Tin hot

 Ý nghĩa mâm ngũ quả ngày Tết dưới góc độ phong thủy Tâm và tín

   1. Mâm ngũ quả là một trong những thứ quan trọng để chưng bày trên bàn thờ gia tiên trong những ngày Tết của người Việt. Mỗi loại cây trái trong mâm ngũ quả đều mang một ý nghĩa nhất định và tùy theo mỗi miền mà người ta có cách trưng bày các loại cây trái khác nhau. Vậy thì theo quan niệm phong thủy, mâm ngũ quả sẽ mang ý nghĩa gì.

Theo các chuyên gia phong thủy, mâm ngũ quả đặt trên bàn thờ tổ tiên dịp Tết mang một ý nghĩa chung sâu sắc là dâng cúng tổ tiên thể hiện lòng hiếu thảo và ước mong những điều tốt lành trong gia chủ.

 

Ngũ quả và chữ Ngũ trong văn hóa và phong thủy phương Đông

Ngũ (五), là số 5, là biểu tượng chung của sự sống, Ngũ quả chỉ sự tập trung đầy đủ các loại trái cây trong đất trời dùng thờ cúng. Trong sách Chiêm thư, người làm nông xưa thường nhìn Ngũ Quả để dự đoán được/mất của các mùa vụ lương thực trong năm. Lâu dần, sự xác tín biến thành tập tục, "ngũ quả" có thể tượng trưng cho sự cầu thị được mùa của người nông dân.

Theo quan niệm của phương Đông mâm ngũ quả cần có 5 loại quả với 5 màu theo thuyết ngũ hành (Kim màu trắng/ Mộc màu xanh/ Thủy màu đen/ Hỏa màu đỏ/ Thổ màu vàng) tượng trưng cho mong ước được ngũ phúc là Giàu có, sung túc/ Sang trọng/ Trường thọ/ Sức khỏe và Bình an.

Ví dụ: Trên mâm, Hành Hỏa là các loại quả có màu đỏ (thường là dưa hấu) và Hành Kim là những loại quả có màu trắng sáng quả đào, quả mận trắng ở miền Bắc; Hành Thủy được tượng trưng bằng quả có màu đen, sẫm như mận, hồng xiêm..

Ngũ quả theo nguồn gốc của Phật giáo

Theo wikipedia, trong kinh Vu-lan-bồn (Ullambana Sutra) do Phật thuyết cho Mục-Kiền-Liên về cách cứu mẹ ông khỏi kiếp ngạ quỷ có nhắc đến việc chuẩn bị mâm ngũ quả dưới hình thức "trái cây năm màu" để cúng dường chư Tăng, mà theo quan niệm nhà Phật trái cây 5 màu tượng trưng cho ngũ căn: tín, tấn, niệm, định và huệ.  Dấu tích lễ Vu-lan có từ rất sớm ở Ấn Độ được nhắc trong tác phẩm Mahabharata (thế kỉ V trước công nguyên đến thế kỉ V sau công nguyên).

 

Ý nghĩa của từng loại quả phổ biến trong mâm ngũ quả

Ngày nay, mâm ngũ quả khác nhiều so với truyền thống, và tùy theo mỗi vùng miền người ta có những quan niệm khác nhau. Đồng thời, ngũ quả mang tính trang trí nhiều hơn tâm linh

Chuối xanh:  Là loại quả không thể thiếu trên mâm ngũ quả. Chuối màu xanh tượng trưng cho hành Mộc. Nó mang ý nghĩa như bàn tay ngửa để che chở đem lại sự bình an, sung túc, đùm bọc và gắn kết.

Đồng thời, trên một đĩa trang trí mâm ngũ quả, bao giờ chuối cũng được xếp ở vị trí đầu tiên như bàn tay che chở đỡ cho các loại quả khác.

Giữa nải chuối thường là quả bưởi màu vàng hoặc đu đủ (ứng với Hành Thổ), ý nghĩa là cầu phúc lộc (nhiều người cũng dùng quả phật thủ hay quả lựu chín vàng).

Quả phật thủ: Theo quan niệm xưa phật thủ là loại quả dùng để thờ Phật và gia tiên vì có mùi thơm quyến rũ, “níu” các thần, Phật và gia tiên lưu lại trong nhà lâu hơn, phù hộ cho gia chủ. Nếu như chuối nằm ở dưới đáy mâm ngũ quả thì quả phật thủ thường được đặt ở trung tâm,  nơi cao nhất trong mâm ngũ quả.

Quýt: Theo âm Hán của từ “quất” gần giống âm của từ “cát”. Bày quất trên mâm ngũ quả ý nghĩa mang lại sung túc, ăn nên làm ra, dồi dào sức sống.

