Tin hot

Phật tính và sự giải thoát con người khỏi khổ não Tâm và tín

  Chúng ta đã thấy tính cách hệ phược và tình trạng khổ đau cứ tái diễn liên tục trong dòng sinh hóa này. Chúng ta cũng xác định được nguyên nhân của tình trạng đó là do tham ái, si mê chi phối và thúc đẩy mọi hành vi của chúng ta. Vậy vấn đề đặt ra ở đây là: Con người với hệ lụy si mê và tham ái có đạt được chứng ngộ và giải thoát không? Có con đường nào dẫn ra khỏi vòng hệ lụy đó không? Nếu có, thì đó là gì?

  Giải trừ tình trạng khổ đau cứ tái diễn bất tận trong vòng luân hồi là điều có thể. Chúng ta có khả năng giải thoát và đạt hạnh phúc tối hậu là vì mỗi chúng ta đều có Phật tính. Con đường dẫn ra khỏi vòng hệ lụy khổ đau sanh tử là trở về thể nhập với bản thể Phật tính trong mỗi chúng ta.
  Bạn có bao giờ đứng trên một ngọn núi cao và ngắm nhìn không gian bao la rỗng lặng và thanh tĩnh chưa? Một cảm giác thật yên bình và an tịnh. Nhưng khi đứng giữa lòng thành phố, tầm nhìn của chúng ta bị giới hạn bởi những tòa nhà chọc trời bao quanh, bị những đám mây và ô nhiễm khói bụi che khuất, chúng ta không thể thấy được bầu trời bao la. Nhưng dù đứng ở đâu, bầu trời vẫn trong xanh và rỗng lặng. Bản chất tâm chúng ta cũng vậy, tuyệt đối vô nhiễm và thuần tịnh. Cái che khuất không cho chúng ta thấy bản chất tâm đích thực là những đám mây si ái, tham dục và sân hận.
  Bầu trời và mây là hai thực thể biệt lập. Chúng không phải là một tổ hợp bất khả phân. Mây chỉ che khuất nhất thời, một khi chúng tan ra thì bầu trời hiển lộ với đầy tính năng quang minh và rỗng lặng của nó. Cũng vậy tham ái, si mê, sân hận và những nghiệp cảm ô trược do chúng tạo ra không phải là bản chất thật của tâm chúng ta. Chúng có thể được đoạn trừ và chuyển hóa thành những chất liệu tích cực của tâm.
  Hiểu thế nào là tham ái, si mê, sân hận và những nghiệp cảm ô trược do chúng tạo ra không phải bản chất thật của tâm chúng ta? Chẳng hạn nếu sân hận là bản chất chân thật của tâm thì chúng ta mãi mãi là sân hận. Nhưng không phải vậy, sân đến rồi đi, sinh rồi diệt. Vì vậy nó được gọi là “khách trần phiền não”. Chúng ta hoàn toàn có thể đoạn trừ vĩnh viễn sân hận, vì nó là thái độ lệch lạc của tâm dựa trên nhận thức sai lầm. Sân được tạo ra khi chúng ta phóng chiếu hình ảnh tiêu cực trong tâm chúng ta lên con người và sự vật. Vì vậy, chúng ta giận là giận cái hình ảnh ta gán cho chúng, chứ không phải bản chất của chúng. Khổ đau chính là chúng ta không nhận ra được điều này. Nhưng nhờ phát triển tuệ giác, chúng ta nhận ra được và khẳng định rằng kẻ thù của chúng ta chính là những tri giác sai lầm của chúng ta. Vì vậy, nếu tuệ giác được phát triển liên tục thì sân hận phiền não hoàn toàn bị đoạn trừ.
  Chúng ta có khả năng giải thoát và thành Phật, vì mỗi chúng ta đều có Phật tính thể hiện qua hai phương diện. Một là tâm thể tuyệt đối, nền tảng cho mọi tâm lý hoạt dụng, như nước là nền tảng cho sóng hoạt động. Đây là mặt tiêu cực của Phật tính, vắng bặt mọi tư duy khái niệm. Hai là tâm lý thường nghiệm, gồm những tính chất của tâm. Đây là mặt tích cực của Phật tính.
  Tâm thể tuyệt đối gọi là Phật tính tự nhiên, như hư không trong suốt và rỗng lặng, nghĩa là bản tính tâm rỗng không mọi tư niệm huyễn hoặc, mọi nhận thức điên đảo về thường, về đoạn, về tự ngã của các pháp.
Phật tính tự nhiên không bị pha tạp hay ô nhiễm bởi phiền não. Nó vô thủy vô chung. Không gì có thể hủy diệt nó. Không ai có thể tách nó khỏi chúng ta. Phật tính tự nhiên này là gia bảo của chúng ta. Hiểu được điều này chúng ta tự tin vào khả năng thành Phật của mình.
  Hiện tại Phật tính tự nhiên bị phiền não che khuất. Khi chúng ta loại bỏ chúng ngang qua con đường thực hành tâm linh, Phật tính sẽ hiển lộ.
Một dạng khác là Phật tính đang thành, gồm những tính chất của tâm như tỉnh giác, sáng suốt và những trạng thái tâm tích cực như từ bi, vô tham, vô sân.
  Tâm vô hình, không phải do vật chất tạo thành. Nó có tính chất sáng suốt là vì nó có thể tự soi sáng và soi sáng các đối tượng khác. Nó có tính chất tỉnh giác là vì nó có khả năng nhận biết hay nhận diện được đối tượng.
  Cả sân nhuế và từ bi đều là các trạng thái của tâm. Do vậy chúng đều có tính chất sáng suốt và tỉnh giác. Tính chất tỉnh giác và sáng suốt này là một trong những Phật tính đang thành. Tuy nhiên, bản thân sân nhuế không phải là một phần của Phật tính, vì nó dựa trên những tri kiến sai lầm có thể bị đoạn trừ.
  Mặt khác, từ bi không dựa trên những tri kiến sai lầm ấy và vì vậy có thể phát triển đến vô cùng. Các tâm lý khác xuất phát từ chánh kiến như tín, tấn, hỷ, ly tham, kiên nhẫn v.v… cũng không có giới hạn cho sự phát triển của chúng. Những tâm lý thiện này, ngay bây giờ và ở đây, chúng hiện hữu trong ta và sẽ tiếp tục phát triển cho đến khi chúng ta tu tập hoàn mãn, chúng chuyển thành tâm Phật. Vì lý do này chúng được gọi là Phật tính đang thành. Ngài Pháp Xứng (Dharmakirti), bậc Thánh và nhà luận lý học Ấn Độ nổi tiếng, đã nói:
              Bản chất tâm là thanh tịnh trong sáng
              Sự che khuất chỉ là tạm thời.

