Tháng Bảy, mùa Vu lan lại về: Tâm tình người Xuất gia khi nghĩ về Cha Mẹ Tâm và tín
Con tin tình yêu và lòng hiếu hạnh sẽ là động lực thôi thúc con tu tập, hoàn thành sứ mệnh của người đệ tử Đức Phật, nguyện chèo lái con thuyền đưa khách qua sông mê, trở về bờ giác ngộ, thoát luân hồi bể khổ, lánh xa nghiệp chướng lắm ưu phiền trong cuộc đời. Tháng bảy! Những giọt mưa ngâu tí tách rơi bên mái hiên chùa trong mùa Vu lan thắng hội, mưa xoa dịu mặt đất nóng hổi sau những ngày nắng kéo dài của mùa hè oi bức, mưa thổi làn gió mát trong lành cho tiết trời trở nên dễ chịu hơn, mưa tưới tẩm những giọt nước trong veo cho cây cối xanh tươi, tràn trề sức sống, mưa nhẹ nhàng nhưng đủ để rót vào lòng con những cảm xúc bâng quơ…. Chiều xuống! Giữa chốn Thiền môn, lòng con bỗng nhớ...
Thiển đàm về chữ “Thần” trong văn hóa truyền thống phương Đông Tâm và tín
Người xưa thường nói: “Trên đầu ba thước có thần linh”. Trong rất nhiều tôn giáo cũng hay đề cập đến chữ “Thần” này. Vậy chữ này có nội hàm rộng lớn đến đâu, vì sao rất nhiều nền văn hóa đều kính ngưỡng Thần? Trên đầu 3 thước có thần linh, hết thảy việc lớn nhỏ trong đời của một người đều là được Thần an bài chi tiết. Nhìn lại quá trình phát triển của văn minh nhân loại, chúng ta có thể tìm thấy rất nhiều truyền thuyết về Thần ở phương Đông, như Thần Bàn Cổ khai thiên lập địa, Thần Nữ Oa vê đất nặn ra con người, Thần rồng Lạc Long Quân và tiên nữ Âu Cơ sinh ra bọc trăm trứng là thủy tổ của người Bách Việt. Trong tôn giáo cũng có những người giác ngộ đắc Đạo thành Tiên, La Hán tu xuất khỏi...
Ý nghĩa của ngày rằm tháng bảy và xá tội vong nhân Tâm và tín
Từ khi nào rằm tháng Bảy và lễ hội xá tội vong nhân đã đi vào tâm thức và văn hóa Việt nam? Chúng ta không biết chính xác niên đai và xuất xứ của lễ này cùng với câu chuyên của Mục Kiền Liên cứu mẹ trong Tự Tứ – ngày chư Tăng mãn Hạ theo truyền thống Đạo Phật phát triển. Để tìm hiểu thêm về ý nghĩa của lễ hội và truyền thống này, chúng ta hãy đi sâu hơn vào Kinh điển Phật giáo và những tác phẩm văn chương nổi tiếng liên hệđến niềm tin và văn hóa này. 1. Phong tục cúng quảy và hồi hướng phước cho thân nhân đã quá vãng Vào thời Đức Phật còn tại thế, một hôm vua Bình sa vương (Bimbisara) nằm mộng thấy những chúng sinhđói khổ rách rưới đeo bám vào tường thành kêu khóc thảm thiết. Vốn...
Đức Phật nói tất cả chúng ta đều có 4 người Vợ hoặc Chồng Tâm và tín
“Mỗi người đàn ông và đàn bà đều có bốn người vợ hoặc người chồng. Vậy những bà vợ này có ý nghĩa gì?' - Đức Phật Gautama Chúng ta có thể học được gì từ họ? Đức Phật Gautama nói rằng mỗi người đều có bốn người vợ (hoặc chồng) trong cuộc sống của họ. Để hiểu ý của Người, trước tiên bạn nên đọc truyện ngắn "Người đàn ông và bốn người vợ của anh ta": Theo hệ thống xã hội và hoàn cảnh của Ấn Độ cổ đại, một người đàn ông có thể có nhiều vợ. Có một người đàn ông người Ấn Độ bị ốm và sắp chết. Vào những phút cuối của cuộc đời, anh cảm thấy cô đơn và yêu cầu người vợ đầu tiên đi cùng anh đến thế giới khác: “Người vợ yêu dấu của tôi", ông nói, "Tôi yêu em ngày đêm,...
