Quả báo lãng phí thức ăn đáng sợ hơn bạn nghĩ, không đọc sẽ hối hận Tâm và tín
Đừng đợi đến khi đổ bệnh lại than thân trách phật cho rằng ông trời bất công, bạn sẽ phải nhận quả báo lãng phí thức ăn nếu tiếp tục không biết kiểm soát lượng thức ăn từng bữa nhỏ trong ngày của mình. Chúng ta thường xuyên xem thường những gì mình có sẵn cho đến khi không còn nữa thì có nuối tiếc cũng đã muộn màng. Nên nhớ rằng không phải tự nhiên bạn có đôi dép để đi, chiếc xe để di chuyển hay chiếc bút để viết, chiếc ghế để ngồi, gạo để ăn… Tất cả có được đều từ công sức lao động, sáng tạo của rất nhiều người mà thành. Vì thế phải biết trân trọng mọi thứ, chớ nên lãng phí, nếu không bạn sẽ nhận quả báo về những gì mình đã làm, trong đó quả báo lãng phí thức ăn sẽ thường...
Cách tu tâm, tạo nghiệp lành để được bình an trong cuộc sống Tâm và tín
Phật chỉ ra cách tu tâm tạo nghiệp lành để trọn đời hưởng hạnh phúc, bình an ai cũng nên nằm lòng. Người không biết tu, bản thân họ không được hưởng an lạc và hạnh phúc. Họ thường bị phiền não và đau khổ, cuộc đời chi phối bức bối và chẳng có một phút giây thanh thản. Danh lợi, giàu sang chẳng thể mang theo đi được, chúng ta đến với cõi đời này với hai bàn tay trắng, khi rời khỏi nơi này cũng là hai bàn tay trắng. Vậy mà chúng ta cứ mê muội, đắm chìm và theo đuổi danh lợi đến cùng để được gì chứ? Nó càng khiến chúng ta tạo thêm nhiều nghiệp lực tội lỗi. Trong cuộc sống, mọi việc đều có cái được và cái mất. Tình yêu đem đến niềm vui nhưng cũng làm ta đau khổ; tiền tài giúp ta hưởng...
Quản được cái miệng thì sẽ tránh được nhiều khẩu nghiệp Tâm và tín
Con người hiện đại cả ngày đều bận rộn trong nhịp sống vội vã của kỷ nguyên công nghệ, thiếu đi cái tâm nhẫn nại và không đủ định lực kiềm chế cái miệng của mình. Lời tuy ở ngoài miệng nhưng lại là chiếc gương có thể phản chiếu rất rõ cái tâm sâu thẳm của con người Người bạn thân thổ lộ những điều thầm kín với bạn. Nhưng vì một vài chuyện nhỏ không như ý của bạn, bạn có thể sẽ lôi những chuyện xấu của người ấy cho người khác nghe. Những người định lực và tâm nhẫn nại không đủ nơi nào cũng có. Phải chăng mỗi người đều cần xem xét lại bản thân mình. Hãy quản cái miệng của mình nghiêm khắc một chút. Bởi lời tuy ở ngoài miệng nhưng lại là chiếc gương có thể phản chiếu rất rõ cái tâm sâu thẳm...
Những điều tối kỵ đừng nói để tránh thê lương, rước họa vào thân Tâm và tín
Dù bạn làm nhiều việc tốt đến mấy mà lời nói độc ác và bạc bẽo thì vận mệnh vẫn tối tăm. Vì thế, "khẩu đức" là điều cần phải nhớ. Trong kinh, Phật ví dụ người ác mắng chửi người thiện, người thiện không nhận lời mắng chửi đó thì người ác giống như người ngửa mặt lên trời phun nước bọt, nước bọt không tới trời mà rời xuống ngay mặt người phun. Thế nên có thọ nhận mới dính mắc đau khổ, không thọ nhận thì an vui hạnh phúc. Từ đây về sau mọi người có nghe ai nói gì về mình, dù tốt hay xấu, chớ nên thọ nhận thì sẽ được an vui. Đa số chúng ta có cái tật nghe người nói không tốt về mình qua miệng người thứ hai , thứ ba, thì tìm phăng cho ra manh mối để thọ nhận rồi...
