Gửi Thần Tài! Suy ngẫm
Tín ngưỡng là thứ cần được tôn trọng, vía Thần Tài cũng là một tín ngưỡng đẹp, nhưng lạm dụng và biến tướng cái vía ấy, e rằng mọi sự lại thành ra khiếp vía. Người ta đồn rằng, vía Thần Tài thiêng lắm, linh lắm, nhưng dường như chỉ ứng nghiệm với nhà giàu. Nếu Thần Tài có thật, chắc rằng thu nhập trung bình của người Việt Nam không thua mấy chục lần so với nhiều nước. Để có tiền mua được 1 chỉ vàng “lấy vía” trong ngày Thần Tài (được cho là ngày mùng 10 tháng Giêng âm lịch hằng năm), một người nghèo sẽ không biết phải tích lũy bao nhiêu số đồng nát bán được; bao nhiêu ngô, khoai, sắn của mùa vụ trước; bao nhiêu ngày xách vữa, phụ hồ đổ mồ hôi sôi nước mắt; bao nhiêu vòng đạp chiếc xích lô khó nhọc...
Cuộc đời quá ngắn để hiểu ra những sự thật cay đắng này... Suy ngẫm
Được sống trên đời đã là một đặc ân, nhưng sống như thế nào để hiểu hết đời này thì quả là không dễ 1. Đừng bao giờ tiết lộ cho ai 100% những sự thật về bạn, hãy chỉ nói cho họ nghe 70% mà thôi, 30% bí mật còn lại bạn nên cất riêng cho mình. 2. Kể cả những người bạn yêu quý nhất rồi cũng sẽ có ngày phải lìa xa thế giới này. Bất cứ khi nào mà bạn chẳng thế biết được. Vì thế, ngay từ giây phút này, xin đừng ngừng yêu thương họ. 3. Trên đời này, chẳng có gì là công bằng 100% cả. 4. Hãy sống theo cách bạn muốn. Bởi lẽ, ngay đến người quan tâm bạn cũng không thể ở bên cạnh bạn suốt đời được. 5. Hầu hết mọi người chỉ muốn nghe những điều vui vẻ, chứ không phải những lời...
Đạo và đức xưa và nay Suy ngẫm
Đạo đức, về mặt ngôn ngữ học, là một từ ghép gồm hai từ riêng biệt Đạo và Đức nhưng trong thực tế thường được hiểu như một khái niệm duy nhất là đạo đức với ý nghĩa “đạo đức là những quy ước được chế độ hoặc xã hội thừa nhận thế nào là thiện là ác, là tốt là xấu và cái gì con người nên làm, cái gì không nên làm…”. Hiểu như thế không sai nhưng chưa chính xác vì “Đạo” và “Đức” là hai khái niệm, hai phạm trù riêng biệt mặc dù rất gần nhau nhưng không phải là một. Trong lịch sử nhân loại cho đến hiện nay ta nhận thấy hầu hết các thể chế chính trị – xã hội trên thế giới đều sử dụng đồng thời ba công cụ cơ bản để quản lý và phát triển, đó là Đạo đức,...
Không cần bỏ Tết, nhưng hãy bỏ những giả tạo và áp lực của Tết Suy ngẫm
Đây là quan điểm cá nhân, đừng bận tâm nếu quan điểm của bạn khác: 1. Những thứ vô nghĩa của Tết cổ truyền: - Sự thừa mứa, lãng phí thức ăn, thực phẩm, tiền bạc. - Ngày gia tăng đột biến của sự giả tạo và hình thức: ngày này ai cũng phải cố tỏ ra mình đẹp nhất, giàu có, thành đạt, vui vẻ nhưng sâu trong thâm tâm không một ai thật sự hạnh phúc như vẻ ngoài của họ cả. - Tiền bạc lên ngôi cao nhất: ngày người ta thể hiện tình cảm, sự quan tâm nhau, sự kính trọng nhau, sự nịnh hót nhau bằng tiền: tiền cho con nít, cho người già, cho họ hàng, quà biếu sếp… - Ngày của sự tham lam: người ta mong cầu đủ thứ trong những ngày này, người ta chúc nhau đủ thứ những ngày này: lòng tham của con người...