Bưởi: Tượng trưng cho phúc lộc, viên mãn.

Xoài: Cầu mong không thiếu thốn.

Thanh long: Mang ý nghĩa rồng mây hội tụ, tượng trưng cho sự cát tường, thịnh vượng.

Sung: Với mong muốn có sự sung túc, tròn đầy, sung mãn về sức khỏe, hay tiền bạc

Đu đủ: Là biểu tượng của đầy đủ, thịnh vượng.

Mâm ngũ quả ngày nay đã thay đổi rất nhiều, mang ý nghĩa trang trí cho không gian xuân nhiều hơn là ý nghĩa tâm linh. Đồng thời, mâm ngũ quả của người dân 3 miền cũng khác nhau, tuy nhiên, độ phong phú và đa dạng trái cây thì cả 3 miền đều như nhau.

 

 2. Mâm ngũ quả ba miền

   Ở Việt Nam, mâm ngũ quả trưng trong dịp Tết của mỗi vùng cũng khác nhau, nhưng tựu chung, đều có màu sắc theo thuyết ngũ hành và ý nghĩa cầu cho cuộc sống no đủ, bình an, phát đạt...

Theo các chuyên gia phong thủy, tùy từng vùng miền và quan niệm văn hóa riêng mà việc lựa chọn và bày biện những loại quả trên mâm ngũ quả cũng khác nhau.Từ đó, người ta chọn ra những loại quả mang ý nghĩa tâm linh, tinh thần để bày trên mâm ngũ quả.

Thông thường, mâm ngũ quả miền Bắc có bưởi, đào, quýt, chuối, hồng và chú trọng ngũ sắc (ngũ hành). Trong khi đó, mâm ngũ quả miền Trung và miền Nam coi trọng nghĩa của quả, thể hiện khí chất, sự thuận lợi về thiên nhiên, 5 loại quả hay được chọn là mãng cầu, sung, dừa, đu đủ và xoài (khi đọc, phát âm của những loại quả này tương tự câu “cầu sung vừa đủ xài”, hay “cầu vừa đủ xài sung”. Riêng miền Trung, mâm ngũ quả miền Trung có nét tinh tế riêng xứ của Huế, nhưng thế nào cũng có nải chuối ngự (chuối cau) quả nhỏ.

Sau đây là quan niệm mâm ngũ quả của 3 miền:

Miền Bắc

Người miền Bắc bày mâm ngũ quả theo thuyết Ngũ hành trong văn hóa phương Đông là vạn vật dung hòa cùng trời đất. Vì thế, mâm ngũ quả cũng phải phối theo 5 màu: Kim màu trắng, Mộc màu xanh, Thủy màu đen, Hỏa màu đỏ, Thổ màu vàng.

Trong mâm ngũ quả miền Bắc, bao giờ cũng có nải chuối xanh, tiêu biểu cho hành Mộc.

Cách bài trí, sắp xếp màu sắc từng loại quả xen kẽ với nhau để đẹp mắt, hợp phong thủy ngày Tết. Tuy không câu nệ nhiều hay ít, nhưng mọi người đều sắm đủ lễ, đủ loại, hoa quả phải thuận theo ý nghĩa để bày cúng.

Miền Trung

Nơi khúc ruột miền Trung nghèo khó, đất đai vốn cằn cỗi, ít hoa trái, lại thêm thời gian Tết thường rơi vào mùa đông khắc nghiệt, và cả những hậu quả thiên tai để lại từ trước đó chưa dứt nên cây trái đặc sản địa phương rất hiếm. Người dân quê không quá câu nệ hình thức ý nghĩa của mâm ngũ quả, mà chủ yếu có gì cúng nấy, thành tâm dâng kính tổ tiên. Các loại quả thường thấy trong mâm ngũ quả miền Trung thường là thanh long, chuối, dưa hấu, mãng cầu, dứa, sung, cam, quýt…

Mâm ngũ quả ngày Tết là nét văn hóa đặc trưng của người Việt, và cho dù có khác nhau giữa các vùng miền nhưng điểm chung đều là sự thành kính hướng về nguồn cội, tổ tiên và ước mong một năm mới bình an va đủ đầy.

Miền Nam

Mâm ngũ quả của người miền Nam thể hiện rõ tính bình dị  và hóm hỉnh của con người miền đất này..