Tự mình cũng có thể cải thiện vận mệnh mà không cần quý nhân Tâm và tín
Tâm tính của chúng ta không cố định, thường xuyên thay đổi. Gặp cảnh thuận lòng vừa ý, tâm trạng của chúng ta vui tươi, hồ hởi. Gặp cảnh trái tai gai mắt, tâm trạng của chúng ta dễ nổi sóng gió, nhẹ thì còn giữ được trong lòng, nặng thì phun ra miệng những cơn bực dọc, tức tối, những điều khó nghe, cay nghiệt. Gặp đối phương biết nhẫn nhịn, thì mọi việc còn có thể êm xuôi, qua chuyện. Nhưng gặp đối phương ngoan cố thì khó có thể đoán trước được sự việc. Ma chướng ở đây là những sóng gió của cuộc đời, những chuyện phiền não khổ đau, những chuyện thị phi, những chuyện bất trắc bất như ý, những chuyện lăng xăng lộn xộn hằng ngày. Thông suốt được như vậy, chí nguyện của chúng ta mới kiên cường, không thoái chuyển, khi gặp...
Những lời khuyên của thiền sư Kodo Sawaki Tâm và tín
Kodo Sawaki (1880-1965) hay “Kodo-Kẻ không nhà”, là một trong những vị thiền sư phái Tào Động (Nhật Bản) có ảnh hưởng nhất của thế kỷ 20. Là trẻ mồ côi, 16 tuổi xuất gia, sau bị gọi nhập ngũ, chiến tranh kết thúc Sawaki quay về tiếp tục tu học thiền. Kodo Sawaki lập hạnh không trụ mà đi khắp nơi để dạy thiền. Thiền sư Sawaki luôn nhấn mạnh đến tầm quan trọng của việc hành thiền hơn là học kinh sách hay tham công án. Một số lời khuyên dạy của Kodo Sawaki được môn sinh tập hợp thành “Gửi bạn”, xin chia sẻ đến bạn đọc suy ngẫm. 1. Gửi người bắt đầu biết suy ngẫm về cuộc đời Ở một số nơi tại Mãn Châu, các cỗ xe thường do các chú chó to lớn kéo. Bác xà ích treo một miếng thịt trước mũi chó,...
Nhân sinh một kiếp tưởng dài nhưng rồi cũng chỉ gói gọn trong vài câu nói Tâm và tín
Kiếp nhân sinh ngỡ dài mà hóa ngắn, cuộc đời này ngỡ bề bộn mà thanh tịnh đến lạ thường. 1. Đời người có sinh rồi ắt có tử, dài ngắn cũng chỉ trên dưới ba vạn ngày, có vui, có buồn, có lúc thăng lúc trầm, có người thành công, cũng có người lại kém phần may mắn. Người thành công ấy bởi sống đời nhân nghĩa, người thất bại ấy cũng tại hai chữ nhân tâm. 2. Cuộc đời là chuỗi dài những lựa chọn khó khăn, đôi khi thân bất do kỷ, có những việc nằm ngoài tầm kiểm soát của chúng ta. Tuy nhiên làm người khi chưa bước qua suối đá gập ghềnh sẽ chẳng thể hiểu sự dễ chịu của đường phẳng gió êm. Chưa qua quan nạn sẽ chẳng hiểu được bình yên, chưa qua nỗ lực sẽ chẳng hiểu trọn vị...
