Tại sao nhiều người ngại nói: Xin lỗi? Suy ngẫm
Nhiều người không bao giờ chấp nhận mình sai! Vì sao vây? Một trong những điều đầu tiên chúng ta được dạy khi còn bé là nói “tôi xin lỗi”, nhưng một số người từ chối xin lỗi ngay cả khi họ rõ ràng sai. Câu hỏi là, Tại sao? Xin lỗi dường như là từ khó nói nhất Một số người thấy rất khó để xin lỗi, dù chỉ là thừa nhận điều sai trái nhỏ nhất. Dù chúng ta có thể nhận thấy sự không sẵn lòng của những người không xin lỗi đơn giản là sự phòng vệ hoặc lòng kiêu hãnh, thì còn có một cơ chế tâm lý sâu xa hơn ở đây. Từ chối xin lỗi thường phản ánh những nỗ lực để bảo vệ một cảm giác về cái tôi mong manh dễ vỡ. Khi những hành động hoặc không hành động của chúng ta gây nguy hại...
Làm người tốt, cư xử tử tế có khiến chúng ta hạnh phúc hơn? Suy ngẫm
Bỏ công sức, thời gian và thậm chí là cả tiền bạc để giúp đỡ những người khác, người tốt gặt hái nhiều lợi ích về xã hội, sức khoẻ cũng như sự gắn kết trong cộng đồng. Lòng tốt là một chủ đề rất dễ gây tranh cãi. Liệu ta nên lo cho mình trước, giành mọi mối lợi về mình và trả đũa những kẻ làm điều xấu với mình hay nên quan tâm đến lợi ích của người khác và tha thứ cho những kẻ gây thiệt hại cho mình? Liệu cư xử tử tế có khiến chúng ta hạnh phúc về sau này, giúp ta ít phải hối tiếc và khiến các mối quan hệ trở nên bền chặt hơn không? Bức ảnh người đàn ông phương Tây đút thức ăn cho người ăn xin gây xúc động lớn từ phía cư dân mạng. Trong ảnh là hình ảnh đối...
Giá trị tinh thần cha mẹ phải mang đến cho con Suy ngẫm
Ngoài cuộc sống no đủ, các yếu tố vật chất các bậc cha mẹ còn phải đem đến các giá trị tinh thần cho sự phát triển toàn diện cho trẻ. Sau đây là 6 giá trị tinh thần cần thiết cho cuộc sống của trẻ. Bất cứ bậc cha mẹ nào cũng muốn cho con một cuộc sống sung túc no đủ, đây là biểu hiện cơ bản nhất tình cảm thiêng liêng của cha mẹ dành cho con cái. Nhưng bên cạnh các yếu tố vật chất, cha mẹ cũng nên cho trẻ 6 giá trị tinh thần quý giá trong cuộc sống, nuôi dưỡng nên phẩm cách tốt đẹp, giữ vững bản chất, so với thành tích còn quan trọng gấp trăm lần. Thứ nhất: TÌNH THÂN Đối với con cái mà nói, sự quan tâm, chăm sóc của người thân là thứ tình cảm ấm áp nhất, những...
Bí ẩn tâm lý con người trên… “cõi mạng” Suy ngẫm
Sự ra đời của mạng xã hội đã làm thay đổi diện mạo đời sống xã hội. Chưa bao giờ con người có thể sở hữu nhiều mối quan hệ như hiện nay và cũng chưa bao giờ nghiên cứu tâm lý con người trở nên đa chiều như hiện tại với những tác động chưa từng được biết đến... Mạng xã hội đang là một thách thức mới để các nhà khoa học lý giải những ẩn ức mới trong tâm lý con người trên… “cõi mạng”. Đề tài yêu thích của phụ nữ và đàn ông trên mạng là gì? “Chồng” là một trong những từ được sử dụng thường xuyên nhất bởi phụ nữ trên mạng xã hội, trong khi đó, từ “vợ” lại rất hiếm khi được nam giới đề cập đến trong các đăng tải của mình. Bạn bè, gia đình, và chồng là những đề tài yêu thích...
Một quyết định quan trọng nhất trong đời Suy ngẫm
Một người bạn mới quen rất thích giúp đỡ người khác, thậm chí đối với người xa lạ cũng vậy. Cho dù đã bị lừa mấy lần, nhưng bạn ấy vẫn không hề hối hận, không thay đổi. Có một lần tôi hỏi lý do thì cậu ta nói: Do một quyết định quan trọng nhất trong đời. Đó là một buổi tối, sau khi làm việc xong, cậu một mình lái xe về quê thăm mẹ. Ngay gần nhà đột nhiên cậu phát hiện bên đường có chiếc xe mô tô bị ngã. Một người đang nằm trên đường, giống như một vụ tai nạn. Đang do dự không biết có nên dừng xe không, thì xe cũng đã chạy xa một quãng. Thôi vậy, lo chuyện người ta, không chừng mình lại thêm phiền phức. Anh đọc báo và thấy, có rất nhiều chuyện mình giúp người khác nhưng lại...
