng nói, họa phúc tương y, cần phải thông suốt, chớ vì một chuyện mà khiến ta phải bế tắc, đời người sớm muộn cũng sẽ chuyển vận. Có những lúc buông thả cũng rất tốt, đâu cần phải nghĩ đến những công to việc lớn.

Vì vậy, trăm ngàn năm qua, rất nhiều người khi mọi sự không được như ý, đều có thể tìm được sự giải thoát từ trong tư tưởng của Đạo gia, không đến nỗi bởi vì một lần trắc trở mà không thể gượng dậy nổi.

 

3. Giàu sang cũng không tránh khỏi phiền não

Tôi có quen một người bạn rất giàu có, rất nhiều người nghĩ anh ta hẳn là vô lo vô nghĩ. Gia đình mở công ty lớn, có một người vợ tốt, con cái cũng đều ngoan ngoãn biết nghe lời. Loại cuộc sống này đoán chừng là bao nhiêu người hâm mộ.

Thế nhưng anh ta nói rằng luôn cảm thấy phiền não. Không chỉ nói đến những việc vặt trong cuộc sống gia đình, còn có đối thủ cạnh tranh trong kinh doanh, vấn đề giáo dục con cái, quan hệ với đối tác. Chính anh ta nói, tiền kiếm được càng nhiều, thì công việc càng nhiều, phiền não cũng nhiều hơn.

Lúc này tôi mới khuyên anh ta đọc kinh Phật, có lẽ sẽ giúp được chút gì cho anh ấy.

Phật giáo giảng chính là “Buông bỏ”. Sắc tức là không, không tức là sắc. Buông bỏ một ít tài phú, danh dự, địa vị… cũng chính là buông bỏ được rất nhiều thống khổ của bạn.

Người bạn giàu có của tôi nói: “Đây đều là những thứ mà tôi cả đời nỗ lực mới có được, sao có thể nói buông bỏ là buông bỏ được?”. Loại triết lý này, người thường chúng ta không thể hiểu được. Nhưng có người có thể làm được, chính là Lý Thúc Đồng.

Lý Thúc Đồng trước kia đọc đủ mọi kinh điển Nho gia, từng ra nước ngoài học, khi về nước trở thành một bậc thầy âm nhạc, có thể nói là tương lai sáng lạn. Nhưng cuối cùng ông lại lựa chọn xuất gia, buông bỏ thành tựu địa vị của mình, người khác đều cảm thấy khó hiểu. Nhưng kỳ thực, ông ấy mới là người hiểu thấu trí tuệ nhân sinh.

Có thể nắm giữ được, cố gắng vươn lên tìm đến thành công. Nhưng khi đã thành công rồi hoặc mọi sự thất bại, thì lại có thể buông bỏ xuống được, thản đãng mà sống tiếp, đó mới thật sự là đại trí tuệ.

Tuệ Tâm biên dịch

Tin tức liên quan

Những điều nên buông bỏ nhất
Học để biết đủ
Thầy phong thủy lên tiếng về nhà sát chủ, đọc mà thấy sờ sợ mọi người ạ
Những ngày tốt để lau dọn bàn thờ, phúc phần nhân đôi, tổ tiên
Nhiều người Việt đang hiểu sai về cúng Táo Quân
Kỳ lạ chuyện con người nhớ được tiền kiếp của mình
Ở đời, tâm thoải mái thì đời mới thanh thản, sống an nhiên là khởi điểm của hạnh phúc
Những ẩn số về sự tồn tại của linh hồn
Lý giải nguyên nhân không nên ăn đồ cúng cô hồn tháng 7
Tại sao nạn nhân đuối nước ộc máu tươi khi người nhà đến gần?
Vì sao con người sinh ra, có người giàu sang phú quý, có người cả đời nghèo mạt
Đốt tiền giấy – Chúng ta đã
Thuận theo tự nhiên là một loại phúc
Nước càng sâu thì chảy càng chậm, người càng trí huệ thì tâm càng tĩnh.
Học cách bình thản với đời, chuyện duyên phận hãy cứ để trời cao
Con người cả đời tranh giành nhau rốt cuộc là vì điều gì?
Cả đời bái Phật nhưng không biết điều này thì vẫn không bao giờ nhận được phúc báo
Phụ nữ nên biết những điều này để thay đổi cuộc đời
Điều công bằng nhất trên thế gian này chính là nhân quả
Những câu nói đáng suy ngẫm của Đức Đạt Lai Lạt Ma
Phật dạy đạo lý
Muốn an yên thì cuộc đời tuyệt đối không được nợ 3 thứ này
Những hiểu lầm về nghiệp chướng trong tư tưởng đạo Phật
Thiền và bí mật của sự giải thoát phía sau tiếng thở dài
Ứng dụng đạo Phật vào việc xử lý tranh luận
Điều kiêng kỵ tâm linh và những việc nên làm rằm tháng Giêng nhất định phải biết
Bạn còn nhớ ý nghĩa tâm linh của Tết Nguyên Đán?
8 điều nhất định phải làm trước đêm giao thừa để đón năm mới phát tài
Hạnh phúc ở quanh đây
Buông bỏ là chìa khóa của bình yên và hạnh phúc
Đời người làm điều gì là quan trọng nhất? Đừng bỏ qua bài viết này kẻo ân hận về sau! 
Sống có ích vì biết vô thường
Phật dạy 10 điều tĩnh tâm, thanh thản, phụ nữ hãy ghi nhớ để không phải khổ! 
Nghiệp có phải là sự trừng phạt?
Đạo đức đối xử bình đẳng nét đẹp làm người
Thấy pho tượng Phật bên đường, 5 người đi qua làm 5 việc khác nhau và hồi kết khiến bao người thức tỉnh
Duyên phận là việc của trời cao, con người đừng cưỡng cầu mà mất phúc!
Lòng người càng rộng lớn, hạnh phúc càng bao la, phúc báo càng bất tận 
Phong thủy lớn nhất mà một người nên theo đuổi trong cuộc đời là gì? 
Phân biệt ngày lễ Vu Lan báo hiếu &
Tháng 7 âm lịch - tháng của tình yêu nhân gian
Phật tính và sự giải thoát con người khỏi khổ não
Tướng số, phong thủy đều không tốt nhưng vì sao vẫn giàu có, hưởng phúc?
Vì sao người lương thiện hay gặp nỗi buồn và trắc trở?
Ai tự nguyện nhận visa đi địa ngục?
Mỗi người xuất hiện trong cuộc đời bạn đều có nguyên do 
Đức Phật nói gia đình muốn hưng thịnh thì nên làm 1 việc này, ai cũng cần lưu ý.
Phật dạy về đối nhân xử thế: Người khôn nói ít nghe nhiều
hotline
0917123113
chat Facebook
zalo