Nếu nói những điều này, đừng trách khẩu nghiệp ập đến Tâm và tín
Trong cuộc đời có những điều tuyệt đối bạn không nên nói ra để không bao giờ phải ân hận hay hối tiếc. “Khẩu nghiệp” (nghiệp gây ra do lời nói không tốt) theo quan niệm Phật gia, là một loại tội (lỗi) mà một người bình thường dễ phạm phải nhất. Số mệnh của một người tốt hay không, xem người đó có nhiều “khẩu nghiệp” hay không là biết. Vì vậy, “khẩu nghiệp” đối với sinh mệnh mỗi người rất quan trọng. Hãy ghi nhớ những lời dạy dưới đây để tích phúc báo. 1. Đừng nên đánh giá sự tốt hay xấu của người khác, bởi sự tốt xấu của họ không ảnh hưởng gì tới miếng cơm manh áo của bạn. Bịa chuyện hại người hoặc nói những sự tốt xấu của người khác gây ly gián, nhằm mưu lợi bản thân là việc tuyệt đối tránh. Triết học gia...
Trường sinh bất tử qua cái nhìn của nhag Phật Tâm và tín
Từ ngàn xưa, con người đã hằng nung nấu, ôm ấp ước mơ được trường sinh bất tử. Tuy nhiên, sự bất tử trường sinh dường như chỉ thấy có được trong những câu chuyện thần thoại hoang đường, hay truyền thuyết mơ hồ viễn vông. Trường sinh, sống lâu sống thọ, sống dài dài nhưng hữu hạn chứ không phải vô hạn bất cùng, thì có. Bất tử, hiểu theo nghĩa đen là không bao giờ chết, thì không. Sau, quan niệm bất tử đã được suy nghĩ và thay đổi lại, con người không thể không chết đi, không thể tồn tại mãi với thời gian vùn vụt trôi và không gian đầy ô nhiễm bụi bặm, vì vậy “đã mang tiếng ở trong trời đất, phải có danh gì với núi sông” (Nguyễn Công Trứ). Để lại tiếng thơm, để lại một công trình, để lại chiến công...
Phật dạy cách THÊM BỚT để đạo vợ chồng luôn hạnh phúc Tâm và tín
Theo Kinh Phật, có hai thứ hạnh phúc, hạnh phúc thế gian và hạnh phúc xuất thế gian. Đức Phật không hề chối bỏ hạnh phúc thế gian. Ngài cho rằng, việc mưu cầu và thụ hưởng hạnh phúc một cách chính đáng là lý tưởng sống của người cư sĩ. Nếu bạn đang có được một gia đình thuận thảo, thương yêu, với điều kiện sống tương đối đầy đủ, với các mối quan hệ khả ái, biết hướng thượng, vươn lên… thì đó chính là mơ ước của bất cứ một con người bình thường nào, hãy trân trọng nó bởi theo Đức Phật thì đó chính là hạnh phúc. Trong những điều kiện căn bản của hạnh phúc, thì quan hệ hôn nhân và những chuẩn mực ứng xử trong quan hệ hôn nhân, mà ở đây gọi là đạo nghĩa vợ chồng, chính là một trong những...
Đọc 8 lời này trước khi đi ngủ có thể thay đổi vận mệnh sống của bạn Tâm và tín
Đừng coi thiện lương của người khác là yếu đuối, bởi đó là một loại độ lượng; đừng coi khoan dung của người khác là nhu nhược, bởi đó là một loại từ bi. Những người phong thái cao không dễ dàng nổi cáu, nhưng không có nghĩa là họ không biết nổi cáu; người tính khí nhạt nhẽo chỉ tỏ ra hồ đồ, nhưng không có nghĩa là họ không có giới hạn chịu đựng. Tình cảm không thể qua loa lấy lệ, cũng giống như tấm lòng thành không thể bị đem làm trò đùa. Duyên tới không nên khinh nhẹ mà bỏ qua; duyên đi cũng đừng bi luỵ mà nuối tiếc. Hãy dùng tình cảm để đáp lại tình cảm, đó mới là tình cảm thật sự; yêu thương bình đẳng với tất cả mọi người mới thật sự đắc được nhân tâm. 1. Tùy duyên Đời người giống như một tách...