Tại sao nên bỏ ‘Nhưng...’ và ‘Tôi phải...’ ra khỏi cuộc sống của bạn? Suy ngẫm
Để đạt được những mục tiêu đã đề ra, phải loại bỏ hai từ tưởng như đơn giản này. Đây là phương châm cơ bản của cuốn sách "The Achievement Habit" (tạm dịch: Thói quen thành công) của Giáo sư trường Bernard Roth đến từ Đại học Stanford. Theo quan điểm của ông, mỗi chúng ta đều có thể đạt được mục tiêu đã đề khi loại bỏ được hai từ đơn giản như "Nhưng" và "Tôi phải" ra khỏi cuộc sống. Thay thế từ "nhưng" bằng "và" Hãy xem thử sự khác biệt khi nói: "Mình muốn đi xem phim và mình có quá nhiều việc phải làm" với khi nói "Mình muốn đi xem phim nhưng mình có quá nhiều việc phải làm" là gì nhé. Giáo sư Roth cho biết, khi dùng từ "nhưng" bạn đã tạo ra sự mâu thuẫn, xung đột giữa các hành động mà trên thực tế...
Nước đổ khó hốt, có 7 loại lời không nên tùy tiện nói Suy ngẫm
Cổ nhân nói 'nước đổ khó hốt', nước hắt ra khỏi bát thì không cách nào thu hồi lại được, lời nói ra cũng tựa như vậy. Vậy nên, mỗi lời nói ra khỏi miệng, không thể không cẩn thận suy nghĩ. Nói chuyện là một nghệ thuật, cho dù giảng lời hay, cũng không khỏi phải đắn đo suy nghĩ. Giảng nói lời không hay, khiến đối phương nghe xong đều sẽ mất hứng, đương nhiên càng không nên nói. Vậy lời những lời không nên nói là những loại lời nào? 1. Lời chán nản không nên nói Có người thường xuyên thích than vãn, nói lời chán nản, nhụt chí. Kỳ thực trong cuộc sống, sẽ có người động viên cổ vũ bạn, nhưng cho dù không có ai động viên, bạn cũng phải tự khích lệ chính mình. Chính mình không cổ vũ chí hướng của mình, lại nói...
Chúng ta tranh luận để làm gì? Suy ngẫm
Chắc hẳn ai trong đời cũng ít nhất một lần tranh luận, với bất kỳ ai, về bất cứ điều gì. Tranh luận là một bản năng của con người. Ta không hài lòng vì điều gì đó, ta tranh luận. Ta tức một ai đó, ta tranh luận. Ta thấy cần thử thách một ai đó, ta tranh luận. Internet ngày này khiến công việc này trở nên thường xuyên và dễ dàng hơn. Tranh luận đem đến cảm giác thỏa mãn vì được nói và tự hào vì được người khác like. Nhưng có phải chúng ta tranh luận chỉ vì những điều đó? Rốt cuộc, tranh luận để làm gì? Hãy lấy một ví dụ gần đây để thử xem xét: Donald Trump. Rất nhiều người Việt đã và đang tranh luận xem Trump là một tổng thống tồi hay một lãnh đạo vĩ đại. Những người có cảm...
Xung đột ‘áo dài váy đụp’: ‘Cái Tôi’ của khoảng cách thế hệ Suy ngẫm
Câu chuyện của chiếc áo dài nếu nhìn rộng hơn và lùi lại xa hơn thì chính xác nó là sự khác biệt của khoảng cách thế hệ. Phải nói trước, thời trang là địa hạt mà tôi ít am hiểu nhất trong những địa hạt khác của nghệ thuật. Nên trong câu chuyện đang “nóng sốt” về chuyện chiếc áo dài cách tân có còn là chiếc áo dài theo đúng nghĩa trong truyền thống người Việt, và mặc với loại quần nào thì mới ra được “chất” áo dài nhất… thì tôi thú thật, không đủ kiến thức hay khả năng để lạm bàn. Tuy nhiên, có một điều rất lớn mà tôi biết tôi có thể nói đến được sau những xung đột đang xảy ra giữa hai trường phái: Một thuộc về những người lớn tuổi và hai là những người trẻ tuổi về “định nghĩa” chiếc áo...
Gia giáo và thân giáo Suy ngẫm
Làm người đã khó. Làm người để dạy người khác thành người còn khó hơn gấp bội. Vậy nên, “con nhà gia giáo” không chỉ là khắc khoải ở một làng quê, mà còn là một bảo đảm về chất lượng giáo dục… Gánh nặng thân giáo, gánh nặng dạy con trẻ làm người bỗng chốc lại đổ dồn về phía gia đình, nơi mẹ cha yêu thương vô điều kiện, nơi mẹ cha có hàng chục năm đồng hành cùng con cho đến lúc trưởng thành. Ngày nhỏ, khi còn sống ở quê, cứ mỗi khi trong nhà có người đến tuổi dựng vợ gả chồng, tôi lại thường xuyên nghe ông bà chú bác của mình bình luận về người phối ngẫu tương lai cho con cháu mình. Trong những cuộc trao đổi như thế, tiêu chuẩn mạnh nhất để chọn người lại không nằm ở sự giàu có hay thông...