Nhìn các cảm xúc với con mắt vô thường Tâm và tín
Khi có người nào nói gì làm cho bạn giận dữ và bạn mong cho họ biến mất đi, xin hãy nhìn kỹ bằng con mắt vô thường. Nếu người kia đi mất thật sự thì bạn cảm thấy ra sao? Bạn sung sướng hay bạn sẽ khóc? Thực tập cái hiểu này rất quan trọng, và đây là bài kệ để thực tập: “Giận nhau trong bản môn Nhắm mắt nhìn mai sau Trong ba trăm năm nữa Người đâu và ta đâu?” Khi giận dữ, chúng ta thường làm gì? Chúng ta la hét, và ráng đổ lỗi cho người khác đã gây ra chuyện, nhưng khi nhìn cái giận đó với con mắt vô thường, ta có thể ngừng lại và thở. Giận nhau trong bản môn, ta nhắm mắt lại và nhìn cho sâu. Ta ráng nhìn vào tương lai, khoảng ba trăm năm sau. Bạn sẽ ra sao? Tôi sẽ...
Đạo Đức Kinh của Lão Tử - chìa khóa mở ra sự giác ngộ Tâm và tín
Bài viết của nhà nghiên cứu Daniel P. Reid - Những trực giác bén nhạy chứa trong những câu thơ súc tích của cuốn kinh huyền hoặc này tạo thành một nguồn minh triết sống động, mang lại niềm an ủi, sự khuyên giải và giác ngộ cho hàng triệu người trên khắp thế giới. “Hỗn độn mà thành Trước trời đất sinh Lặng lẽ trống rỗng Một mình không đổi Đi mà không mỏi Làm mẹ thiên hạ Không biết tên gọi Nên gọi là đạo.” Những lời lẽ khó hiểu trên đây trích ra từ bài thơ dài 5000 chữ nói về Đạo, thường gọi là Đạo Đức Kinh, được viết ra cách đây gần 2.500 năm và theo truyền thuyết, tác giả của nó là Lão Tử (ông thầy già). Những trực giác bén nhạy chứa trong những câu thơ súc tích của cuốn kinh...
THÂN và TÂM điều gì quan trọng hơn Tâm và tín
Thực chất tâm và thân cái nào hơn kém Thân và tâm, tức thể xác và tinh thần, đó là hai yếu tố quan trọng luôn liên hệ chặt chẽ, mật thiết với nhau trong một cơ thể con người. Trước giờ chúng ta cho thân người là thật, tâm suy tư nghĩ tưởng cũng là thật. Do mê lầm, chấp chặt như vậy nên chúng ta cứ lo tìm cách gom góp tài sản, của cải cho mình và con cháu mai sau. Đầu tiên ta chấp cảnh, sau mình chấp thân và tâm là thường, là ngã. Phật dạy thân người do bốn chất đất-nước-gió-lửa giả hợp mà có, song bốn chất này thường xung khắc nhau. Thân chúng ta những chất cứng như da, thịt, gân, xương, tóc, răng thuộc về đất. Những chất lỏng như máu, mủ, mồ hôi, nước mắt thuộc về nước. Phật dạy tâm người là...