Thông thường, mâm ngũ quả  của miền Nam trình bày theo mong muốn “Cầu sung vừa đủ xài”ước mong năm mới đủ đầy, sung túc, tương ứng với 5 loại quả mãng cầu, sung, dừa, đu đủ và xoài. Ngoài ra, còn có thêm quả thơm (dứa) làm chân đến, một mặt để dễ trang trí, mặt khác, thơm mang ý nghĩ thể hiện sự vững vàng, mong muốn con cháu đầy nhà và một cặp dưa hấu xanh vỏ đỏ lòng để cầu may mắn.

Tuy nhiên, người miền Nam kỵ cúng một số loại quả, vì theo phát âm tên gọi mang ý nghĩa không tốt, như chuối vì lý do.. chúi nhủi, trượt vỏ chuối, hay lê, táo (bom) lê lết, đổ bể, dễ thất bại; Cam, quýt bởi “quýt làm cam chịu”.

Minh An (Tổng hợp)

Tin tức liên quan

Những điều nên buông bỏ nhất
Học để biết đủ
Thầy phong thủy lên tiếng về nhà sát chủ, đọc mà thấy sờ sợ mọi người ạ
Những ngày tốt để lau dọn bàn thờ, phúc phần nhân đôi, tổ tiên
Nhiều người Việt đang hiểu sai về cúng Táo Quân
Kỳ lạ chuyện con người nhớ được tiền kiếp của mình
Ở đời, tâm thoải mái thì đời mới thanh thản, sống an nhiên là khởi điểm của hạnh phúc
Những ẩn số về sự tồn tại của linh hồn
Lý giải nguyên nhân không nên ăn đồ cúng cô hồn tháng 7
Tại sao nạn nhân đuối nước ộc máu tươi khi người nhà đến gần?
Vì sao con người sinh ra, có người giàu sang phú quý, có người cả đời nghèo mạt
Đốt tiền giấy – Chúng ta đã
Thuận theo tự nhiên là một loại phúc
Nước càng sâu thì chảy càng chậm, người càng trí huệ thì tâm càng tĩnh.
Học cách bình thản với đời, chuyện duyên phận hãy cứ để trời cao
Con người cả đời tranh giành nhau rốt cuộc là vì điều gì?
Cả đời bái Phật nhưng không biết điều này thì vẫn không bao giờ nhận được phúc báo
Phụ nữ nên biết những điều này để thay đổi cuộc đời
Điều công bằng nhất trên thế gian này chính là nhân quả
Những câu nói đáng suy ngẫm của Đức Đạt Lai Lạt Ma
Phật dạy đạo lý
Muốn an yên thì cuộc đời tuyệt đối không được nợ 3 thứ này
Những hiểu lầm về nghiệp chướng trong tư tưởng đạo Phật
Thiền và bí mật của sự giải thoát phía sau tiếng thở dài
Ứng dụng đạo Phật vào việc xử lý tranh luận
Điều kiêng kỵ tâm linh và những việc nên làm rằm tháng Giêng nhất định phải biết
Bạn còn nhớ ý nghĩa tâm linh của Tết Nguyên Đán?
8 điều nhất định phải làm trước đêm giao thừa để đón năm mới phát tài
Hạnh phúc ở quanh đây
Buông bỏ là chìa khóa của bình yên và hạnh phúc
Đời người làm điều gì là quan trọng nhất? Đừng bỏ qua bài viết này kẻo ân hận về sau! 
Sống có ích vì biết vô thường
Phật dạy 10 điều tĩnh tâm, thanh thản, phụ nữ hãy ghi nhớ để không phải khổ! 
Nghiệp có phải là sự trừng phạt?
Đạo đức đối xử bình đẳng nét đẹp làm người
Thấy pho tượng Phật bên đường, 5 người đi qua làm 5 việc khác nhau và hồi kết khiến bao người thức tỉnh
Duyên phận là việc của trời cao, con người đừng cưỡng cầu mà mất phúc!
Lòng người càng rộng lớn, hạnh phúc càng bao la, phúc báo càng bất tận 
Phong thủy lớn nhất mà một người nên theo đuổi trong cuộc đời là gì? 
Phân biệt ngày lễ Vu Lan báo hiếu &
Tháng 7 âm lịch - tháng của tình yêu nhân gian
Phật tính và sự giải thoát con người khỏi khổ não
Tướng số, phong thủy đều không tốt nhưng vì sao vẫn giàu có, hưởng phúc?
Vì sao người lương thiện hay gặp nỗi buồn và trắc trở?
Ai tự nguyện nhận visa đi địa ngục?
Mỗi người xuất hiện trong cuộc đời bạn đều có nguyên do 
Đức Phật nói gia đình muốn hưng thịnh thì nên làm 1 việc này, ai cũng cần lưu ý.
Phật dạy về đối nhân xử thế: Người khôn nói ít nghe nhiều
hotline
0917123113
chat Facebook
zalo