Ta cần biết bao nhiêu về cuộc đời người khác Suy ngẫm
"Tất cả mọi người đều có ba cuộc sống: công cộng, riêng tư và bí mật"- Gabriel García Márquez "Văn minh là quá trình tiến bộ hướng tới một xã hội của riêng tư. Toàn bộ sự tồn tại của người hoang dã xảy ra nơi công cộng, được thống trị bởi luật lệ của bộ lạc anh ta. Văn minh là quá trình giải phóng con người khỏi con người" - Ayn Rand Hãy giả định bạn phản đối việc bỏ thai. Ở Ireland hay Ba Lan, bỏ thai là một việc phạm pháp; ở Việt Nam và nhiều quốc gia khác thì không. Với nhà thờ Thiên Chúa giáo, bỏ thai là "một tội lỗi kinh khủng". Bất kể luật pháp nơi bạn sống có cho phép bỏ thai hay không, phản đối là quyền của bạn, không ai được phép lấy đi quyền bạn được lên tiếng và yêu cầu...
Con gà cục tác ... Suy ngẫm
Tất nhiên là... lá chanh. Khổ cái kiếp gà, hùng dũng thế, ngoan hiền thế, thân thiện thế, có ích thế... vậy mà nhắc đến là người ta gắn ngay với... lá chanh. Nhưng mà phải công nhận, các cụ ta tài thật. Phi lá chanh bất thành gà. Chả biết cụ nào, tự đời nào, đã tìm ra cái công thức lá chanh thịt gà để tạo ra một món mà phàm là người Việt, từ giàu có đến nghèo khổ, từ thành thị đến nông thôn, đều từng được thưởng thức. Tôi chắc chắn thế, dù nó là một món thuộc hàng xịn, được phong lên thành cơm gà cá gỏi, nhưng lại cũng bình dân đến mức, ai ai cũng được thời chứ không như những món khác, thấy đấy nghe đấy nhưng chả bao giờ được ăn... Trước tết, một đài truyền hình địa phương mời tôi một cuộc...
Lời chúc đầu năm: Lợi mình Lợi người Suy ngẫm
Lời chúc năm mới nào cũng là chúc nhau hạnh phúc. Đông thì Vạn Sự Như Ý, Tây thì Happy New Year. Chúc nhau hạnh phúc thì phải rồi. Bởi vì hạnh phúc là điều chúng ta đi tìm kiếm, thực hiện suốt cả năm. Và cả đời. Hạnh phúc từ cấp độ thô thiển nhất cho đến cấp độ cao siêu, bền vững nhất, là gì? Khi nào chúng ta cảm thấy hạnh phúc? Đơn giản, đó là khi chúng ta có được một lợi ích nào đó hoặc đang làm một lợi ích nào đó cho mình. Vậy thì, lợi ích cho chính mình là hạnh phúc. Và lợi ích ấy bao gồm cả thân tâm, nghĩa là lợi ích phải bao gồm cả vật chất và tâm thức. Hạnh phúc phải bao gồm vật chất và tâm thức, thân và tâm, nên chúng ta vẫn thường chúc “Thân tâm...
Thích Tết Tây thì sang Tây mà sống Suy ngẫm
Tại sao phải thay Tết "ta" bằng Tết "tây"? Tại sao phải thay cái đã có cả ngàn đời vốn quen thuộc, tốt đẹp bằng cái chưa thật quen và còn khá nhạt? Khẳng định như thế, thì còn gì để bàn luận, để trao đổi? Nhưng nói đến Tết, "động chạm" đến Tết (Tết Âm lịch) là động đến một cái gì rất thiêng liêng từ trong sâu thẳm của mỗi người Việt Nam, là văn hóa đã tồn tại từ ngàn đời nay. Vì thế cần hết sức thận trọng, nếu không sẽ có thể kéo theo nhiều hệ lụy từ "phản ứng" của tổ tiên, ông bà, cha mẹ, và của ngay những người đang sống. Tết ta có từ bao giờ ? Sự tích bánh chưng, bánh dầy từ thời Vua Hùng có thể là "mốc" của Tết người Việt? Và không chỉ người Việt (người Kinh) mà hầu...
Giàu để làm gì? Suy ngẫm
Nêu câu hỏi đó, giữa mùa xuân bộn bề công việc, nghe thật ngớ ngẩn phải không? Sao lại đặt câu hỏi về một điều quá hiển nhiên như thế? Đã sinh ra và lớn lên ở một đất nước không có truyền thống sung túc, dư giả như Việt Nam, có ai mà không biết giá trị và lợi ích của cái sự giàu. Trong thành ngữ Việt Nam, đồng tiền – biểu tượng của giàu có, nhiều lần được nhắc đến như một thế lực vạn năng. Vì “đồng tiền là chúa muôn loài”, cho nên, “có tiền chán vạn người hầu - có bấc có dầu chán vạn kẻ khêu”, “có của thì có mẹ nàng - có bạc có vàng thì có kẻ ưa”. Từ thực tế hàng ngày, người Việt đã tổng kết: “chẳng gì tươi tốt bằng vàng - chẳng gì lịch sự vẻ...