Tin hot

Nước càng sâu thì chảy càng chậm, người càng trí huệ thì tâm càng tĩnh. Tâm và tín

  “Nước càng sâu thì chảy càng chậm” là có ý nói rằng, nước sâu đều chảy phi thường thong thả. Trên mặt nước cho dù gió thổi làm sóng trào dâng cuồn cuộn nhưng những dòng nước ở bên dưới sâu vẫn luôn duy trì tốc độ chảy chậm rãi, thong dong.

  “Động” và “tĩnh”, “nhanh” và “chậm” là thuộc về lý tương sinh tương khắc. “Động, tĩnh, nhanh, chậm”, trời đất vì có chúng mà trở nên cân bằng. “Động” sẽ khiến tiêu vong xảy ra nhanh hơn, “tĩnh” mới có thể lâu dài, cho nên người xưa mới giảng rằng “tĩnh lặng mới có thể đi xa”.

  Một người tu luyện chân chính, một người trí huệ cao, người có hàm dưỡng đạo đưc thì trong thái độ xử thế luôn chứa đựng sự từ bi. Họ có thể nhường nhịn, có thể chịu thiệt. Một khi gặp chuyện, họ có thể trầm tĩnh, tâm lượng mở ra rộng lớn hơn và dung nạp được nhiều hơn.

  Lão Tử nói: “Bất cảm vi thiên hạ tiên” (Tạm dịch: Không dám đứng trước thiên hạ). Cái gì gọi là “không dám”? Đó chính là chỉ cái tâm “danh, lợi, tình” là không dám đứng đầu thiên hạ, không dám để cái tình của thế tục lôi kéo, không dám lưu giữ một ý một niệm bất hảo nào trong tâm…Bởi vì, người có đạo đức cao thường cho rằng, cái tâm của một người vừa máy động thì sẽ là tạo nghiệp, sẽ bị rơi rớt xuống tầng thứ thấp hơn và tu luyện sẽ không thành, không thể quay về thế giới của Phật, thế giới của Thần Tiên.

Nhưng người phàm trần lại dám làm hết thảy. Họ truy danh, truy lợi, tranh mạnh háo thắng, dám đánh dám mắng, thậm chí không việc ác nào không dám làm. Người như vậy, kỳ thực sống rất mệt, rất khổ, lo được lo mất, vì một chút lợi nhỏ mà ăn không ngon, ngủ không yên, khiến thân thể bị bệnh tật, trong tâm lo lắng, bất an. Chúng ta thử ngẫm xem, người như thế có thể không bị giảm phúc, giảm thọ sao?

Nói đến tu luyện thì người ta thường giảng đến tâm tính và “đức” của con người. “Đức” kỳ thực là một loại năng lượng có tồn tại thực sự của con người, chấp trước vào dục vọng càng nhiều thì năng lượng bị tổn hao càng lớn. Cho nên, cổ nhân luôn giảng: “Mệnh tùy tâm chuyể, tướng từ tâm sinh” hay “Tâm quyết định tính nên được gọi là tâm tính. Tính quyết định mệnh nên được gọi là tính mệnh. Mệnh quyết định vận nên gọi là vận mệnh. Vận quyết định khí nên gọi là vận khí.” Bệnh của một người là từ tâm người ấy mà sinh ra, mệnh cũng là từ tâm sinh ra. Tất cả các chính giáo trong lịch sử từ xưa đến nay, bao gồm cả Đạo giáo, Phật giáo, Cơ đốc giáo, Thiên Chúa giáo…đều là vì giảng con người phải tu thiện, làm người tố t mà được lưu truyền trong mấy ngàn năm nay.

Không chỉ mệnh từ tâm sinh mà bệnh tật của một người cũng là từ tâm sinh ra. Tất cả bệnh tật của con người đều là được sinh ra bởi vì trong tâm có khuyết điểm, sai lầm, tạo nghiệp, nếu không thì con người không có khả năng phát sinh bệnh tật. Nhưng người mà nhận thức được điều này thì vô cùng ít ỏi.

Con người trong xã hội hiện đại, tâm là vô cùng mạnh mẽ, ham muốn hưởng lạc cũng phi thường mãnh liệt. Đối với công danh lợi lộc thì họ rất coi trọng, cho rằng lợi ích đạt được càng nhiều, quyền lợi càng lớn thì là càng giỏi, càng tốt. Vì thế, họ không từ một thủ đoạn nào đi làm thương tổn người khác, ức hiếp người khác, chiếm đoạt lợi ích người khác, cho rằng mình chính là người mạnh mẽ, là anh hùng. Kỳ thực, họ đều là đang tiêu hao “Đức” của bản thân mình.

“Đức” tiêu hao nhanh bao nhiêu thì phúc lộc thọ của con người cũng giảm nhanh bấy nhiêu. Đến lúc “Đức” hết sạch rồi thì sinh mệnh cũng đi đến chỗ diệt vong. Cho nên, cổ nhân thường giảng đạo lý: “Phải tích đức, tích đức, vì bản thân, vì con cháu, tích nhiều đức thì có nhiều phúc báo.”

“Nhân quý tắc ngữ trì” ý nói rằng, người sang quý thì lời nói thường chậm rãi, hơn nữa còn không dễ dàng tỏ thái độ, không dễ dàng kết luận, thận trọng từ lời nói đến việc làm.