Nghĩ về ý nghĩa của Tết cổ truyền Suy ngẫm
Trước Tết, nhà nào cũng lo việc sửa sang nhà cửa, lau chùi bàn thờ gia tiên để đón ông bà về ăn Tết. Cả làng lo cho đình làng đón Tết. Đường vào trình làng được dãy cỏ, mới sáng 30 Tết, sân đình đã thấy phất phơ những cờ vuông, cờ nheo trong gió. Đình thêm vẻ trang nghiêm. Mới đầu tháng Chạp, nhiều gia tộc đã lo việc tu tảo phần mộ tổ tiên. Việc dâng cúng lên bàn thờ gia tiên những món ngon trong mấy ngày Tết thể hiện tấm lòng hiếu thảo của con cháu đối với ông bà cha mẹ đã nuôi dưỡng gầy dựng cho mình. Làng có Thành Hoàng được thờ ở đình. Trong mấy ngày Tết, làng tổ chức cúng tế ở đình để tạ ơn Thành Hoàng, cầu sự yên vui cho dân làng sang năm mới và cầu Quốc...
Tết Việt và những giá trị không bao giờ cũ Suy ngẫm
Tết Nguyên Đán – ngày lễ lớn nhất trong năm của người Việt Nam, là thời khắc nhà nhà người người đều hân hoan chờ đón. Ngày Tết là kết tinh văn hóa tuyệt đẹp của dân tộc, thời điểm của sự đoàn viên, sum họp bên gia đình và nhớ về nguồn cội. Với những giá trị truyền thống ấy, thì ngày Tết luôn là điều thiêng liêng trong tâm thức của mọi người dân Việt. Thế nhưng, sau suốt chiều dài lịch sử hàng nghìn năm ấy thì liệu những giá trị xưa cũ sẽ vẫn còn mãi, hay theo thời gian nó cũng sẽ lùi vào dĩ vãng để nhường chỗ cho những giá trị mới mẻ hơn? 1. Bánh chưng bánh giầy “Thịt mỡ dưa hành câu đối đỏ Cây nêu tràng pháo bánh chưng xanh” Lẽ đương nhiên mà nói, ngày Tết từ bao đời nay không thể thiếu...
Tết là cái phúc cho dân tộc Suy ngẫm
Còn nhớ hồi bé, cứ mong bao giờ đến Tết. Đến Tết để có một bộ quần áo mới, Tết để được mừng tuổi, dù chỉ vài xu vài hào. Ngày Tết, có bánh chưng bánh mật, được đi xem hội 1. Những ước mơ và những niềm vui nho nhỏ ấy đã nuôi đứa trẻ phổng phao theo năm tháng. Nếu không có ước mơ, dù là nho nhỏ ấy, thì con trẻ sẽ cằn cỗi biết bao trong thời thiếu đói. Trước đây ngày Tết là ước mơ con trẻ thì cũng luôn là nỗi lo của cha mẹ chúng. Nông thôn xưa nghèo khó, lo cái Tết, nhiều nhà cũng méo mặt. Nhưng trong cái lo ấy lại có khắc khoải niềm vui sum họp. Nhà nghiên cứu văn hóa dân gian Chu Thái Sơn nói, ông cha ta đã chọn “Ngày gia đình của Việt Nam” từ lâu...