Cô gái xinh Bình Dương bình luận về cái chết trước khi bị xe buýt cán tử vong Tâm và tín
Thấy tài xế ô tô mở cửa bất ngờ, chị Nguyễn Bảo Ngọc giật mình, loạng choạng tay lái rồi ngã xuống đường. Tai nạn kinh hoàng xảy khi chiếc xe buýt chạy tới cán qua người khiến cô gái tử vong tại chỗ. Trước đó, chị Nguyễn Bảo Ngọc bình luận chuyện 'chết bờ chết bụi' trên Facebook. Tai nạn xảy ra chiều 31.7 tại khu vực đường Phan Đình Phùng, phường Lái Thiêu, TX.Thuận An, tỉnh Bình Dương. Khoảng 13 giờ 30 cùng ngày, Nguyễn Bảo Ngọc (26 tuổi, ngụ tỉnh Bình Dương) điều khiển xe máy lưu thông trên đường Phan Đình Phùng hướng về cầu Bình Nhâm. Khi vừa đến khu vực chợ Lái Thiêu, phường Lái Thiêu, tài xế ô tô bất ngờ mở cửa khiến chị Ngọc xử lý không kịp, loạng choạng tay lái ngã ra đường và bị xe buýt biển 51B-158 chạy tới...
Chỉ có người tu dưỡng mới trở thành người cao quý Tâm và tín
Tu dưỡng, đối với bất kỳ ai mà giảng, chính là bậc thang khiến người ta trở nên cao quý, nó đòi hỏi cần trải qua thời gian rèn luyện lâu dài, không thể căn cứ vào địa vị, tiền bạc hay dung mạo mà đánh giá được. Tâm không động mới có thể giữ vững được khí tiết. Tâm không động mới có thể bảo trì được chân ngã. Trong xã hội hiện đại cạnh tranh với nhịp sống nhanh chóng, tràn đầy ham muốn hưởng thụ vật chất, con người phải làm thế nào để có thể giữ vững được bản tâm, tu thân thủ đức, làm một người có tu dưỡng, có phẩm chất, làm sao để tâm linh được an bình, bình tĩnh suy xét lại bản thân và tự kiềm chế tu thân? Đó là điều mà mỗi người cần lĩnh ngộ được. Hãy tu dưỡng đạo...
Nên thắp mấy nén hương trên bàn thờ và thắp như thế nào cho đúng? Tâm và tín
Việc thắp hương trên bàn thờ là một tập quán từ lâu đời của người Việt Nam. Bát hương được coi là nơi giáng của các các hương linh, thần, thánh, tổ tiên và cũng là nơi thể hiện sự thành kính của gia chủ đối với cõi âm. Bởi vậy, nên vào những ngày rằm, mồng một hằng tháng, các dịp giỗ, Tết, hầu hết các gia đình Việt Nam đều thắp hương (nhang) lên bàn thờ cúng Phật, gia tiên, thần tài hoặc đến đền, chùa…cầu mong gia đạo yên vui, mạnh khỏe, may mắn. Thắp hương trên bàn thờ là một tập quán từ lâu đời của người Việt Nam. Khi thắp hương, khói hương bay lên giống như làn sóng truyền vào không gian. Lời khấn cầu của người thắp hương hòa vào làn khói hương truyền đến người nghe lời cầu. Trời Phật sẽ cảm nhận được...
10 giây trước khi chết con người có những cảm giác gì Tâm và tín
Vì không ai biết khi chết sẽ thế nào mà chỉ nghĩ về cái chết là khóc lóc tang thương nên cái chết vẫn là nỗi sợ của loài người. Mỗi người đều chết 1 lần nhưng chỉ một số rất ít chết rồi sống lại cho nên mọi người không thể trải nghiệm cảm giác khi chết thế nào. Bởi thế đối với cái chết loài người vẫn vô cùng sợ hãi và bất an. Nhưng với sự tò mò, các chuyên gia vẫn không ngừng nghiên cứu xem khi chết con người có những cảm giác gì? Nhà tâm lý học nổi danh người Mỹ, Tiến sĩ Raymond Moody đã tiến hành nghiên cứu 150 người trải qua kinh nghiệm cận tử và rút ra một số kết luận về những cảm giác của họ. Mặc dù tình cảnh của những người đó cũng như tính cách của họ rất...