  Ngài Pháp Xứng khẳng định lại khả năng thành Phật của chúng ta bằng xác quyết rằng bản chất tâm là thanh tịnh trong sáng. Điều này có hai nghĩa, tương ứng với hai dạng Phật tính.

  Thứ nhất, tâm thanh tịnh trong sáng là tâm vắng bặt mọi tư duy hư vọng. Khi tuệ giác chúng ta trực nhận bản tâm thanh tịnh trong sáng và tính không của mọi tồn tại thì chúng ta có khả năng cắt đứt tận gốc rễ mọi phiền não.
  Thứ hai, tâm chúng ta thanh tịnh trong sáng là vì bản chất của nó là luôn tỉnh thức và sáng suốt. Phiền não và nghiệp cảm ô trược không thể pha tạp với tính chất tỉnh thức và sáng suốt đó. Hay nói cách khác, bản chất chúng ta không phải là những tính chất xấu xa, bất thiện. Mọi tính chất xấu ác ngăn che đều có thể bị đoạn trừ.
  Học thuyết Phật tính rất thâm sâu, vi diệu. Chúng ta bước đầu học đạo không dễ lĩnh hội hết được. Nhưng chúng ta có thể cảm nhận được tiềm năng tối hảo và vẻ đẹp thánh thiện nội tâm của mình. Tiềm năng và vẻ đẹp ấy sẽ dần khai mở và hiển lộ một khi chúng ta đi trên con đường thực hành tâm linh. Luận Kim Cang nói:
   Mọi chúng sanh đều có Phật tính
   Nhưng hiện thời bị quấn chặt bởi nhiễm ô
   Khi nhiễm ô bị đoạn trừ, chúng là Phật.

  Câu đầu nói mọi chúng sanh đều có Phật tính nhưng không có nghĩa chúng ta đã là Phật. Khi chúng ta tháo gỡ mọi sợi dây ái nhiễm thì bản tâm hiện tại của chúng ta chuyển thành tâm Phật.
  Như vậy, đạo Phật có cái nhìn hết sức tích cực và lạc quan về cuộc đời và con người. Mỗi chúng ta đều có những hạt giống tối thắng, Phật tính tự nhiên và Phật tính đang thành. Những hạt giống này không bao giờ bị đánh cắp hay hủy diệt. Không có lý do gì để chúng ta thất vọng và bất lực. Phật tính luôn hiện hữu trong chúng ta và đó là nền tảng cho sự tự tin và những khát vọng tích cực vươn lên.
  Hiện tại Phật tính bị ủ kín trong chúng ta, bị vây bọc bởi những đám mây phiền não và nghiệp cảm ô trược. Đôi khi Phật tính được ví như ổ mật bị vây kín bởi những con ong hung dữ, như thoi vàng bị bao bọc bởi bùn lầy rác rưởi. Những con ong và bùn lầy ấy, giống như phiền não và nghiệp cảm nhiễm ô, chỉ là sự ngăn che tạm thời.
  Chúng ta đoạn trừ phiền não và nghiệp cảm ô trược như thế nào? Theo lời Phật dạy, chúng ta tu tập từ bi và trí tuệ. Trí tuệ thấy được tánh không của mọi hiện hữu thì thấy được Phật tính, cái rỗng không hay vắng bặt mọi tính chất huyễn mộng. Từ bi là tâm ước muốn thiết tha mọi người thoát khỏi niềm đau, nỗi khổ. Quyết định thoát khỏi vòng hệ lụy khổ đau là bước đầu vào đạo. Đến giai đoạn phát triển từ bi và trí tuệ thì Phật tính chúng ta sẽ đơm hoa. Thông qua học tập lời Phật dạy, chúng ta có thể áp dụng các phương pháp tịnh hóa và phát triển thân tâm.
Theo Giác Ngộ