Chiếc bình sứ cổ Suy ngẫm
Một ông chủ nhà được bố mẹ để lại một chiếc bình sứ cổ, men có nhiều mã, làm từ đời nhà Minh ở thế kỷ 15. Sắp sửa Tết, lúc sáng ông đem ra rửa, rồi phơi nắng nó trên một cái bàn ở ngoài hè gần cửa ra vào. Xế trưa một thanh niên đến giao chậu mai mà ông đặt mua hôm qua. Không biết cậu ta khiêng chậu hoa thế nào mà chạm vào cái bình cổ làm nó rơi xuống hè. Nghe tiếng xoẻng của đồ sứ bị vỡ, ông chủ nhà chạy ra. Cái bình đã vỡ thành nhiều mảnh! Chậu mai đã được đưa vào trong nhà. Chàng thanh niên mồ hôi nhễ nhại, mặt xanh như tàu lá, co ro sợ hãi. Ông chủ nhà sẽ làm gì với chàng thanh niên kia? Đó là thái độ ứng xử của ông ta với...
Không biết đủ thì bao nhiêu cho đủ Suy ngẫm
Nhiều người nuôi tham vọng rất lớn, mong muốn điều này lại mong muốn điều kia. Ai sinh ra cũng muốn cuộc sống êm đẹp, dòng đời mang đến cho nhiều may mắn và lựa chọn, nhưng cuộc sống là muôn mầu muôn lối, có người này người kia, nếu so sánh sẽ luôn là khập khiễng và luôn có người trội hơn người khác, và người khác nữa lại thua kém người này người kia. Biết bao nhiêu cho đủ, chỉ khi tâm chúng ta an hòa, hài lòng với những gì mình có và biết ơn những thứ, những điều ta đang có, đó mới là mang lại cho tâm hồn chúng ta sự an tịnh. Thời gian cứ trôi qua mỗi giây phút rồi mỗi ngày mỗi tuần mỗi năm, thấm thoát một cái đã hết một cuộc đời một thế hệ, dòng đời là sự nối tiếp....
Tết mất chất, hay là chúng ta đã khác? Suy ngẫm
Những ngày cận Tết, dường như trong lòng mỗi người đều mang những cảm xúc rất-đặc-thù. Sở dĩ tôi dùng tính từ này đặt tên cho mớ cảm xúc ấy là bởi một lẽ, chỉ khi gần Tết, khi gần với những ngày chuyển giao từ năm cũ bước sang năm mới, con người ta mới mang trong lòng những cảm xúc như thế Là sự háo hức được trở về cùng người thân, gia đình; đó là sự bồn chồn không biết rằng trong năm mới này cần đặt ra những mục tiêu gì để phấn đấu; nhưng đó còn là cảm giác nhàn nhạt vì nhiều người đang mang trong mình suy nghĩ rằng, Tết càng ngày càng… khác xưa! Nhiều người cho rằng, Tết chỉ thực sự vui trong khoảng thời gian hai mươi ba tháng chạp đến hết đêm giao thừa. Những đợt pháo hoa cuối cùng trên...
Có hiểu mới có thương, không hiểu biết không thể thương yêu! Suy ngẫm
Thời gian trôi đi rồi cách nhìn nhận về cuộc sống ở mỗi người rồi cũng sẽ khác, chúng ta cũng chẳng thể giữ mãi cho mình vẻ bình yên bên cạnh giữa những thăng trầm đổi thay Hạnh phúc hay không do bản thân ta lựa chọn Người hạnh phúc nhất không cần phải có mọi thứ tốt nhất, họ chỉ là người làm cho mọi việc, mọi chuyện đều diễn ra theo ý họ. Hạnh phúc thường đánh lừa những ai khóc lóc, những ai bị tổn thương, những ai đã tìm kiếm và đã thử. Nhưng nhờ vậy, họ mới biết được giá trị của những người xung quanh.. Cứ sống và trải nghiệm về cuộc đời, sẽ có những lúc ta nhận ra rằng kẻ thù lớn nhất của đời người là chính mình. Hạnh phúc hay không điều đó phụ thuộc vào quan điểm tự mỗi người. Nếu...