Những người tu luyện chuyên nghiệp thời cổ đại đều coi trọng tu khẩu, họ thường ngậm miệng không nói gì vì sợ nói ra sẽ tạo nghiệp và phải hoàn trả. Bậc Thánh nhân, quân vương xưa cũng là ít nói, “miệng vàng lời ngọc”. Lời Hoàng Thượng nói ra là Thánh chỉ, lời nói vô tình có thể khiến đầu của người dân thường rơi xuống, vận mệnh của một người bị đảo lộn. Cho nên, bình thường, Hoàng Thượng đều tự xưng mình là “Quả nhân”, “Cô gia” (có ý nhún mình, tự nhận mình là có ít đức tốt). Ngay cả những người có trí tuệ trong dân gian, người có tu dưỡng, nói chuyện cũng rất chú ý, sợ nói lời ác làm đả thương người khác, thất đức, tổn đức, khó có tiếng nói trong dân chúng.

Khi chúng ta hiểu được đạo lý: “Tâm tính là nguồn gốc của mọi dưỡng sinh”, “tâm có thể sinh ra hết thảy, tâm có thể diệt hết thảy”  thì hãy coi trọng đạo đức, làm việc thiện, tích đức, tích phúc, như vậy tự nhiên cuộc đời của chúng ta mới có phúc lộc thọ, an khang, tâm linh của chúng ta nhất định có thể bước đến miền cực lạc tươi sáng.

Tin tức liên quan

Những điều nên buông bỏ nhất
Học để biết đủ
Thầy phong thủy lên tiếng về nhà sát chủ, đọc mà thấy sờ sợ mọi người ạ
Những ngày tốt để lau dọn bàn thờ, phúc phần nhân đôi, tổ tiên
Nhiều người Việt đang hiểu sai về cúng Táo Quân
Kỳ lạ chuyện con người nhớ được tiền kiếp của mình
Ở đời, tâm thoải mái thì đời mới thanh thản, sống an nhiên là khởi điểm của hạnh phúc
Những ẩn số về sự tồn tại của linh hồn
Lý giải nguyên nhân không nên ăn đồ cúng cô hồn tháng 7
Tại sao nạn nhân đuối nước ộc máu tươi khi người nhà đến gần?
Vì sao con người sinh ra, có người giàu sang phú quý, có người cả đời nghèo mạt
Đốt tiền giấy – Chúng ta đã
Thuận theo tự nhiên là một loại phúc
Học cách bình thản với đời, chuyện duyên phận hãy cứ để trời cao
Con người cả đời tranh giành nhau rốt cuộc là vì điều gì?
Cả đời bái Phật nhưng không biết điều này thì vẫn không bao giờ nhận được phúc báo
Phụ nữ nên biết những điều này để thay đổi cuộc đời
Điều công bằng nhất trên thế gian này chính là nhân quả
Những câu nói đáng suy ngẫm của Đức Đạt Lai Lạt Ma
Phật dạy đạo lý
Muốn an yên thì cuộc đời tuyệt đối không được nợ 3 thứ này
Những hiểu lầm về nghiệp chướng trong tư tưởng đạo Phật
Thiền và bí mật của sự giải thoát phía sau tiếng thở dài
Ứng dụng đạo Phật vào việc xử lý tranh luận
Điều kiêng kỵ tâm linh và những việc nên làm rằm tháng Giêng nhất định phải biết
Bạn còn nhớ ý nghĩa tâm linh của Tết Nguyên Đán?
8 điều nhất định phải làm trước đêm giao thừa để đón năm mới phát tài
Hạnh phúc ở quanh đây
Buông bỏ là chìa khóa của bình yên và hạnh phúc
Đời người làm điều gì là quan trọng nhất? Đừng bỏ qua bài viết này kẻo ân hận về sau! 
Sống có ích vì biết vô thường
Phật dạy 10 điều tĩnh tâm, thanh thản, phụ nữ hãy ghi nhớ để không phải khổ! 
Nghiệp có phải là sự trừng phạt?
Đạo đức đối xử bình đẳng nét đẹp làm người
Thấy pho tượng Phật bên đường, 5 người đi qua làm 5 việc khác nhau và hồi kết khiến bao người thức tỉnh
Duyên phận là việc của trời cao, con người đừng cưỡng cầu mà mất phúc!
Lòng người càng rộng lớn, hạnh phúc càng bao la, phúc báo càng bất tận 
Phong thủy lớn nhất mà một người nên theo đuổi trong cuộc đời là gì? 
Phân biệt ngày lễ Vu Lan báo hiếu &
Tháng 7 âm lịch - tháng của tình yêu nhân gian
Phật tính và sự giải thoát con người khỏi khổ não
Tướng số, phong thủy đều không tốt nhưng vì sao vẫn giàu có, hưởng phúc?
Vì sao người lương thiện hay gặp nỗi buồn và trắc trở?
Ai tự nguyện nhận visa đi địa ngục?
Mỗi người xuất hiện trong cuộc đời bạn đều có nguyên do 
Đức Phật nói gia đình muốn hưng thịnh thì nên làm 1 việc này, ai cũng cần lưu ý.
Phật dạy về đối nhân xử thế: Người khôn nói ít nghe nhiều
hotline
0917123113
chat Facebook
zalo