Tích đức, làm việc thiện là cách trả nợ 'tiền duyên' tốt nhất Tâm và tín
"Tiền duyên chính là luật nhân quả của mỗi người. Kiếp trước mình đã nợ, đã gieo trong quá khứ, cái nhân quả mình đã nợ từ kiếp trước thì kiếp này phải trả."
Lý giải về “tiền duyên” và việc giải "duyên âm", TS. Vũ Thế Khanh (Tổng Giám đốc Liên hiệp Khoa học công nghệ tin học học ứng dụng UIA, người có kinh nghiệm 20 năm trong lĩnh vực khoa học góc nhìn tâm linh) cho rằng: "Tiền duyên chính là luật nhân quả của mỗi người. Kiếp trước mình đã nợ, đã gieo trong quá khứ, cái nhân quả mình đã nợ từ kiếp trước thì kiếp này phải trả. Mà cách trả duy nhất là đi làm việc thiện, làm phúc.
Tình duyên thường đó là nợ kiếp trước của ta. Vì tình cảm vợ chồng có sự luyến ái, nhưng khi ta chấp nhận trả là ta lại đi gieo thêm nghiệp duyên mới. Tình cảm vợ chồng kiếp này thực chất chính là tình cảm gia đình của các kiếp trước. Nếu ta có đạo nhãn thì sẽ nhìn thấy những tiền kiếp của ta thì ta sẽ biết người ta yêu kiếp này là người nhà cuả ta của các kiếp trước như: cha, mẹ, anh, chị, em, vợ, chồng, con, cái... Xưa có câu chuyện như sau: Có người bà vì quá thương đứa cháu mình, mà lúc xuôi tay nhắm mắt vẫn không muốn xa cháu. Cháu bà năm đó nhỏ tuổi, rất quấn quýt bên bà. Khi bà chết muốn cứ muốn quay lại chăm sóc đứa cháu. Khi sống bà không tạo tội ác nên chết cũng không phải đọa vào địa ngục mà. Bà khởi lên ý niệm này nên dòng nghiệp duyên này có thể quyết định cho bà đầu thai lại và làm vợ cháu bé để sau này chăm sóc nó suốt đời. Do vậy ta thấy tình cảm gia đình khiến ta vướng mắc nhiều kiếp mà không sao thoát ra được.
Việc nợ “tiền duyên” có muôn hình vạn trạng. Sau đây là một số ví dụ về nợ tiền duyên:
1. Khi nam nữ gặp nhau ta cảm thấy xúc động mạnh, thường đó là do dòng nghiệp dẫn. Nghiệp duyên dẫn 2 người gặp nhau cho dù 2 người có cách nhau nửa vòng trái đất (có câu: Hữu duyên thiên lý năng tương ngộ), nghiệp làm tâm ta cảm thấy động chứ không phải như lời bài hát "Lúc đầu gặp em\anh tinh tú quay cuồng, lòng đang giá băng ngập tràn muôn tia nắng...". Hễ thấy tâm mình động mạnh thì phải biết đó là nghiệp dẫn, thì ta phải lo sám hối, lo tu và tâm phải tỉnh chứ không được để nghiệp xưa cũ đưa đi vào con đường đen tối.
2. Ví dụ, ta gặp một người nào đó, bất ngờ làm cho ta thương yêu tha thiết thì hoặc ta với người đó thực sự có duyên nợ đến đòi nợ (trả nợ) mình hoặc có thể đó là một cái ác nghiệp dụ ta chuẩn bị bước vào con đường tăm tối, sai lầm để chịu nghiệp báo... thường thì hầu hết con người ta không ai nhìn thấu nghiệp báo nhân quả và không thắng nổi nghiệp dụ nên hầu hết chúng ta sẽ bước vào cái bẫy đó. Muốn thắng được nghiệp dụ thì trước tiên con người ta phải thật vững tâm không dao động và đừng tin vào những cảm xúc đó mà tự mình bước vào bẫy của dòng nghiệp, trước những cảm xúc như vậy ta hãy cẩn thận và sau cùng thì phải sám hối, tu thiện, giúp người... và phát nguyện để thắng nghiệp dụ. Vì rằng kiếp sống con người chỉ là một giai đoạn trong dòng chảy luân hồi. Kiếp này nối tiếp kiếp khác, thừa hưởng và kế thừa lẫn nhau.