Vì sao đánh xong giặc Ân, Thánh Gióng phải bay ngay về trời? Suy ngẫm
Có những câu hỏi đi theo mỗi chúng ta suốt từ khi thơ ấu cho đến khi lớn khôn mà chưa chắc đã trả lời được. Giả sử như hôm đó đánh xong giặc, Thánh Gióng quay ngựa phóng về kinh đô thì chuyện gì sẽ xảy ra? Ngày xưa đọc Chuyện Thánh Gióng, mình cứ thắc mắc mãi vì sao diệt xong giặc, Thánh Gióng lại phải bay ngay về trời, mà không về kinh đô báo công, hưởng vinh hoa phú quý? Đường đi về Gióng không những phải đi qua Phường Kim Mã, Phường Nhật Tân....vớ vẩn còn phải đi qua cả Phường Lan Quế. Trong khi vừa đói vừa mệt, chỉ muốn về với mẹ già thì những đàn kỹ nữ sẽ ùa ra bu lấy Gióng, ấn cái này dí cái kia vào người chàng hiệp sĩ, toàn trái cây cuối mùa tiêm thuốc, rồi bật nhạc...
Cái tôi của cá sấu Suy ngẫm
Một người Việt Nam mời tôi đi ăn, nói chuyện về thiền, tâm linh, cuộc sống. Ông đãi tôi ở một nhà hàng sang trọng, bữa ăn đắt tiền. Chắc phải rất lâu tôi mới có đủ điều kiện để đến một chỗ như thế Ông vừa rót vang đỏ mời tôi vừa kể về cửa hàng hoa mà ông đang kinh doanh. Những bó hoa từ cửa hàng ông luôn sẵn sàng kẹp phong bì tiền vào bên trong khi khách hàng yêu cầu. Đó là cách hối lộ đơn giản qua một bó hoa. Tôi bị sốc khi nghe đến đây. Ông cố gắng giải thích rằng Việt Nam, cách này giúp mọi việc dễ dàng hơn. Rồi tôi cũng hiểu vì sao ông phải chiều khách như thế. Mọi người đều làm như vậy. Nó giống như tất cả mọi người bị bắt buộc phải xỏ chân qua ống...
Nốt trầm cuối năm của những người xa quê. Suy ngẫm
Năm Đinh Dậu sắp đi qua, Xuân Mậu Tuất đang đến rất gần với Tết của sum họp và gắn kết báo hiệu một mùa xuân mới. Đây là khoảng thời gian mang đến nhiều nỗi niềm nhất cho mọi người. Đó là cảm xúc nôn nao, háo hức xen lẫn chờ mong, tâm trạng tất bật hối hả để khép lại năm cũ xen lẫn cái nôn nao rạo rực, vui mừng khi chuẩn bị chào đón năm mới. Tâm trạng này càng trổi dậy mãnh liệt thiết tha hơn trong lòng những người xa quê, xa gia đình và người thân. Những ngày cuối năm, mọi thứ càng trở nên nhộn nhịp theo nhịp sống hối hả của thời cuộc. Họp mặt, tổng kết, tất niên, thông tàu xe kẻ ở người về …với biết bao kỷ niệm buồn vui, những thành công và thất...
Sự cô đơn và định nghĩa về bạn bè Suy ngẫm
Thế nào là một người bạn thật sự? Mỗi người đều có câu trả lời riêng cho mình. Đối với tôi, đó là người mà tôi không cảm thấy cô đơn khi ở bên cạnh Nghiên cứu của Đại học Chicago (US) đã phát hiện một điều thú vị rằng sự cô đơn có thể làm tăng huyết áp của những người hơn 50 tuổi. Nhưng một điều thú vị không kém là các nhà nghiên cứu đã chỉ ra rằng sự cô đơn không liên quan đến việc một người có bao nhiêu bạn. Các nhà nghiên cứu sử dụng thang đo UCLA Loneliness. Thang đo này không dựa trên số lượng. Người tham gia không đánh giá bản thân trên tiêu chí “Càng đông càng vui” hay “Tôi chưa bao giờ gặp người lạ”. Thang đo dựa trên các tiêu chí như “Bạn thường cảm thấy mình có thể chịu...