Tin hot

Thích Tết Tây thì sang Tây mà sống Suy ngẫm

Thích Tết Tây thì sang Tây mà sống

Tại sao phải thay Tết "ta" bằng Tết "tây"? Tại sao phải thay cái đã có cả ngàn đời vốn quen thuộc, tốt đẹp bằng cái chưa thật quen và còn khá nhạt? Khẳng định như thế, thì còn gì để bàn luận, để trao đổi? Nhưng nói đến Tết, "động chạm" đến Tết (Tết Âm lịch) là động đến một cái gì rất thiêng liêng từ trong sâu thẳm của mỗi người Việt Nam, là văn hóa đã tồn tại từ ngàn đời nay. Vì thế cần hết sức thận trọng, nếu không sẽ có thể kéo theo nhiều hệ lụy từ "phản ứng" của tổ tiên, ông bà, cha mẹ, và của ngay những người đang sống. Tết ta có từ bao giờ ? Sự tích bánh chưng, bánh dầy từ thời Vua Hùng có thể là "mốc" của Tết người Việt? Và không chỉ người Việt (người Kinh) mà hầu...

Đọc thêm

Sống với ước mơ lớn Suy ngẫm

Sống với ước mơ lớn

Trường mẫu giáo có lẽ là nơi đầu tiên hình thành nên khái niệm “ước mơ” trong mỗi con người. Tuy nhiên quá trình trưởng thành lại phân luồng ước mơ theo 2 hướng: hoặc mơ ước lớn hơn, cụ thể hơn để trở thành hoài bão của cuộc đời, hoặc ước mơ biến mất con người chỉ còn là cỗ máy. Nói như thế không có nghĩa là việc mất đi ước mơ là vĩnh viễn, nhưng để tìm lại nó bạn cần phải đánh đổi nhiều thứ, hơn hết là thời gian. Như lời của mục sư M.Luther King: “Nhiều người nói với tôi rằng, nếu tôi đặt ra cho mình ước mơ quá lớn thì sẽ khó mà đạt được. Tôi trả lời, khi bạn ý thức được đó là ước mơ thì việc đạt hay không không quan trọng, vì trong quá trình phấn đấu đạt ước...

Đọc thêm

 Không phải học sinh giỏi, chính những em hay gây rối mới cần được quan tâm và khám phá tiềm năng vô hạn! Suy ngẫm

 Không phải học sinh giỏi, chính những em hay gây rối mới cần được quan tâm và khám phá tiềm năng vô hạn!

  Là một trong nững học sinh tệ nhất lớp và hay gây rối của trường cấp 3 Kyowgi, nhờ sự quan tâm dìu dắt của người thầy, cựu Chủ tịch Tập đoàn Daewoo Kim Woo – Choong đã dần dần trở nên nghiêm túc. Khi sắp tốt nghiệp, ông là một trong những người có điểm cao nhất trường. Bài học từ nhà sáng lập Daewoo: Không phải học sinh giỏi, chính những em hay gây rối mới cần được quan tâm và khám phá tiềm năng vô hạn!  “Tôi muốn nói đôi lời với các bậc phụ huynh và thầy cô giáo vấn đề này. Không phải mọi sinh viên đều là sinh viên giỏi cả và một số trong họ là những kẻ gây rối. Và chính những học sinh đó mới cần đến sự quan tâm và săn sóc của các bậc phụ huynh và thầy cô”, ông...

Đọc thêm

Sự giáo dục vĩ đại nhất là 'cảm xúc ôn hòa' của người mẹ! Suy ngẫm

Sự giáo dục vĩ đại nhất là 'cảm xúc ôn hòa' của người mẹ!

Có một kiểu giáo dục con cái vĩ đại, để các con dần dần lớn lên, dần dần trưởng thành cả về thể chất lẫn tâm hồn, đó chính là sự “ôn hòa” của người mẹ. “Người mẹ tốt hơn là người thầy tốt”, vậy thế nào mới thực sự là người mẹ tốt? Kỳ thực, một người mẹ tốt cần bao hàm 3 chữ: Chữ thứ nhất: “Tĩnh” Nhiều người mẹ rất nhạy bén, có thể dễ dàng nhìn thấy nhiều vấn đề của con và lập tức chỉ ra, hơn nữa còn nhắc lại nhiều lần, thậm chí trước mặt nhiều người cứ nói con mình chỗ này không tốt chỗ kia không tốt. Nhưng như thế liệu đã thật sự đúng đắn? Kỳ thực, khi người mẹ nhìn thấy ưu và khuyết điểm của con mình, đừng nên bị động, cũng đừng rối loạn. Vì sao? Bởi vì con cái cần...