Cảm giác bị đẩy ngã từ trên cao xuống khi ngủ và lời giải khiến bạn "giật mình" Tâm và tín
Hẳn bạn đã từng trải qua cảm giác đang ngủ xong bị giật mình tỉnh dậy vì giấc mơ ngã từ trên cao xuống. Vì sao thế nhỉ? Bị bóng đè, nói mớ, mộng du, ngáy... có lẽ là những hiện tượng phổ biến trong giấc ngủ mà bạn đã từng được trải nghiệm hoặc nghe thấy. Nhưng đã bao giờ bạn thấy mình bị té ngã hay như bị ném từ trên cao xuống trong giấc mơ chưa? Nếu đã từng trải qua, hẳn bạn sẽ nhớ cảm giác đó nó thật đến mức nào, đủ khiến bạn giật mình tỉnh giấc ngay lập tức. Tại sao lại có hiện tượng này? Theo các nhà khoa học, hiện tượng mơ thấy mình bị té ngã, rồi rơi xuống này được biết đến với tên khác là "chứng co giật khi mơ". Hiện tượng trên xuất hiện ở hầu hết mọi người, kể cả những...
10 điều đáng buông bỏ nhất Tâm và tín
Hạnh phúc của đời người được xây dựng trên nền tảng bình an và tự tại. Hạnh phúc là ước mơ mà cả đời con người hướng đến.Thế nhưng, càng lăn lộn, càng tranh đấu để có được hạnh phúc, thì hạnh phúc càng xa tầm tay con người. Có rất nhiều người giàu sang, đạt được những gì mình mong muốn nhưng vẫn không cảm nhận được hạnh phúc. Bởi họ luôn gặp phải căng thẳng, đấu tranh để giữ vững những gì mà mình đang có. Sân si càng nhiều thì lòng người càng không tịnh.Vì thế, có những thứ nhất định phải buông thì cuộc đời mới an nhàn, phú quý. Buông bỏ oán giận Oán giận sẽ làm giảm nhân cách, làm giảm nhiệt huyết và tiêu diệt ý chí của con người. Đời người sẽ không phải lúc nào cũng thuận buồm xuôi gió, có bầu trời...
Người đời vui buồn trong được mất Tâm và tín
Được làm cho ta vui vẻ, Mất làm cho ta phiền muộn, khổ đau. Trong cuộc sống với muôn vàn sai khác, chúng ta ai cũng ước mơ, mong muốn mình có được việc làm ổn định, sự nghiệp vinh hiển, công thành danh toại, có gia đình và sống hạnh phúc lâu dài nên khi được thì ta thích thú, vui mừng, đến khi mất thì ta bất an, lo lắng, buồn rầu, đau khổ. Ta cho “được” là may mắn, là hên, là hạnh phúc nên ta vui vẻ, mừng rỡ. Ta cho “mất” là thất bại, xui rủi nên cảm thấy phiền muộn, khổ đau. Được làm cho ta vui vẻ, Mất làm cho ta phiền muộn, khổ đau. Đây là hai ngọn gió đầu trong tám gió, hai gió này lúc nào cũng rình rập mỗi người chúng...
Bàn về hai từ Chấp ngã Tâm và tín
Có câu chuyện về một người đàn ông quen biết thường làm tôi suy nghĩ. Hồi đó, anh ta khoảng bốn mươi. Bốn mươi là cái tuổi tương đối chững chạc. Anh ta là một người bình thường, làm việc cần mẫn, trưởng phòng của một công ty xuất nhập khẩu, một người chồng đàng hoàng và là một người cha tốt của hai đứa con ngoan đang tuổi trung học. Trừ những lúc hội họp, đi đâu anh cũng thường có vợ bên cạnh; nhưng có một hôm anh lại phải đi dự đám cưới của một người thân một mình vì vợ bị ốm. Hôm đó anh ngồi cùng bàn với một người phụ nữ còn trẻ, khá xinh đẹp duyên dáng. Câu chuyện qua lại cũng chỉ trong vòng xã giao, chẳng có gì thân mật,vì cả hai chỉ mới biết nhau. Có điều là sau một lúc...