Quan niệm "ông bà tổ tiên phù hộ"
ThS Vũ Đức Huynh, tác giả của hơn chục cuốn sách về tâm linh và cổ học phương Đông cho biết, người chết chưa phải là hết mà vẫn còn phần hồn. Người và vong hồn luôn còn mối quan hệ giao thức sóng do cùng có nguồn gốc tần số xung động nào đó của các dòng hạt điện sinh học. Vong hồn nào cũng còn mối quan hệ giao thức với thân nhân tiền kiếp. Dân gian có quan niệm "ông bà tổ tiên phù hộ" chính là bắt nguồn từ điều này.
Tuy nhiên, có nhiều trường hợp bị ép buộc về cõi vong - chết bất đắc kỳ tử... còn nhiều ký ức về cõi trần luyến tiếc tình ái, của cải công danh... hoặc là các vong hồn còn muốn trở lại cõi trần, nơi các vong vẫn còn nhiều "duyên nợ" nên lang thang trở lại cõi trần và tìm mọi cơ hội để thể hiện thực hiện ký ức hoặc duyên nợ đó. Cách thể hiện thường là hình dáng ánh sáng lạnh hoặc bằng cách nhập vào người. Cũng có trường hợp, vong hồn được tái sinh sớm nên còn nhiều ký ức và tìm đến người xưa.
ThS Vũ Đức Huynh cho rằng, "thất tình, lục dục", là bảy thứ tình cảm và sáu thứ dục vọng ở con người trong đó có ba thứ dục vọng là nhu cầu sống của bản thân là: Ăn uống, tình dục và ngủ - nghỉ ngơi. Ở cõi vong chỉ có tình và dục ảo. Nó là ký ức "ghi xương khắc cốt" nằm trong cấu tố thần thức của vong hồn. Gọi là ảo bởi vì cấu trúc của các thực thể là ở dạng thức hạt điện sinh học mạng lưới lỏng lẻo nhẹ nên không thể thực hiện các động tác thể hiện các động thái tình và dục được.
ThS Vũ Đức Huynh cũng cho biết, cắt tiền duyên chính là làm phép để cho vong hồn tỉnh ngộ mà rời cõi trần quay về cõi vong để tu luyện lên các bậc cao hơn.
Cách “cắt tiền duyên” tốt nhất là làm việc thiện, làm người tốt
Tuyệt đối không được quá hoảng loạn mà tìm đến ông đồng bà cốt để cắt “duyên âm”, trục “vong” vì đa phần họ là những người lợi dụng lòng tin, tín ngưỡng để trục lợi và lừa đảo. Trước tiên bạn hãy tìm cho mình một người làm điểm tựa vững chắc (thông thường là người thân trong gia đình như cha, mẹ, anh/chị), trải lòng tất cả những tâm sự hiện tại đang vướng phải để giải tỏa về mặt tâm lý.
Thường xuyên tham gia vào các hoạt động công ích, từ thiện xã hội để tạo phước giải nghiệp. Thường xuyên đốt nhang, khấn vái trước bàn thờ ông bà tổ tiên để gia hộ bảo vệ bạn khỏi những thứ dơ bẩn (bàn thờ cửu huyền thất tổ hoặc ông bà trong phạm vi 9 đời trở lại).
Nếu bạn có tôn giáo hãy kiên trì tụng kinh trì chú, nếu biết kiết ấn càng tốt để những vong linh bám víu theo bạn giác ngộ hướng thiện nhận ra trái phải để siêu thoát không bám víu bạn nữa, thông thường bạn sẽ phải mất hơn 49 ngày mới thấy kết quả. Hãy tụng Chú Đại Bi để hồi hướng cho họ nếu bạn là người theo Phật giáo.