Ý nghĩa thực sự đằng sau câu nói 'Tôi không tin ai cả' Suy ngẫm
Thật khó khi bạn muốn nuôi dưỡng những mối liên hệ sâu sắc mà lại thiếu lòng tin. Tin tốt là cuộc sống không cần phải như vậy. Nhưng tin xấu là vấn đề của bạn với người khác chủ yếu không nằm ở họ. Có thể bạn đang tự gây khó khăn cho mình. Linda Esposito - Hãy để tôi giải thích. Ngay khi tốt nghiệp, tôi nhận được công việc tư vấn cho những thanh thiếu niên nổi loạn và nóng nảy. Nhiều em lớn lên ở khu vực nội thành và đối mặt với các nguyên nhân gây căng thẳng tâm lý như bạo lực giữa các băng nhóm, ma túy và cha hoặc mẹ đơn thân. Với nỗ lực cố gắng giúp đỡ nhiều em nhất có thể, tôi chọn cách điều trị là tư vấn theo nhóm nhằm tập trung vào việc kiểm soát cơn giận và...
Hãy luôn suy nghĩ kĩ trước khi bắt đầu một mối quan hệ! Suy ngẫm
Chúng ta sẽ luôn có một con đường riêng để cho mỗi người bước đi, dù ngắn hay dài, chông gai hay bằng phẳng thì mỗi người đều phải đi con đường đó. Khi con người ta bắt đầu một mối quan hệ nào đó... Mỗi người chúng ta đều trân trọng nó, đều cố gắng ngày qua ngày để nó được duy trì và tồn tại. Mọi thứ đều đẹp. Lựa chọn là điều không dễ dàng, và lại càng khó khăn hơn khi phải chọn giữa tiếp tục và từ bỏ. Mỗi người ai cũng đều muốn tiếp tục những thứ mà ta đã bắt đầu, những mối quan hệ mà ta đã gầy dựng bao năm, những tình cảm mà ta đã vun đắp. Bởi vì bản chất của con người là yêu thương, con người chúng ta luôn luôn cần tình cảm, cần tìm những người để gắn...
Nói cho tôi những người xung quanh bạn là ai, tôi sẽ cho bạn biết sẽ thành công Suy ngẫm
Doanh nhân nổi tiếng Jim Rohn từng nói rằng: “Bạn là trung bình của 5 người bạn dành nhiều thời gian ở cùng với họ nhất”. Có một vài nghiên cứu thú vị về tâm lý xã hội lý giải cách mọi người tạo nên nhóm bạn bè của họ. Không chỉ trẻ con hay thanh niên, ngay cả khi trưởng thành, mọi người có xu hướng chọn bạn bè của họ dựa trên tính “lân cận” thay vì những đặc điểm khác. Ví dụ nhé, trong lớp đại học, bạn sẽ kết bạn với ai? Dĩ nhiên không phải người có tính cách hoặc sở thích giống với bạn. Đó là người ngồi cùng bàn, ngay sát với bạn, theo đúng nghĩa đen! Theo kinh tế học xã hội, có hàng loạt nghiên cứu cho thấy tình trạng tài chính của một người được xác định nhiều bởi nơi mà họ sống....
Thư của một thầy giáo gửi học trò nhân ngày 20-11 Suy ngẫm
Tý thân yêu! Thầy biết rằng giờ này em đang băn khoăn ghê gớm là sẽ làm gì vào ngày 20 - 11. Em muốn tới thăm nhà thầy nhưng không biết nói thế nào... Em muốn tặng thầy một món quà nhưng em có ít tiền... Bao nhiêu là cân nhắc ngổn ngang. Sở dĩ thầy hiểu điều đó vì thầy cũng đã trải qua tất cả những tâm trạng ấy khi còn đi học. Suốt ngày 19 và 20, từng tốp trẻ em lùng sục ngoài phố, mò vào các cửa hàng lưu niệm, mua không biết bao nhiêu những bưu thiếp, những đồ vật xinh xắn, nho nhỏ giống hệt nhau nhưng ai cũng tưởng rằng mình đặc biệt. Tuy vẫn tôn trọng những thứ đó, nhưng Tý ơi, thầy nói thật với em nếu mấy chục năm dạy học, thầy chất tất cả các món quà ấy trong phòng...
