Đạo đức đối xử bình đẳng nét đẹp làm người Tâm và tín
Cuộc đời, có lúc này lúc kia, hơn thua, ganh ghét, thị phi là bản chất của kiếp con người. Một xã hội " thượng bất chánh hạ tác loạn" một gia đình người lớn sống không nghiêm thì con cháu mất cả niềm tin vào tổ tiên. Người lớn trong thân tộc phải biết khoan dung, những điều lẽ phải hay tính chân thật, hiếu lễ cần giữ gìn trong gia phong. cốt cách của một người lớn. Không nên có thái độ "trả thù" và làm cho kẻ khác bất bại, mất mặt trước họ hàng, làng xóm.
Phẩm giá con người không chỉ ở chỗ cao lương mỹ vị, nhà lầu xe hơi, quyền cao vọng trọng mà là tình người, nhân văn, đạo đức đối xử bình đẳng. Để có một phúc báo tốt lành cho cháu con noi gương, tiếp nối được cái hiếu, cái lễ của cha ông.
Dù đang sống ở quốc gia nào, vùng miền nào cũng thế, cần lưu truyền nét đẹp văn hoá, truyền thống ôm ấp, che chở cho nhau, chớ chia rẻ, mất đoàn kết, đánh mất lương tâm giữa con người với con người. Người lớn mà có lối sống và cái nhìn thiếu nghiêm túc thì sống như "người ngoài hành tinh" .
Phật dạy "lấy ân báo oán" không nên ghét bỏ ai, nếu mình chưa thương được họ. Mà mình chưa thương được người ta thì mình sẽ chưa thương được súc vật và khi chưa thương con vật thì xem như không thương được chính mình.
Người xưa có câu chuyện răn dạy: một hôm trong bữa ăn, người con trai dọn mâm cơm cho vợ cho mấy đứa con cùng ăn tối. Ông bố khi ấy tuổi đã già, mỗi lần ông không thể tự ăn được, người con trai của ông già chỉ lo cho vợ, và đứa con của mình ăn uống, không thèm ngó ngàng gì tới người bố bên cạnh.
Đột nhiên đứa con trai của đôi vợ chồng hỏi: bố ơi, sao bố lấy cái gáo dừa múc nước tiểu tưới rau cho ông nội ăn cơm vậy. Người con trai chỉ biết chết lặng rồi trả lời. Bố sợ ông nội con, cầm chén sành ăn sẽ bị vỡ. Người con liền đáp lại: bố ơi, vậy về sau bố già con sẽ sắm trước cho bố một cái gáo giống như ông nội đang bưng để ăn cơm vậy nhé!
Tuy một câu chuyện nhân gian thôi nhưng ít nhiều cũng phản ánh lên đạo đức gia đình bị suy đồi, và tính nhân quả hiện tiền trước mắt. có nên chăng người lớn khi nghe hết chuyện này thì nên có lối giáo dục lại cho con cháu bằng hình ảnh "thân giáo, miệng giáo, ý giáo" để không khỏi phụ lòng tổ tiên nội ngoại đã sinh trưởng mình ra làm người.
Khi người lớn rơi vô một trong những tà tâm "hạ người xuống thấp , đưa danh dự mình lên cao", cậy mạnh hiếp yếu và còn có cái tâm đố kỵ, bất hại cháu chắt thì trước sau nghiệp của người lớn sẽ gấp bội và xem như họ đã coi thường tổ tiên và đánh mất đi hết giá trị đạo lý, tình nghĩa huyết thống.