Đọc thêm

Vì sao người ta luôn vô tình làm tổn thương nhau? Suy ngẫm

Vì sao người ta luôn vô tình làm tổn thương nhau?

Một trong những cách cơ bản để tránh bị tổn thương là biết phân biệt được hành động là vô tình với cố ý. Theo luật, giết người và ngộ sát là hai khái niệm khác biệt. Hậu quả có thể giống nhau; xác chết nằm giữa một vũng máu. Nhưng chúng ta luôn cảm thấy một sự khác biệt rõ ràng trong ý định hãm hại của thủ phạm. Chúng ta chú ý đến ý định vì một lí do xác đáng: bởi vì nếu đã cố tình thì thủ phạm sẽ tiếp tục tội ác và tái tạo những mối nguy hiểm cho cộng đồng. Nhưng nếu nó chỉ là vô tình thì thủ phạm sẽ cúi người để gửi lời xin lỗi sâu sắc và bồi thường thiệt hại giống như nhậnsự trừng phạt. Hãy tưởng tượng bạn đang trong một nhà hàng, người phục vụ vừa làm đổ...

Đọc thêm

     Thay đổi người khác hay thay đổi chính mình? Hãy trở thành sự thay đổi bạn muốn thấy Suy ngẫm

     Thay đổi người khác hay thay đổi chính mình? Hãy trở thành sự thay đổi bạn muốn thấy

Bỏ suy nghĩ ngây thơ rằng bạn có quyền năng thay đổi người khác đi, và bắt đầu sự thay đổi từ chính bản thân bạn. Chúng ta dành rất nhiều thời gian cố thay đổi người khác. Bởi xét cho cùng, người khác lúc nào cũng có vấn đề: ích kỉ, kiêu ngạo, ỷ mạnh hiếp yếu, yếu đuối, lạnh lùng, tham lam,.... Ta cố gắng chỉ ra những điều đó cho họ thấy – nhưng lúc nào ta cũng bị người ta phản pháo, phủ nhận hoặc hoàn toàn thờ ơ. Chính điều đó khiến ta bực mình, trở nên giận dữ đến tột độ. Sao người ta không có tinh thần học hỏi thế nhỉ? Khi ta cư xử, lúc nào ta cũng vạch rõ ranh giới giữa hai việc: thay đổi người khác và thay đổi chính mình. Ta biết mình phải phát triển theo những hướng nhất...

Đọc thêm

Nghệ thuật phê bình người khác Suy ngẫm

Nghệ thuật phê bình người khác

Chúng ta đều mong muốn xã hội này tốt đẹp lên, đó là một điều chắc chắn. Vậy chúng ta có nên cư xử với nhau như những kẻ thù không đội trời chung, chỉ vì chúng ta không thống nhất được cần làm gì?  “Nếu như chúng ta không thống nhất được với nhau thì ít nhất chúng ta có thể giúp để thế giới yên ổn hơn cho sự đa dạng.” – John F. Kennedy “Hãy nhẹ nhàng với người trẻ, trắc ẩn với người già, khích lệ người cố gắng, và khoan dung với người yếu và người sai. Một lúc nào đó trong cuộc đời bạn sẽ là chính những người này.” – Lloyd Shearer “Một người hào kiệt nóng lòng việc nước mà kiến thức thì chưa thoát khỏi khuôn sáo cũ chút nào”. Đấy là lời nhận xét của Phan Châu Trinh dành cho Phan Bội Châu...

Đọc thêm

Thông minh và trí huệ, bạn muốn trở thành người nào? Suy ngẫm

Thông minh và trí huệ, bạn muốn trở thành người nào?