Nghề thầy Suy ngẫm
Được cắp sách đến trường đã là hạnh phúc. Nhưng sẽ còn hạnh phúc bội phần khi có được những người thầy sẻ chia, nâng đỡ trên mỗi bước đường đời. Dù là cậu bé trường làng hay cô sinh viên trên giảng đường đại học, người thầy vẫn có một ảnh hưởng lớn lao không ai thay thế được. Dễ hiểu vì sao những đứa trẻ vào lớp 1, vốn non nớt và thơ ngây, đã có thể tự tin và hiên ngang nói với bố mẹ rằng: "Thầy (cô) con bảo thế!" Nhất nhất những điều thầy cô dạy là đúng đắn, nói không giống thầy cô là nói sai. Dễ hiểu vì sao những đứa trẻ ở nhà vốn được yêu chiều, đôi lúc nhiễm thói ích kỉ độc tôn, chỉ đi học vài buổi đã biết quan tâm đến người khác, hỏi han ông bà, làm xúc...
Tha thứ không bao giờ là đủ, nhưng thù hằn, oán hận dù chỉ một chút cũng là quá thừa Suy ngẫm
Tôi đã từng biết rằng, quan tâm đến người khác là điều tưởng chừng như dễ nhưng lại khó thể hiện nhất. Tôi đã từng học rằng, mỗi lần được chia sẻ nỗi đau của người đang trong tuyệt vọng, cũng là lúc tôi cảm nhận được mình là người có ý nghĩa trong cuộc sống này. Tôi đã từng hiểu rằng, khi biết yêu thương và gieo hy vọng cho người khác, bản thân tôi cũng sẽ cảm thấy yêu cuộc sống này hơn. Tha thứ không bao giờ là đủ, nhưng thù hằn, oán hận dù chỉ một chút cũng là quá thừa. Tôi đã từng nhận ra rằng, chữa lành những nỗi đau về tâm hồn cũng quan trọng chẳng kém gì chữa trị bệnh tật của cơ thể. Tôi đã từng nghiệm ra rằng, nếu không biết cách quan tâm đến bản thân mình, thì cũng sẽ không cách nào quan tâm...
‘Xin đổi kiếp này’ - Cảnh báo và Thức tỉnh Suy ngẫm
Xin đổi kiếp này được viết bởi một "nhà văn" còn ngồi trên ghế trường trung học, ở tuổi 14 còn bao mơ mộng, mấy ai vướng bận chuyện nhân tình thế thái. Vậy mà em, đã xin đổi kiếp, quả là một tâm hồn xanh non đã biết suy tư. Đọc và cảm nhận nghiêm túc, ta sẽ thấy rằng những suy tư nặng trĩu ấy đâu còn "xanh non"! Em là Nguyễn Bích Ngân, học sinh lớp 8 trường THCS Nguyễn Đình Chiểu Hà Nội. Bài thơ ấy muốn nói với chúng ta điều gì! Tôi nghĩ, em đang thức tỉnh chúng ta về sự sống, về việc đời và trách nhiệm của con người đối với chính cuộc sống của mình! Đức sinh là đức lớn của đất trời (Thiên hạ đại đức chi viết sinh), sao đang sống phải xin hoá kiếp! Theo luật nhân quả báo ứng như...
