Điều kiêng kỵ tâm linh và những việc nên làm rằm tháng Giêng nhất định phải biết Tâm và tín
Ngày rằm tháng Giêng nhất định không được sát sinh, kỵ kết hôn, nhập trạch thậm chí là làm lễ an táng. Nếu không tin và làm theo, bạn sẽ gặp phải những tai ương đáng sợ vô cùng…
Rằm tháng Giêng là ngày rằm đầu tiên của năm âm lịch, nó có vai trò vô cùng quan trọng trong những ngày lễ đầu năm của người Việt
Đây cũng là ngày trăng tròn đầu tiên trong năm, nên vào ngày này, mọi người thường có thói quen lên chùa cúng dâng sao giải hạn, cùng cầu mong, khẩn ước những điều tốt lành nhất cho gia đình.
Rằm tháng Giêng hợp làm việc gì?
Rằm tháng Giêng năm 2017 rơi vào ngày 11/1 Dương lịch, thứ sáu. Ngày đẹp này thật ra rất thích hợp để làm những việc như: Cầu phúc, cầu tự, nhận con nuôi hay đính hôn hoặc làm lễ cúng tế hoặc những nghi thức đơn giản như tắm gội, đi thăm hỏi người thân bạn bè cùng các hành động cát tường gồm có nhập học, chữa bệnh hay các việc trọng đại với gia đình như đào giếng, cùng xây đắp ao hồ hay mua gia súc.
Ngày này, rất kỵ kết hôn, làm lễ nhập trạch, tổ chức tang lễ và an táng người đã khuất. Tuy nhiên, nếu nhất định và bắt buộc phải làm, ta nên xem kĩ để có thể chọn giờ hoàng đạo phù hợp.
10 kiêng kỵ tâm linh ngày Rằm tháng Giêng nhất định phải biết
Hàng năm hễ cứ đến ngày 15 tháng Giêng âm lịch, dân gian lưu truyền 10 điều kiêng kỵ tâm linh nhắc nhở mọi người làm theo để có một năm 365 ngày luôn thuận lợi, giữ vững vận khí, tài vận, sức khỏe cho bản thân và gia đình.
1. Trẻ con khóc dù là ít hay nhiều đều làm cho vận may của gia đình giảm sút, dễ xảy ra những việc không như mong muốn. Chính vì thế, vào ngày này, các bậc phụ huynh nên tránh để con cái quấy nhiễu, khóc lóc.
2. Tránh đánh vỡ hay làm hỏng bất cứ đồ đạc nào trong nhà, bởi đổ vỡ, gãy hỏng là điềm dữ báo hiệu một năm dài luôn trong tình trạng tài phúc hao tổn.
3. Kiêng đi lại tới những nơi có âm khí nặng, trường khí xấu như nghĩa trang, bãi tha ma, mồ mả hoặc qua lại những nơi hoang vu, hẻo lánh hay đến gần bệnh viện, nơi có nhiều âm khí và quy tụ các cá nhân có sức khỏe yếu kém.
4. Luôn mang rất ít tiền bạc cùng những đồ vật có giá trị cao, quý hiếm theo người. Vì nếu để xảy ra mất mát tài sản vào đúng ngày Rằm tháng Giêng thì cả 365 ngày tới, tài vận của khổ chủ sẽ sa sút và kém dần đi.
5. Rằm tháng Giêng là ngày cấm kỵ không được đi vay và cho vay. Cho người khác mượn tiền đồng nghĩa với việc bạn đang cho đi tài khí và vận may của chính mình.
6. Không được để thùng gạo, hũ gạo trong nhà bị lộ đáy, tức là cạn kiệt lương thực để ăn. Việc để thùng gạo trống rỗng chính là hành động đáng sợ báo hiệu một năm đói kém.
7. Chú ý tránh để quần áo bị rách, vì theo phong tục truyền thống và quan niệm tâm linh xưa thì nếu chẳng may để rách quần áo vào ngày này, cả năm tới bạn sẽ luôn bị vận rủi đeo bám.
8. Tuyệt đối tránh sát sinh ngày rằm, nhất là rằm tháng Giêng, nếu không tài vận nhanh chóng suy giảm, dễ gặp tai nạn, bệnh tật.
9. Tránh mặc các đồ có màu trắng hoặc đen hoặc kết hợp hai màu vì chúng có liên quan mật thiết đến người đã khuất. Người nào sơ ý mặc đồ đen trắng vào ngày này thì làm việc gì cũng khó mà thành.
10. Họa tòng khẩu xuất – họa từ miệng mà ra, hơn nữa, lời đã nói ra thì không thu lại được. Ngày Rằm, tránh và kiêng nói lời xấu xa, đáng sợ, chỉ được nói “sạch“ bạn nhé.
Nguồn gốc ngày Rằm tháng Giêng
Rằm tháng Giêng hay còn gọi là ngày Tết Nguyên tiêu, chính là là đêm rằm (ngày 15 âm) đầu tiên trong năm mới tính theo lịch của người phương Đông. Đây là một trong những ngày lễ cực kỳ quan trọng với đời sống tâm linh của người Việt.
Truyền thuyết kể rằng: Ngày xửa ngày xưa, có một con thiên nga bay từ trên thiên đình xuống hạ giới thì chẳng may bị một người thợ săn vô tình bắn chết. Để trả thù cho thiên nga vô tội, Ngọc Hoàng đã nhanh chóng sai một đội quân thiên đình cứ đúng ngày 15 tháng 1 xuống hạ giới hỏa thiêu toàn bộ chúng sinh, bao gồm con người và động vật.
Rất may cho loài người, khi ấy, có một số vị thần, quan lại trên thiên đình nhất quyết không đồng ý với quyết định nặng tay này của Ngọc Hoàng. Các vị thần ấy không quản ngại, liều mình xuống hạ giới, hiến kế cho chúng sinh cách treo đèn lồng và cả bắn pháo hoa khắp nơi vào ngày này.
Chính nhờ cách làm ấy mà người nhà trời nhìn xuống, tưởng rằng, nhà cửa dưới hạ giới đã bị phóng hỏa hoàn toàn và… tha cho họ. Nhờ cách làm thông minh ấy mà con người sống sót qua khỏi thảm họa diệt vong.
Chính vì vậy, năm này qua năm khác, hễ cứ đến ngày rằm tháng Giêng là người dân lại nô nức đi lễ chùa và tấp nập làm lễ cúng Phật, lễ cúng gia tiên tại nhà để cảm tạ công ơn ấy và cầu mong những điều may mắn tốt lành sẽ đến với bản thân và gia đình.
Các gia đình thường sẽ sắm hai lễ, một là lễ cúng Phật và cúng thần linh, hai là lễ cúng gia tiên, làm vào giờ Ngọ đúng ngày rằm.
Trong ngày lễ này, mỗi gia đình sẽ tùy theo điều kiện kinh tế và căn cứ theo phong tục tập quán từng địa phương mà mâm cỗ cúng ở từng khu vực, vùng miền có thể khác nhau.
Tựu chung lại, là mâm cỗ ấy đều để thể hiện một tấm lòng thành kính, sự biết ơn vô hạn của con cháu đối với thần Phật, thần thánh và ông bà, tổ tiên. Chính vì thế, dù là nấu cỗ chay hay nấu cỗ mặn cũng đều là mâm cỗ ước mong năm mới với nhiều may mắn, hạnh phúc sum vầy.
Tổng hợp