Thông minh và trí huệ, chúng khác nhau như thế nào? Thông minh là năng lực của con người, còn trí huệ là cảnh giới của tâm hồn. Kỳ thực đó là hai phạm trù hoàn toàn khác nhau. Trên thế giới người thông minh không nhiều, mười người thì có một, người có trí huệ thì lại càng hiếm, có khi đi cả trăm dặm cũng không thấy một ai. Trong cuộc sống sinh hoạt thường ngày, người thông minh thường không dễ chịu thiệt, nhưng đối với người trí huệ điều đó lại là bình thường. Người thông minh luôn cố gắng bảo vệ lợi ích bản thân. Ví như trong kinh doanh, người thông minh sẽ đem hết lợi nhuận bỏ túi, nhưng người có trí huệ thì ngược lại, để kinh doanh được tốt, họ chấp nhận bỏ tiền túi của bản thân để thực hiện công việc. Người thông minh biết...

Đọc thêm

Giàu có và sự thanh cao tao nhã Suy ngẫm

Giàu có và sự thanh cao tao nhã

Để chỉ những người thiếu văn hóa và cư xử thiếu phép lịch sự, thành ngữ Pháp có câu «Ứng xử như người chọc tiết lợn» (se comporter comme un abatteur de cochon).  Ta cũng nói tương tự  «Một phường đồ tể,…». Thế nào là sống đẹp ? “Ở rộng người cười, ở hẹp người chê” kia mà. Sống tử tế là gì? Có thể định nghĩa được: Có nhân có hậu, có lễ phép lịch sự, … tựu chung, có những phương thức hành xử đẹp lòng người và làm cho xã hội thuận hòa hơn. Giàu không có nghĩa là để khoe. Giàu có thì cũng trăm thứ giàu có. Lý thuyết hơn về “giàu có”,  Bourdieu phân biệt bốn loại vốn – kinh tế, xã hội, văn hóa và biểu tượng – . Dĩ nhiên, trong nhiều trường hợp, các vốn này đi cùng với nhau. Cái kiểu có tiền mua...

Đọc thêm

Bình yên trước sóng gió cuộc đời Suy ngẫm

Bình yên trước sóng gió cuộc đời

Vạn vật luôn ẩn chứa những điều phi thường, ẩn dưới lớp tuyết băng giá là một hạt giống – sẽ trở thành đóa hồng khi xuân sang… Đôi khi tôi thâm trầm, kiên nhẫn, tập trung và luôn lạc vào thế giới riêng của mình, luôn đi tìm, đi tìm cái tôi đích thực trong bản thể đa ngã của mình. Tôi là một trong những con người cô đơn đi tìm lý tưởng, tôi thấy yên bình với tiểu thế giới của riêng mình. Nhưng dường như mọi nỗ lực của tôi vẫn không thoát khỏi nỗi buồn hoang hoải của sự cô đơn. Tôi vẫn trải mình trong một nỗi đơn côi vô định… Buổi chiều vốn là thời điểm ngưng đọng của một ngày. Nó không cần cái chiều sâu như những đêm trằn trọc, cái buồn của chiều có lúc nhẹ dịu, có lúc xốn xang. Trong...

Đọc thêm

Đừng để hoàn cảnh làm hỏng cuộc đời mình Suy ngẫm

Đừng để hoàn cảnh làm hỏng cuộc đời mình

Trong cuộc sống sai lầm lớn nhất là vin vào hoàn cảnh để cho phép mình tự làm hỏng cuộc đời của chính mình bằng những hành động sai trái, hoàn cảnh không phải là nguyên nhân chính làm cho ta trở nên hư hỏng, tha hóa mà chỉ là lý do để cho những kẻ có tư tưởng tiêu cực, thiếu ý chí vin vào đó để biện minh cho việc làm của mình mà thôi! Thói thường con người ta khi làm một điều gì bị thất bại hay để biện minh cho một hành động sai lầm , hay đơn thuần chỉ là một sự ứng xử không đẹp thường hay đổ lỗi cho hoàn cảnh. Ví dụ như: - Tôi bị thất bại VÌ…. - Tôi nói thế, làm thế BỞI… - Tôi trở thành như thế TẠI… Đồng ý rằng bất kỳ kết quả của một ý nghĩ, lời nói...