Những câu ngụy biện điển hình của người Việt Suy ngẫm
Có một thói quen rất nguy hiểm mà người Việt thường xuyên sử dụng trong giao tiếp, đó là thói quen ngụy biện. Thói quen này đã lây nhiễm một cách vô hình từ giao tiếp thường nhật, từ tâm lý thắng thua khi tranh cãi, và nhất là trong cộng đồng cư dân mạng… Ngụy biện hay Fallacy là khái niệm để chỉ những cách lập luận tưởng chừng là đúng, nhưng thực chất lại là sai lầm và phi logic trong tranh luận. Ngụy biện có thể biến một vấn đề từ sai thành đúng, và từ đúng trở thành sai. Ngụy biện có thể dẫn đến những cái nhìn sai lệch và tư duy sai lầm mà chính bản thân người nói cũng không nhận ra được. Những ai đã có kiến thức về ngụy biện đều hiểu một điều đáng buồn rằng: Người Việt rất hay ngụy biện...
Ngưỡng mộ người khác chi bằng hãy hoàn thiện bản thân mình… Suy ngẫm
Cuộc sống không ai là hoàn hảo, cũng không có niềm vui nào là thực sự trọn vẹn. Đừng quá đặt tâm ngưỡng mộ kẻ khác, bởi mỗi người đều có nỗi niềm riêng mà không thể nói với ai. Người ta sở dĩ khổ, sở dĩ không vui vẻ hạnh phúc là bởi vì người ta hay thích bản thân mình trở thành một người khác mà không muốn làm chính mình Có một câu chuyện ngụ ngôn… Heo nói rằng giá như cho tôi sống thêm một đời nữa, tôi phải làm một con bò, công việc tuy có vất vả mệt một chút, nhưng danh tiếng tốt, được con người yêu mến. Bò thì nói giá như cho tôi được sống thêm một cuộc đời nữa, tôi phải làm một chú heo, ăn no rồi ngủ, ngủ đủ lại ăn, không mất sức, không toát mồ hôi, cuộc sống sướng như...
Phụ nữ chúng tôi xinh đẹp giỏi giang là vậy, sao lại dùng từ 'đồ đàn bà' khi nhắc đến những gã trai kém cỏi? Suy ngẫm
Nếu như bạn biết rằng, hình ảnh người phụ nữ mặc váy mà bạn thường thấy trước cửa nhà vệ sinh thực ra không phải là váy, mà đó là hình ảnh của người phụ nữ luôn phải khoác một cái áo choàng, bạn sẽ nhận ra một điều: Phụ nữ, chứ không phải đàn ông, mới là giống loài mạnh mẽ nhất! Từ khi nào “đàn bà” đã dần mang nghĩa yếu đuối, nhỏ nhen hay thiếu bản lĩnh? Từ trong tiềm thức, ai trong chúng ta cũng cho rằng đàn bà là giống loài yếu đuối. Bởi nàng chỉ được tạo ra từ một chiếc xương sườn của chàng Adam, bởi từ thuở sơ khai, phụ nữ luôn là người ở nhà trồng trọt, hái lượm và chờ đợi người đàn ông của mình đi săn trở về. Đàn bà từ xa xưa đã được gắn với những gì êm...
Thầy tha hóa, làm sao trò có thể 'tôn sư'? Suy ngẫm
Những thầy cô đang ngày đêm lăn lộn nơi giảng đường hết lòng hết sức vì học sinh thân yêu không thể không cảm thấy bị làm nhục khi có những đồng nghiệp tha hóa, biến chất. Một “con sâu” đang làm ô danh một nghề cao quý và những tâm hồn cao quý. Dạy học là một nghề cao quý không phải chỉ bởi là công lao dìu dắt, dạy bảo mà quan trọng hơn, người thầy chính là tấm gương sáng cho học trò noi theo. Khi là nghề cao quý, được cả xã hội tôn vinh thì kèm với đó cũng là một trách nhiệm vô cùng nặng nề. Người thầy luôn luôn phải là tấm gương sáng. Muốn trò “tôn sư” thì trước hết và trên hết, người thầy phải biết “trọng đạo”. Việc giữ gìn sự trong sạch môi trường giáo dục cũng chính là bảo vệ...