Một câu nói ác ý có thể làm hao tổn phúc báo cả đời người Tâm và tín
Cổ nhân cho rằng, vận mệnh, phúc báo của một người tốt hay không tốt chỉ cần xem người ấy có khẩu đức hay không là có thể biết được. Cho nên, tu dưỡng ở phương diện lời nói đối với mỗi người là việc rất quan trọng. Trong cả đời của một người, việc thiện có thể không phải ngày nào cũng làm nhưng lời nói thiếu đạo đức, lời nói khó nghe, lời nói không đứng đắn thì có thể ngày ngày đều nói. Kỳ thực, lời của một người là từ tâm, từ trong suy nghĩ mà phát ra. Cho nên, nếu miệng luôn nói những lời không tốt, nói lời thị phi, lời nguyền rủa thì thực sự sẽ làm tổn hại đến phúc đức của bản thân mình. Cho nên, người xưa vô cùng coi trọng lời nói. Mỗi lời nói ra, cần phải cẩn trọng...
Nếu không hiểu đạo lý này, đi đâu bạn cũng bị coi thường, khó khăn chồng chất Tâm và tín
Có câu: "“Việc tốt không bằng vận khí tốt, vận khí tốt không bằng gặp quý nhân tốt”, nếu bạn biết điều này, cuộc đời ắt sẽ gặp toàn quý nhân. Sống nhân ái, ở hiền gặp lành Trong cuộc sống, có những người “ở hiền”, cuộc đời sống hiền thiện mà không “gặp lành”, thậm chí, có những người trong cuộc đời luôn làm những việc tốt lại không gặp được quả báo tốt. Ta không nên buông lời nghi ngờ, hoang mang mà chúng ta cần hiểu rõ hơn về nhân-quả. Khi đã “ở hiền” mà chưa thấy “gặp lành” hoặc ngược lại, cần phải xem xét cả những yếu tố trong quá khứ, những chuyện trước đây. Từ xưa, ông cha ta cũng đã đúc kết thành những câu thành ngữ, những câu tục ngữ như một bài học để răn dạy và nhắc nhở con cháu sau này như “lá...
Ai rồi cũng đến lúc phải học cách buông… Tâm và tín
Mọi đau đớn đều đáng giá, ngọc không mài giũa cũng chỉ là đá vô giá trị mà thôi. Đến lúc chúng ta phải chấp nhận đau đớn để trưởng thành, không phải chỉ là chấp nhận một người nào đó không còn bên chúng ta nữa mà là phải chấp nhận rằng cuộc đời này không ai nợ ai bất cứ điều gì Đến một lúc nào đó, chúng ta sẽ đủ trưởng thành để hiểu ra là mặt trời của ngày hôm qua không thể hong khô chiếc áo của ngày hôm nay, có những nơi từng là sông là hồ nhưng giờ chỉ còn là hoang mạc cằn cỗi. Đến lúc chúng ta bắt buộc phải đủ trưởng thành sau khi tuyệt vọng đến cùng cực để học cách ngưng hi vọng. Chúng ta phải thôi hi vọng hạt mầm chết sẽ mọc lên cây, thôi hi vọng vào...
Im lặng là vàng, nhẫn nhịn là bạc, giúp người là đức, chịu thiệt là phúc Tâm và tín
Cuộc sống vốn dĩ không công bằng, nhưng đừng nghĩ chịu thiệt là thiệt, có đôi khi chịu thiệt sẽ là phúc! Có những người không thể cưỡng cầu thì cười nhẹ bỏ qua, có những con đường không thể không đi thì cần chi phải ngại. Khi không có mặt trời thì học cách hưởng thụ sự mát mẻ của gió mây, khi không có hương hoa thì học cách cảm thụ sự nồng hậu của mặt đất. Tham vọng nhiều thì mệt, biết đủ thì thỏa mãn. Cuộc sống gập ghềnh, nhưng chân thành mới là bến đỗ. Mắt khẽ cười mới có thể thấy được cảnh đẹp của trời đất, tâm đơn giản mới thấy đời mộc mạc. Đời người trăm ngàn sắc thái, nhưng thành thật, giản đơn lại là điều đẹp nhất. Cuộc sống như mặt gương luôn phản chiếu chính mình, sống thành thực thì nhìn thấy thiện lương,...