Đọc thêm

Học cách suy nghĩ khôn ngoan Suy ngẫm

Học cách suy nghĩ khôn ngoan

Ai cũng sẽ đến lúc già đi và rời khỏi cuộc sống này, vì vậy mỗi ngày sống là mỗi ngày hết sức ý nghĩa – cho ta cơ hội để khám phá vô vàn những bí ẩn kỳ diệu và tận hưởng những điều thú vị của cuộc sống bao la. Vậy mà không ít người đã “giam cầm” mình trong quá nhiều giới hạn, mà nhà tù lớn nhất mỗi người tự đưa mình vào là “nhà tù tâm trí”, cụ thể là: chúng ta không cho phép suy nghĩ của mình vượt ra khỏi cái khuôn hạn hẹp sẵn có, để rồi cuộc sống ta ngày càng trở nên nhàm chán, tù túng, bế tắc và mất vui đi rất nhiều. Lúc vừa mới sinh ra, não chúng ta chưa có những kết nối thần kinh, nhưng sau đó không lâu – chỉ trong vòng 3 năm...

Đọc thêm

Những sai lầm về tiền bạc mắc phải ở mọi lứa tuổi Suy ngẫm

Những sai lầm về tiền bạc mắc phải ở mọi lứa tuổi

Dù là một thanh niên 20 tuổi hay một người trung niên, ở lứa tuổi nào bạn cũng có thể mắc những sai lầm đáng tiếc trong việc quản lý tiền bạc.   Tuổi 20: Tiêu nhiều hơn số tiền kiếm được và không có kế hoạch tiết kiệm cho việc nghỉ hưu Jeff Reeves, tác giả cuốn sách The Frugal investor’s Guide to Finding Great Stocks cho rằng: “Ở tuổi 20, người ta nghĩ phải được đi du lịch khắp thế giới, hoặc mua một chiếc ô tô thật xịn mới chứng tỏ mình trưởng thành. Tuy nhiên, thực tế tuổi 20 của hầu hết mọi người đều không thể kiếm đủ tiền để chi trả cho việc học, chưa kể đến chi phí cho những mong muốn kể trên. Đây là nguyên nhân dẫn đến rất nhiều khoản nợ khổng lồ phải gánh sau này do những phút chi tiêu nông nổi”. Thay...

Đọc thêm

Cái bẫy chuột Suy ngẫm

Cái bẫy chuột

Một con chuột nhòm qua kẽ tường xem người nông dân và vợ anh ta đang mở gói gì đó. ‘Không biết cái hộp đó chứa thức ăn gì nhỉ?’ con chuột tò mò. Và rồi nó hoảng hốt nhận ra đó là cái bẫy chuột. Chạy ra sân nông trang, con chuột loan báo: ‘Có cái bẫy chuột trong nhà đấy nhé! Có cái bẫy chuột trong nhà đấy nhé!’. Gà thấy vậy lục cục ậm ừ, ngẩng đầu lên bảo: ‘Ngài chuột ơi, tôi thấy đây quả là mối nguy cho ngài đấy, nhưng nó lại chẳng hề hấn gì với tôi. Tôi chẳng bận tâm về nó đâu’. Chuột quay sang lợn bảo: ‘Có cái bẫy chuột trong nhà đấy! Có cái bẫy chuột trong nhà đấy!’. Lợn tỏ ra thông cảm nhưng cũng bảo: ‘Tôi cũng rất tiếc, ngài chuột ạ. Nhưng tôi chẳng biết làm gì hơn ngoài...

Đọc thêm

Ý nghĩa thực sự đằng sau câu nói 'Tôi không tin ai cả' Suy ngẫm

Ý nghĩa thực sự đằng sau câu nói 'Tôi không tin ai cả'

Thật khó khi bạn muốn nuôi dưỡng những mối liên hệ sâu sắc mà lại thiếu lòng tin. Tin tốt là cuộc sống không cần phải như vậy. Nhưng tin xấu là vấn đề của bạn với người khác chủ yếu không nằm ở họ. Có thể bạn đang tự gây khó khăn cho mình. Linda Esposito - Hãy để tôi giải thích. Ngay khi tốt nghiệp, tôi nhận được công việc tư vấn cho những thanh thiếu niên nổi loạn và nóng nảy. Nhiều em lớn lên ở khu vực nội thành và đối mặt với các nguyên nhân gây căng thẳng tâm lý như bạo lực giữa các băng nhóm, ma túy và cha hoặc mẹ đơn thân. Với nỗ lực cố gắng giúp đỡ nhiều em nhất có thể, tôi chọn cách điều trị là tư vấn theo nhóm nhằm tập trung vào việc kiểm soát cơn giận và...

Đọc thêm

hotline
0917123113
chat Facebook
zalo