Tin tức liên quan

Những điều nên buông bỏ nhất
Học để biết đủ
Thầy phong thủy lên tiếng về nhà sát chủ, đọc mà thấy sờ sợ mọi người ạ
Những ngày tốt để lau dọn bàn thờ, phúc phần nhân đôi, tổ tiên
Nhiều người Việt đang hiểu sai về cúng Táo Quân
Kỳ lạ chuyện con người nhớ được tiền kiếp của mình
Ở đời, tâm thoải mái thì đời mới thanh thản, sống an nhiên là khởi điểm của hạnh phúc
Những ẩn số về sự tồn tại của linh hồn
Lý giải nguyên nhân không nên ăn đồ cúng cô hồn tháng 7
Tại sao nạn nhân đuối nước ộc máu tươi khi người nhà đến gần?
Vì sao con người sinh ra, có người giàu sang phú quý, có người cả đời nghèo mạt
Đốt tiền giấy – Chúng ta đã
Thuận theo tự nhiên là một loại phúc
Nước càng sâu thì chảy càng chậm, người càng trí huệ thì tâm càng tĩnh.
Học cách bình thản với đời, chuyện duyên phận hãy cứ để trời cao
Con người cả đời tranh giành nhau rốt cuộc là vì điều gì?
Cả đời bái Phật nhưng không biết điều này thì vẫn không bao giờ nhận được phúc báo
Phụ nữ nên biết những điều này để thay đổi cuộc đời
Điều công bằng nhất trên thế gian này chính là nhân quả
Những câu nói đáng suy ngẫm của Đức Đạt Lai Lạt Ma
Phật dạy đạo lý
Muốn an yên thì cuộc đời tuyệt đối không được nợ 3 thứ này
Những hiểu lầm về nghiệp chướng trong tư tưởng đạo Phật
Thiền và bí mật của sự giải thoát phía sau tiếng thở dài
Ứng dụng đạo Phật vào việc xử lý tranh luận
Điều kiêng kỵ tâm linh và những việc nên làm rằm tháng Giêng nhất định phải biết
Bạn còn nhớ ý nghĩa tâm linh của Tết Nguyên Đán?
8 điều nhất định phải làm trước đêm giao thừa để đón năm mới phát tài
Hạnh phúc ở quanh đây
Buông bỏ là chìa khóa của bình yên và hạnh phúc
Đời người làm điều gì là quan trọng nhất? Đừng bỏ qua bài viết này kẻo ân hận về sau! 
Sống có ích vì biết vô thường
Phật dạy 10 điều tĩnh tâm, thanh thản, phụ nữ hãy ghi nhớ để không phải khổ! 
Nghiệp có phải là sự trừng phạt?
Đạo đức đối xử bình đẳng nét đẹp làm người
Thấy pho tượng Phật bên đường, 5 người đi qua làm 5 việc khác nhau và hồi kết khiến bao người thức tỉnh
Duyên phận là việc của trời cao, con người đừng cưỡng cầu mà mất phúc!
Lòng người càng rộng lớn, hạnh phúc càng bao la, phúc báo càng bất tận 
Phong thủy lớn nhất mà một người nên theo đuổi trong cuộc đời là gì? 
Phân biệt ngày lễ Vu Lan báo hiếu &
Tháng 7 âm lịch - tháng của tình yêu nhân gian
Tướng số, phong thủy đều không tốt nhưng vì sao vẫn giàu có, hưởng phúc?
Vì sao người lương thiện hay gặp nỗi buồn và trắc trở?
Ai tự nguyện nhận visa đi địa ngục?
Mỗi người xuất hiện trong cuộc đời bạn đều có nguyên do 
Đức Phật nói gia đình muốn hưng thịnh thì nên làm 1 việc này, ai cũng cần lưu ý.
Phật dạy về đối nhân xử thế: Người khôn nói ít nghe nhiều
hotline
0917123113
chat Facebook
zalo